Hụt vụ 1,5 tỷ USD, DN bà Nguyễn Thanh Phượng đối mặt 1 năm ‘bỏ đi’
Đại dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp mất cơ hội lớn, lên tới cả tỷ USD. Nó khiến nhiều doanh nghiệp mất phương hướng. Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng đối mặt với một năm “bỏ đi”.
CTCP Chứng khoán Bản Việt – VCSC (VCI) của chủ tịch Nguyễn Thanh Phượng cho biết, khả năng doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch lợi nhuận 550 tỷ đồng trong năm 2020 là rất cao. Tuy nhiên, nếu so với kế hoạch cho 3 năm tới thì 2020 được xem là một năm bỏ đi vì lợi nhuận không đáng kể so với tiềm năng của công ty.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới lợi nhuận 2020 dự báo sẽ thấp là bởi đại dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp không thực hiện được các dự án của ngân hàng đầu tư với tổng giá trị lên tới 2 tỷ USD.
Ông Tô Hải, thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) Chứng khoán Bản Việt cho biết, nếu như không có dịch Covid xảy ra thì VCI sẽ chốt được một deal (thương vụ) trị giá 1,5 tỷ USD, tương đương 70% của giao dịch.
Theo ông Hải, nhưng do dịch cho nên tiến độ bị chậm lại và vẫn chưa biết tới cuối năm Chứng khoán Bản Việt có hoàn thành được thương vụ đó hay không. Khả năng VCI hoàn thành deal này khoảng 40%.
Tuy nhiên, ông Tô Hải khẳng định, thương vụ này sẽ được hoàn thành trong tương lai, có thể là năm sau. Cũng theo đại diện của Bản Việt, phí của mảng ngân hàng đầu tư trung bình thường là 1,5-2% tổng giá trị thương vụ.
Theo kế hoạch, Chứng khoán Bản Việt sẽ đạt 3.500 tỷ đồng lợi nhuận trong 3 năm tới (2021-2023). Điều này, theo ông Hải, “tức là bỏ qua năm nay”, VCI sẽ chạy đà từ 2021.
2020 là một năm bỏ đi nếu so với tiềm năng của VCI.
Video đang HOT
Trong quý I, VCI đạt 100 tỷ đồng lợi nhuận. Con số này ước tính trong quý II khoảng 200 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng có thể đạt 300 tỷ đồng và “nếu may mắn”, lợi nhuận cho nửa đầu năm 2020 có thể đạt 350 try đồng.
Theo VCI, dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường tài chính thế giới và thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ. Do ảnh hưởng từ việc thị trường lao dốc, nhiều công ty chứng khoán (CTCK) kinh doanh thua lỗ và sụt giảm lợi nhuận trong quý đầu năm.
Trong mảng môi giới, các CTCK đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các CTCK có vốn Hàn Quốc với chiến lược giảm lãi suất cho vay margin và phí giao dịch để tăng thị phần.
Với Chứng khoán Bản Việt 2020 có thể là năm bỏ đi so với tiềm năng của doanh nghiệp này, nhưng với nhiều CTCK khác 2020 vẫn được kỳ vọng với kết quả kinh doanh quý II có thể tươi sáng.
Gần đây, cổ phiếu của nhiều CTCK như SSI, HCM, SHS, MBS, VND… tăng mạnh với thanh khoản tăng vọt. Sự sôi động của TTCK với thanh khoản nói chung đạt 7.000-8.000 tỷ đồng/phiên hứa hẹn kết quả kinh doanh khả quan của các CTCK.
Bà Nguyễn Thanh Phượng là chủ tịch VCI.
Mặc dù có nhiều triển vọng tăng trưởng từ quý II, các CTCK nhìn nhận vẫn còn nhiều thách thức trong trung và dài hạn khi dịch bệnh Covid-19 trên thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; căng thẳng thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp tục leo thang…Nhiều CTCK đặt kế hoạch kinh doanh giảm so với năm 2019.
Chứng khoán SSI của ông Nguyễn Duy Hưng đặt mục tiêu doanh thu năm nay đạt 2.750 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 868 tỷ đồng, lần lượt giảm 15% và 21% so với thực hiện năm 2019. Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), Chứng khoán MB (MBS)… đều đặt mục tiêu đi lùi.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), đầu giờ sáng 26/6, chỉ số VN-Index quay đầu tăng nhẹ. VN-Index đang ở quanh ngưỡng 860 điểm. Đa số các cổ phếu blue-chips tăng giá.
