Hủy án vụ Huỳnh Văn Nén để điều tra lại
TAND Tối cao đã hủy án sơ thẩm phần tội danh và hình phạt tội giết người, cướp tài sản với Huỳnh Văn Nén.
Ngày 13/11, nguồn tin cho biết, Hội đồng xét xử (HĐXX) giám đốc thẩm, TAND Tối cao đã tuyên hủy sơ thẩm về phần tội danh và hình phạt tội giết người, cướp tài sản đối với bị án Huỳnh Văn Nén (SN 1962) để điều tra lại.
Trước đó, Viện KSND Tối cao đã có kháng nghị giám đốc thẩm số 30 ngày 24/10/2014 đối với bản án hình sự sơ thẩm số 96 ngày 31/8/2000 của TAND tỉnh Bình Thuận.
Huỳnh Văn Nén tại phiên tòa sơ thẩm cuối tháng 8.2000. Ảnh: PN
Trong kháng nghị, Viện KSND Tối cao đề nghị TAND Tối cao xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy phần tội danh và hình phạt của bản án hình sự sơ thẩm về tội “giết người”, “cướp tài sản” đối với Huỳnh Văn Nén; giao hồ sơ về cấp sơ thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung. Theo Viện KSND Tối cao, đây là vụ án không quả tang, quá trình điều tra, xét xử về tội “giết người” và “cướp tài sản” đã có nhiều thiếu sót, vi phạm. Cụ thể, trong việc thu thập vật chứng, khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra không thu giữ được số vật chứng như: Sợi dây dù Nén khai dùng để siết cổ nạn nhân (bà Lê Thị Bông), ổ khóa nhà bà Bông và 1 chỉ vàng 24K của bà Bông. Các sợi dây thu giữ trong quá trình điều tra không liên quan đến sợi dây Nén dùng để siết cổ bà Bông.
Video đang HOT
Viện KSND Tối cao nhận thấy các lời khai nhận tội ban đầu của Nén không phù hợp với hiện trường và biên bản khám nghiệm tử thi. Các lời khai nhận tội sau mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với lời khai của chị Phạm Thị Hồng (con bà Bông) và một số nhân chứng. Điển hình là cách thực hiện hành vi giết bà Bông. Ban đầu, Nén khai dùng tay bóp cổ, lời khai sau Nén nói vòng dây từ phía sau siết cổ, có lời khai lại bảo vòng dây qua cổ bà Bông rồi giật mạnh làm bà ngã ngửa, sau đó mới dùng dây siết. Vị trí giết bà Bông cũng không đồng nhất khi nhiều lời khai Nén nói giết bà ở nhà dưới nhưng lời khai ban đầu lại nói ở nhà trên. Bị cáo khai sau khi gây án không tắt đèn nhà bà Bông nhưng chị Hồng khai khi về nhà thấy đèn tắt nên mới bật. Bị cáo khai không lục lọi đồ vật trong nhà bà Bông nhưng khi chị Hồng về thì thấy trong nhà có sự xáo trộn ở một số vị trí. Về diễn biến hành vi phạm tội, bản án sơ thẩm mô tả khi Nén vào bếp thì thấy bà Bông đang ngủ trên giường nhà dưới, trong khi cáo trạng thể hiện lúc Nén vào nhà thì bà Bông đang giũ giường ngủ…
Kháng nghị của Viện KSND Tối cao nhận định những tình tiết này cho thấy tòa án cấp sơ thẩm kết án Huỳnh Văn Nén tội “giết người” và “cướp tài sản” là chưa đủ căn cứ vững chắc. Ngoài ra, hồ sơ vụ án thể hiện Viện KSND tỉnh Bình Thuận đã thay thế Cáo trạng số 84/KSĐT-TA ngày 27/7/2000 bằng Cáo trạng số 84/KSĐT-TA ngày 16/8/2000 nhưng bản án hình sự sơ thẩm số 96/HSST ngày 31/8/2000 của TAND tỉnh Bình Thuận lại căn cứ vào Cáo trạng số 84 ngày 27.7.2000 để xét xử. Cáo trạng này không có trong hồ sơ nên việc xét xử như vậy là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Theo Thắng Quang (Dân Việt)
Viện trưởng Viện KSND Tối cao nói gì về kỳ án vườn mít?
Kỳ án vườn mít có tình tiết mà đại biểu Quốc hội Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) đưa ra là có nhân chứng đứng ra làm chứng cho Lê Bá Mai, nhưng các cơ quan tố tụng lại không chấp nhận.
Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình có lý giải việc này tại hành lang Quốc hội chiều nay.
- Thưa ông vụ án Lê Bá Mai có còn cơ sở xem xét lại bởi như đại biểu Bùi Mạnh Hùng đề cập, có người sẵn sàng đứng ra làm chứng?
