Huy động 25 tỷ USD trái phiếu, Boeing không cần cứu trợ của chính phủ
Với triển vọng khả quan từ việc phát hành trái phiếu để huy động vốn, Boeing cho biết sẽ không cần đến gói cứu trợ quy mô 2.000 tỷ USD của chính quyền Mỹ.
Boeing cho biết hãng có thể huy động thành công 25 tỷ USD bằng việc phát hành trái phiếu để trang trải những khó khăn do đại dịch Covid-19. Với số vốn này, hãng không cần đến khoản hỗ trợ liên bang Mỹ dành cho doanh nghiệp trị giá 500 tỷ USD, một phần trong chương trình cứu trợ 2.000 tỷ USD.
Nhà máy Renton, trụ sở sản xuất Boeing 737 MAX tại Renton, Washington. Ảnh: Getty
Boeing và một loạt hãng hàng không đã trải qua cuộc khủng hoảng chưa từng có do nhu cầu đi lại lao dốc do đại dịch Covid-19. Gã khổng lồ trong lĩnh vực hàng không vũ trụ đối mặt với khó khăn tài chính nặng nề khi thu nhập giảm sút nghiêm trọng, hầu như toàn bộ các chuyến bay thương mại quốc tế đều bị hủy bỏ.
Video đang HOT
Hôm 30/4, hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới cho biết sẽ không cần đến khoản cứu trợ của chính quyền liên bang Mỹ sau khi nhận được sự bảo đảm chào bán trái phiếu với quy mô lên tới 25 tỷ USD.
Hãng cho hay việc phát hành sẽ chia thành 7 đợt, với kỳ hạn trái phiếu từ 3 đến 40 năm. “Thông qua kết quả phản hồi và các giao dịch chờ kết thúc vào thứ 2, ngày 4/5 tới, chúng tôi cho rằng sẽ không cần đăng ký thêm nguồn tài trợ bổ sung thông qua thị trường vốn hay các nguồn cứu trợ của chính phủ Mỹ tại thời điểm này”, thông báo của Boeing cho hay.
Đại dịch bùng phát đã khiến hãng hàng không Mỹ phải đối mặt với các khó khăn chồng chất, buộc phải đề xuất khoản viện trợ lên tới 60 tỷ USD từ gói cứu trợ kinh tế liên bang Mỹ cho hãng và các chuỗi cung ứng khổng lồ của mình như General Electric và Spirit Aerystems.
Tuy nhiên, từ cuối tháng trước, CEO David Calhoun đánh tiếng hãng sẽ không nhận gói cứu trợ của chính quyền Mỹ nếu Bộ Tài chính Mỹ yêu cầu đánh đổi bằng các cổ phần của hãng.
Theo Fox Business, dự luật vẫn đang trong quá trình sửa đổi nhưng có một nội dung sẽ tương tự với gói giải cứu các ngân hàng trong khủng hoảng tài chính 2008. Theo đó, để nhận được gói hỗ trợ 60 tỷ USD, Boeing sẽ phải chấp nhận để Bộ tài chính Mỹ sở hữu một số cổ phần của hãng.
Hơn 14.000 tỷ trái phiếu lần đầu phát lộ của một nhóm doanh nghiệp
Sở dĩ nói là "lần đầu phát lộ" bởi lẽ, dù được phát hành từ năm 2017 nhưng chỉ đến tháng 4/2020, khi nhóm doanh nghiệp này công bố tình hình thanh toán lãi thì phần đa thị trường mới có cơ hội biết đến những lô trái phiếu khủng này.
Việc công bố này là bắt buộc theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 163/2018/NĐ-CP của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Nhóm doanh nghiệp này đều có liên hệ với một tập đoàn lớn ở Hà Nội.
Quy mô trái phiếu phát hành của phần lớn các doanh nghiệp đều cao hơn nhiều so với vốn điều lệ.
Theo bản thông tin gửi tới Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), 2 lô trái phiếu với tổng giá trị 4.000 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm đã được một công ty phát hành ngày 20/9/2017, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu. Lãi suất cố định năm đầu tiên là 9%/năm, từ năm thứ hai lãi suất bằng lãi suất tham chiếu cộng biên độ 3%/năm.
Công ty cùng nhóm, từ ngày 13/9/2018 đến ngày 27/12/2019 đã phát hành 5 lô trái phiếu, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu, với tổng giá trị 7.500 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm. Lãi suất cố định 4 kỳ đầu tiên là 9,5%/năm, các kỳ năm thứ 2 đến năm thứ 4 bằng lãi tham chiếu cộng với biên độ 3,5%/năm.
Doanh nghiệp thứ ba cũng nhóm này, ngày 12/6/2019 cũng phát hành 1.300 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 5 năm với mệnh giá 10 triệu đồng/trái phiếu. Lãi suất cố định là 10%/năm, từ năm thứ 2 lãi suất bằng lãi suất tham chiếu cộng biên độ 3%.
Ngày 25/12/2018 một doanh nghiệp khác đã phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 5 năm với lãi suất cố định năm đầu tiên là 10%/năm, từ năm thứ 2 lãi suất bằng lãi suất tham chiếu cộng biên độ 3%.
Ngày 9/4/2018, công ty còn lại trong nhóm cũng đã phát hành 1.000 tỷ đồng trái phiếu, kỳ hạn 5 năm, lãi suất cố định năm đầu tiên là 10%/năm, từ năm thứ hai lãi suất bằng lãi suất tham chiếu cộng biên độ 3%/năm.
Theo bản công bố, các doanh nghiệp sử dụng nguồn tiền huy động được từ các lô trái phiếu để đầu tư vào nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng và Hoà Bình.
Nhật Huỳnh
Kế hoạch lớn của EU Các nguồn tin báo chí từ châu Âu vừa cho biết, sau cuộc họp cấp cao trực tuyến kéo dài 4 giờ, các nhà lãnh đạo Liên hiệp châu Âu (EU) đã bàn thảo về một quỹ phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 trị giá hơn 1.000 tỷ ơ-rô. Nếu EU thành lập được quỹ này, thì đây sẽ là một...