Hủy án vụ nữ “đại gia” thủy sản bị truy tố lừa đảo 12 tỉ đồng
Do cấp sơ thẩm không chứng minh được ý thức chiếm đoạt tài sản của bị cáo nên tòa phúc thẩm đã hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, yêu cầu điều tra lại.
Ngày 3-1, TAND Cấp cao tại TP HCM xét xử phúc thẩm (lưu động tại TAND TP Cần Thơ) đã tuyên hủy toàn bộ án sơ thẩm, trả hồ sơ để VKSND TP Cần Thơ điều tra lại vụ Nguyễn Thị Quỳnh Giao (chủ doanh nghiệp tư nhân Quỳnh Giao chuyên về sản xuất, phân phối cá tra giống, nuôi trồng thủy sản) lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo hồ sơ vụ án, vào năm 2008, Giao biết mình làm ăn thua lỗ, không có khả năng thanh toán trả nợ bên ngoài cho nhiều người. Để người khác tin tưởng là mình có nhiều tiền nên Giao đứng ra thành lập doanh nghiệp tư nhân Quỳnh Giao với số vốn đầu tư 9 tỉ đồng.
Sau đó Giao đi thuê nhiều ao nuôi cá giống, cá thịt rồi tìm gặp những người quen hỏi vay tiền để mua thức ăn cho cá hoặc vay tiền mua cá giống nuôi.
Bị cáo Nguyễn Thị Quỳnh Giao tại tòa (bìa trái)
Khi nhận được tiền, Giao tiếp tục dùng nhiều thủ đoạn gian dối khác như sẽ đi làm giấy tờ chuyển tên sang cho người nhận tài sản hoặc hỏi mua lại tài sản giá cao hơn nhưng hiện không có tiền mặt, phải chờ nguồn tiền từ nước ngoài chuyển về. Đồng thời Giao đưa nhiều giấy tờ giả bằng tiếng Anh cho xem là có tiền thật, hay nói là ngân hàng đó đồng ý cho vay tiền…
Tin tưởng, các bị hại đưa giấy tờ cho Giao và Giao đem thế chấp vay tiền của người khác. Bên cạnh đó, Giao còn đi đến cơ quan có thẩm quyền nói là có người quen kêu đến nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giùm nhưng khi nhận giấy, Giao đem đi thế chấp cho người khác vay tiền mà người chủ sở hữu giấy chứng nhận đó không hề hay biết….
Với các thủ đoạn này, Giao chiếm đoạt số tiền hơn 12,5 tỉ đồng của nhiều bị hại.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 4-7-2018, TAND TP Cần Thơ đã tuyên phạt Giao 15 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và bắt tạm giam bị cáo tại tòa. Sau đó bị cáo kháng cáo kêu oan.
Xử phúc thẩm TAND Cấp cao tại TP HCM nhận định, qua xem xét hồ sơ vụ án, tài liệu chứng cứ cũng như kết quả tranh luận tại tòa cho thấy việc bị cáo vay tiền và mua hàng là có có thật, còn các hợp đồng mua nhà là giả cách để được vay tiền lãi suất cao.
Cấp sơ thẩm chưa chứng minh được ý thức tài sản của bị cáo cũng như chưa làm rõ số tiền Giao đã chiếm là bao nhiêu, tiền nào là quan hệ giao dịch dân sự và tiền nào có dấu hiệu hình sự. Do đó Tòa quyết định hủy toàn bộ bản án sơ thẩm.
HẢI DƯƠNG
Theo PLO
Không khởi tố vụ vỡ tín dụng đen hàng chục tỷ đồng ở Nghệ An
Công an huyện Yên Thành cho rằng, hành vi huy động vốn của doanh nghiệp tư nhân vàng bạc Phúc Nhiên "không cấu thành tội phạm".
Ngày 25/11, ông Lê Văn Thành (62 tuổi, xã Sơn Thành, Yên Thành) cho biết vừa nhận được thông báo của Công an huyện Yên Thành về việc không khởi tố hình sự vụ vỡ tín dụng đen hàng chục tỷ đồng mà ông Thành đã gửi đơn tố cáo. Cùng thời điểm, hơn 160 hộ dân khác cũng nhận được thông báo tương tự của cơ quan điều tra.
Trong thông báo được ký hơn 3 tháng trước nêu ngắn gọn lý do không khởi tố hình sự là vì "hành vi huy động vốn của 164 công dân thông qua việc phát hành sổ tiết kiệm và dùng nguồn vốn huy động được cho người khác vay với lãi suất cao hơn, nhưng đến nay chưa thu hồi được vốn để trả tiền gốc và lãi cho những người gửi tiền của bà Tạ Thị Liên - Chủ doanh nghiệp vàng bạc Phúc Nhiên không cấu thành tội phạm".
Thông báo của Công an Yên Thành được ký từ tháng 8 nhưng hơn 3 tháng sau người dân mới nhận được. Ảnh: Tiến Hùng
Trước đó, từ đầu năm 2018, hàng trăm người dân ở Yên Thành, Nghi Lộc đồng loạt gửi đơn tố cáo vợ chồng bà Tạ Thị Liên, Trần Văn Phúc - Chủ doanh nghiệp vàng bạc Phúc Nhiên lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Doanh nghiệp này chuyên kinh doanh vàng bạc, mua bán ngoại tệ tại cửa hàng trước cổng chợ Bộng (xã Bảo Thành) nhiều năm nay.