- Cho tới giờ này tôi chưa thấy một cơ sở mới nào. Liên quan tới vụ việc này, tôi cũng đã có trả lời đại biểu Bùi Mạnh Hùng. Chị Nguyễn Thị Hảo (56 tuổi, đang ở Tân Yên, Bắc Giang) cũng đề nghị làm nhân chứng của vụ án, tuy nhiên các cơ quan tiến hành tố tụng đã xác định đấy không phải là tình tiết mới để tiến hành tái thẩm, bởi quá trình giải quyết vụ án cơ quan điều tra đã làm việc với chị Hảo.
Viện trưởng VKSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình.
Toan canh "ky an Vươn mit"
Tình tiết này không làm thay đổi bản chất vụ án. Chị Hảo không phải người biết trực tiếp vụ án. Chúng tôi làm việc trực tiếp với chị ấy, chị khai ngày 12-15 chị không biết gì về vụ án, sáng 16 chị thấy đông người đi ra hiện trường thì lúc ấy chị mới biết về vụ việc. Những thông tin biết sau khi sự việc phạm tội xảy ra không thể làm căn cứ cho những việc trước đó được.
Một thời gian sau chị có biết việc anh Điểu Nguôi tối ngày 15 nói đi câu cá. Giả sử thông tin đó là thực thì cháu Út đã bị giết trước đó ngày 12 rồi. Nghi ngờ Điểu Nguôi xuất hiện thời gian đó là hung thủ của vụ án là không có cơ sở. Lời khai của chị Hảo cũng có nhiều mâu thuẫn. Chị Hảo có nói ghi được các cuộc ghi âm, nhưng máy ghi âm thì không còn, các cuộc ghi âm đó thì chỉ có một mình chị biết, không có ai làm chứng cả. Kết quả xác minh thì những người được hỏi, được ghi âm người đã chết, người thì nói tôi không nói chuyện với chị ấy. Vì thế, tôi xin khẳng định lại rằng đây không phải chứng cứ để xem lại vụ án.
- Sau khi Tòa tuyên Lê Bá Mai mức án chung thân, đến nay đã có bao nhiêu lá đơn kêu oan, thưa ông?
- Trong số 13 đơn kêu oan cho Lê Bá Mai mà chúng tôi nhận được thì cha Lê Bá Mai (ông Lê Bá Triệu) gửi 6 đơn. Có thể Lê Bá Mai gửi đơn nhưng đã đi đâu đó nhưng đến giờ vì lý do gì đó chúng tôi chưa nhận được. Chúng tôi đã tiếp cha của Lê Bá Mai tại trụ sở VKSND Tối cao, chúng tôi sẽ có văn bản trả lời đầy đủ 13 lá đơn này.
- Có vấn đề mà TS Vũ Đức Khiển và nguyên Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Hoài Thu đặt ra trong vụ án của Lê Bá Mai, xin ông nói rõ hơn đó là điều gì?
- Có những việc đúng là do sai sót trong quá trình điều tra. Tôi nói ví dụ như khi khám nghiệm hiện trường, khi phát hiện dấu vết xe máy ở hiện thì cơ quan khám nghiệm phải dùng thạch cao để in, rồi đem đi khám nghiệm. Có thể ở Bình Phước do thiếu thốn gì đó đã không làm, thay vào đó họ đã chụp ảnh. Nhưng từ bức ảnh đó cũng đã cho thấy xe máy có thể vào tới đây. Chị Hảo cũng khai ngày 16 đã cùng một người đi xe máy vào hiện trường. So sánh bản ảnh và lốp xe của Lê Bá Mai thì cơ quan kỹ thuật hình sự Bộ Công an khẳng định có sự trùng khớp. Như vậy mặc dù không có thạch cao nhưng thông tin từ bản ảnh cũng nói lên được điều gì đó...
- Thưa ông, Lê Bá Mai từng được tuyên vô tội thả tự do, xong sau đó lại tuyên có tội phạt tù chung thân. Nếu đúng là bị cáo này có tội thì những người tuyên án vô tội có bị xem xét xử lý?
- Hiện chúng ta chưa bàn tới việc đó, chưa bàn tới việc xem xét trách nhiệm của những người liên quan trong vụ Lê Bá Mai. Nếu có sơ suất trong giai đoạn nào của tố tụng thì tất cả các cơ quan đều phải kiểm điểm rút kinh nghiệm. Việc khám nghiệm như đã tôi nói sẽ phải rút kinh nghiệm, công tác truy tố, xét xử, kiểm sát cũng phải rút kinh nghiệm. Trách nhiệm lớn nhất là các anh đã để vụ án này kéo quá dài.
Theo Dân Việt
Vụ án Huỳnh Văn Nén: Bi kịch của một gia đình Sau 14 năm gia đình anh Nén kêu oan từ các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận đến Trung ương, vụ án Huỳnh Văn Nén đã có quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Viện KSND Tối cao. Hiện nay, gia đình anh Huỳnh Văn Nén rất mong các cơ quan chức năng sớm điều tra lại để trả lại công...