Hủy án vụ lừa đảo ở quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang
Tòa phúc thẩm nói có nhiều vấn đề chưa được làm rõ mà cấp phúc thẩm không thể khắc phục được nên cần hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.
Ngày 19-6, TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm lưu động tại TP Cần Thơ vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Quỹ tín dụng Nhân dân (QTDND) Hậu Giang do có kháng cáo của các bị cáo và kháng nghị của VKSND tỉnh Hậu Giang.
Theo đó, bị cáo Lê Hữu Tâm (60 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT QTDND Hậu Giang) kháng cáo xin xem xét lại tội danh và xem lại các tài sản thế chấp của bị cáo đủ để khắc phục hậu quả. Bị cáo Nguyễn Thiện Hồng (50 tuổi, nguyên Giám đốc QTDND Hậu Giang) kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo Phan Văn Tập (41 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV Thiện Quỳnh Kiên Giang) kháng cáo kêu oan.
Hai bị cáo Tâm, Tập tại tòa phúc thẩm. Ảnh: NN
VKSND tỉnh Hậu Giang kháng nghị đề nghị xét xử bị cáo Tâm về hai tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tại phiên tòa, đại diện VKS nhận định, bị cáo Tâm và Bùi Chí Linh (đã chết) có hành vi gian dối là cạo sửa các sổ tiết kiệm, để ngoài sổ sách, chiếm đoạt 2,1 tỉ. Hành vi này có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như kháng nghị của VKS. Tuy nhiên tại tòa hôm nay chưa xác định được ý thức chiếm đoạt của bị cáo Tâm.
Mặt khác, kháng nghị của VKS yêu cầu xử bị cáo Tâm hai tội danh nhưng tòa sơ thẩm chỉ xử một tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do giới hạn xét xử phúc thẩm không đảm bảo quyền lợi của bị cáo, cấp phúc thẩm không thể khắc phục được…
Video đang HOT
Từ đó, VKS cho rằng để đảm bảo quyền lợi của bị cáo, cần thu thập chứng cứ đầy đủ nên đề nghị tòa hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ để triều tra, truy tố, xét xử lại.
Bị cáo Lê Hữu Tâm. Ảnh: NN
HĐXX phúc thẩm nhận định, số tiền bị cáo Tâm bị quy kết chiếm đoạt là số tiền rất lớn. Các tài sản thế chấp để đảm bảo cho các khoản vay phải được làm rõ để xác định đúng số tiền bị cáo đã chiếm đoạt. Cần xác định chính xác các tài sản thế chấp vào QTDND và QTDND tái thế chấp cho ngân hàng giá trị là bao nhiêu để xác định chính xác số tiền bị cáo đã chiếm đoạt là bao nhiêu. Xác định chính xác số tiền chiếm đoạt ảnh hưởng rất lớn đến hình phạt và trách nhiệm dân sự của bị cáo khi lượng hình.
Ngoài ra hành vi để tiền ngoài sổ sách chưa được làm rõ, bị cáo Tâm và Bùi Chí Linh phân công nhau thực hiện ra sao, trách nhiệm từng bị cáo chưa được làm rõ. Cấp sơ thẩm không đưa người liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo là Mai, Loan để làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo… Các vấn đề trên, cấp phúc thẩm không thể khắc phục được nên cần hủy án sơ thẩm để điều tra, xét xử lại.
Từ đó, tòa phúc thẩm quyết định chấp nhận kháng nghị của VKSND tỉnh Hậu Giang, chấp nhận kháng cáo của các bị cáo, hủy bản án sơ thẩm, giao hồ sơ cho Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang để điều tra, xét xử lại.
Bị cáo Phan Văn Tập. Ảnh: NN
Xử sơ thẩm vào tháng 10-2018, TAND tỉnh Hậu Giang nhận định, vào năm 2011, bị cáo Tâm và Hồng đã dùng thủ đoạn gian dối bằng cách nhờ người thân và nhân viên các công ty do Tâm quản lý đứng tên vay tiền của QTDND Hậu Giang. Số tiền bị cáo Tâm chiếm đoạt ở phần này là hơn 45 tỉ. Bị cáo Hồng biết hành vi của Tâm là không đúng nhưng vẫn làm theo, giúp Tâm chiếm đoạt số tiền trên.
Bị cáo Tâm và Bùi Chí Linh phát sinh ý thức chiếm đoạt từ trước, sau đó bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác số tiền 2,1 tỉ, cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (phần này VKSND tỉnh Hậu Giang truy tố Tâm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản).