Tuy nhiên, khoảng hơn 5 năm trở lại đây, doanh nghiệp này còn tự sản xuất "sổ tiết kiệm" rồi huy động vốn của hàng trăm hộ dân trên địa bàn. Sau mỗi lần huy động tiền từ người dân, doanh nghiệp này phát cho họ một cuốn "sổ tiết kiệm". Cuốn sổ này có vẻ bề ngoài rất giống với sổ tiết kiệm do ngân hàng phát hành. Trong sổ có cả con dấu của Doanh nghiệp tư nhân vàng bạc Phúc Nhiên. Bên trong cuốn sổ chỉ nêu tên, địa chỉ người gửi, số tiền gửi và lãi suất theo năm.
Theo người dân, những năm trước, doanh nghiệp này trả lãi suất đều đặn cho họ. Nhiều gia đình tin tưởng, trong khi chưa cần đến tiền, họ tiếp tục dùng tiền lãi suất đó để gửi thêm. Tuy nhiên, đến cuối năm 2016, người dân bắt đầu nhận được thông tin doanh nghiệp này "vỡ nợ".
Căn nhà của vợ chồng bà Liên ở trung tâm xã Bảo Thành. Ảnh: Tiến Hùng
"Thời gian đầu chúng tôi kéo đến nhà thì vợ chồng ông Phúc xin khất hết lần này đến lần khác. Tuy nhiên, kể từ đầu năm 2017 đến nay, vợ chồng này lại thách thức chúng tôi", ông Lê Văn Thành, người đang gửi ở doanh nghiệp này 5.000 euro nói.
Vụ việc kéo dài dai dẳng, hàng trăm hộ dân thường xuyên kéo đến nhà vợ chồng bà Liên để đòi tiền cũng như lên cơ quan chức năng để đề nghị vào cuộc. Đã có không ít lần, giữa người dân và chủ doanh nghiệp này xảy ra ẩu đả. Cách đây vài tháng, trong khi kéo đến nhà chủ tiệm vàng để đòi tiền, sau khi xảy ra xô xát, một người dân ở xã Sơn Thành đã bị thương phải nhập viện và xe máy của một hộ khác bị chém vụn trong lúc giằng co....
Các nạn nhân của vụ việc chia sẻ với phóng viên. Ảnh: T.H
Theo tìm hiểu của phóng viên, số tiền mà doanh nghiệp này bị tố cáo chiếm đoạt lên đến hơn 30 tỷ đồng. Hiện nay, các tài sản của vợ chồng bà Liên như ô tô và nhiều căn nhà, đất đai đã được sang tên cho người khác làm chủ. Tuy vậy, vợ chồng này vẫn sống trong căn nhà khang trang này và đi lại bằng ô tô do người khác đứng tên.
"Sổ tiết kiệm" mà doanh nghiệp này sản xuất rất giống với sổ ngân hàng phát hành. Ảnh. Tiến Hùng
Trao đổi với phóng viên Báo Nghệ An sau khi xem xét kỹ đơn tố cáo kèm giấy tờ liên quan, ông Đoàn Mạnh Hà - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Nghệ An khẳng định, đây là một hành vi kinh doanh trái phép. Theo đó, Luật các tổ chức tín dụng "nghiêm cấm cá nhân, tổ chức không phải tổ chức tín dụng thực hiện hoạt động ngân hàng, trừ giao dịch ký quỹ, giao dịch mua, bán lại chứng khoán của công ty chứng khoán".
"Doanh nghiệp này không hề được cấp phép. Có thể khẳng định chắc chắn Doanh nghiệp tư nhân vàng bạc Phúc Nhiên nhận tiền gửi dưới hình thức phát hành sổ tiết kiệm là đã thực hiện hoạt động ngân hàng. Vi phạm quy định tại Khoản 2, Điều 8", ông Hà nói.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An, Doanh nghiệp tư nhân vàng bạc Phúc Nhiên đăng ký kinh doanh từ đầu năm 2011. Trong giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp này chỉ được hoạt động các ngành nghề như dịch vụ cầm đồ; dịch vụ nhận tiền chi trả ngoại tệ theo giấy phép; mua bán vàng bạc, đá quý; gia công chế tác vàng bạc, đá quý, trang sức, mỹ nghệ và sản xuất vàng bạc, trang sức mỹ nghệ.
"Việc doanh nghiệp này tự phát hành sổ tiết kiệm như vậy là hoàn toàn trái phép. Hay còn gọi là "tín dụng đen" - vị đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư khẳng định.
Tiến Hùng
Theo Danviet
Cấm thực hiện nghị quyết đại hội đồng cổ đông của Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương TAND quận Ba Đình (Hà Nội) vừa ra Quyết định số 114/2018/QĐ-BPKCTT áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm thực hiện Nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên số 02/2018/NQ-ĐHĐCĐ ngày 15/8/2018 của Công ty cổ phần Tập đoàn Đại Dương cho đến khi có quyết định khác theo quy định của pháp luật. Quyết định của TAND quận...