Tâm chỉ đạo Hồng ký chứng thư bảo lãnh để bảo lãnh cho công ty Tùng Bách của Tâm, thực hiện hợp đồng mua thức ăn chăn nuôi của Công ty De Heus trị giá hơn 23,7 tỉ. Qua đó chiếm đoạt của Công ty De Heus gần 18 tỉ.
Tập nhờ Bùi Chí Linh ký chứng thư bảo lãnh để công ty của Tập mua thức ăn chăn nuôi của Công ty De Heus, trị giá hơn 5,8 tỉ. Qua đó, Tập và Linh chiếm đoạt của Công ty De Heus số tiền hơn 4,8 tỉ.
Từ đó, tòa sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo Tâm 20 năm tù, Hồng 12 năm tù, Tập 13 năm tù cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, tòa sơ thẩm còn buộc bị cáoTâm bồi thường QTDND Hậu Giang hơn 45 tỉ. Bị cáo Tâm cùng công ty Tùng Bách phải bồi thường Công ty De Heus gần 18 tỉ. Buộc QTDND bồi thường cho năm bị hại số tiền 1,6 tỉ. Buộc bị cáo Tâm phải hoàn trả QTDND Hậu Giang 1,6 tỉ. Bị cáo Tập phải trả cho Công ty De Heus hơn 4,8 tỉ.
NHẪN NAM
Theo PLO
Đổi tội danh vụ nhà báo vòi tiền doanh nghiệp để gỡ bài
Tòa án chấp nhận một phần kháng nghị của VKS về vấn đề tội danh, đề nghị tuyên phạt hai bị cáo Phạm Lê Hoàng Uyển (42 tuổi, cựu phóng viên báo Hòa Nhập và Phát Triển, Văn phòng đại diện phía Nam) và Võ Hoàng Hà (40 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hóa chất khử trùng châu Á) phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngày 16/4, TAND TP Cần Thơ xét xử phúc phẩm đối với bị cáo Phạm Lê Hoàng Uyển (42 tuổi, cựu phóng viên báo Hòa Nhập và Phát Triển, Văn phòng đại diện phía Nam) và Võ Hoàng Hà (40 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hóa chất khử trùng châu Á) về tội Môi giới hối lộ.
Theo bản án sơ thẩm, từ ngày 31/7 - 4/8/2017, báo Phụ Nữ TP Hồ Chí Minh đăng liên tiếp 3 bài báo trên trang điện tử với tiêu đề: "Lần theo đường dây huy động 600 tỷ đồng, cho dự án ma" và "Ve sầu thoát xác", "Vẽ khu du lịch 1.000 tỷ đồng bằng miệng" có nội dung phản ánh về Công ty Cổ phần bất động sản Cao Thắng và Công ty Cổ phần Quốc tế Ước Mơ Việt tại Hậu Giang do ông Võ Thanh Long làm Tổng giám đốc có dấu hiệu lừa đảo.
Sau khi các bài báo được đăng, ông Long đã gọi cho Uyển gỡ các bài báo này. Mặc dù không có khả năng gỡ bài nhưng Uyển vẫn ra giá 700 triệu đồng với ông Long. Đến này 6/8/2017, khi đang giao nhận tiền tại một quán café ở Cần Thơ thì bị bắt quả tang.
Tại tòa, bị cáo Uyển yêu cầu kháng cáo xin giảm nhẹ mức án và cho rằng do mối quan hệ quen biết nên mới tìm người giúp Long chứ không lừa đảo. Riêng Hà không ý kiến gì về mức án.
Tại tòa, HĐXX xét thấy Uyển không đưa ra được tình tiết mới nên không có căn cứ giảm nhẹ hình phạt. Bên cạnh đó, chấp nhận một phần kháng nghị của VKS về vấn đề tội danh, đề nghị tuyên phạt hai bị cáo phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì cho rằng, chỉ căn cứ vào tin nhắn để xử tội môi giới hối lộ là chưa thuyết phục.
Kết thúc phiên tòa, HĐXX quyết định sửa phần bản án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Uyển 4 năm tù, Hà 2 năm tù cùng về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
KIM HÀ
Theo TPO
Tuyên án nhóm làm giả sổ đỏ vay tiền 'khủng' ở Bình Dương Trần Thị Lệ Thu cùng nhóm đồng phạm đã dùng 32 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) giả để thế chấp vay vốn ở nhiều ngân hàng và một số cá nhân khác để chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng. Vụ án sau nhiều lần hoãn xử, hôm nay TAND tỉnh Bình Dương đã đưa ra xét xử và tuyên...