Theo BVSC, VN-Index dư báo sẽ biên đông giằng co với các nhip tăng giam đan xen trong vùng đươc giới han bơi cân trên nằm tai 863-867 điêm và cân dưới là vùng hô trơ 840-845 điêm trong phiên cuôi tuân.
Tuy nhiên, BVSC cũng lưu ý rằng, áp lưc giam điêm cua thi trường vẫn đang hiên hữu và nêu vùng hô trơ quanh 840 điêm bi xuyên thung thì thi trường sẽ đôi mặt với nguy cơ giam vê vùng hô trơ manh hơn nằm tai 780-820 điêm trong thời gian tới. Hoat đông chôt NAV bán niên cua các quỹ có thê sẽ tao ra anh hương nhât đinh đên môt sô phiên giao dich cuôi tháng 6. Ngoai ra, điêm tiêu cưc trong ngắn han vẫn là kỳ công bô báo cáo kêt qua kinh doanh quý II cua các doanh nghiêp niêm yêt. Ảnh hương tư dich Covid-19 có thê khiên cho lơi nhuân cua các doanh nghiêp kém tích cưc.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 25/6, VN-Index giảm 5,12 điểm xuống 854,59 điểm; HNX-Index tăng 0,38 điểm lên 114,07 điểm. Upcom-Index giảm 0,1 điểm xuống 56,63 điểm. Thanh khoản đạt khoảng 5,2 ngàn tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thanh Phượng: Chứng khoán Bản Việt không chấp nhận rủi ro
Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Bản Việt nhấn mạnh "rủi ro luôn có nhưng chiến lược công ty là không chấp nhận rủi ro" khi nói về hoạt động đầu tư tự doanh
Chia sẻ với nhà đầu tư tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt chiều 25/6, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thanh Phượng khẳng định doanh nghiệp không đặt nặng hoạt động đầu tư cổ phiếu niêm yết vì không muốn cạnh tranh với chính khách hàng của mình.
Về mức độ chấp nhận rủi ro trong hoạt động tự doanh, bà Phượng nhấn mạnh: "Rủi ro luôn luôn có nhưng chiến lược công ty là không chấp nhận rủi ro".
Với định hướng cho hoạt động môi giới, Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt Tô Hải cho biết công ty phải theo luật chơi của thị trường và đang chủ động tìm kiếm những nguồn vốn quốc tế với chi phí thấp, kỳ hạn ngắn hơn, phù hợp với chu kỳ cho vay margin.
Trong hoạt động kinh doanh chính còn lại là ngân hàng đầu tư, Chứng khoán Bản Việt sẽ tập trung vào những ngành tăng trưởng tốt, điển hình là hàng tiêu dùng. Ông Hải đánh giá lĩnh vực hàng tiêu dùng tại Việt Nam đang phát triển ổn định với mức tăng trưởng khoảng 10%/năm.
Trong cơ cấu doanh thu năm 2020, Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt cho biết đóng góp của các mảng môi giới, tự doanh và ngân hàng đầu tư sẽ theo tỷ lệ lần lượt 4:4:2 trong khi các năm trước là 4:2:4. Năm nay, doanh thu từ hoạt động ngân hàng đầu tư dự kiến sụt giảm mạnh.
Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thanh Phượng và CEO Tô Hải làm chủ tọa đại hội cổ đông của Chứng khoán Bản Việt. Ảnh: VĐ.
Chứng khoán Bản Việt năm 2020 đặt mục tiêu doanh thu 1.390 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 550 tỷ đồng. So với kết quả thực hiện 2019, kế hoạch doanh thu giảm 10% trong khi lợi nhuân giảm 36%.
Kế hoạch kinh doanh của công ty được xây dựng dựa trên kịch bản VN-Index sẽ dao động trong vùng 800-850 điểm đến cuối năm. Tuy nhiên, CEO Tô Hải nhấn mạnh việc dự đoán về thị trường chứng khoán những tháng còn lại năm 2020 là việc "thầy bói cũng rất khó". Diễn biến thị trường nằm ngoài dự báo của tất cả chuyên gia với dịch Covid-19.
Chia sẻ về tình hình kinh doanh ước tính của quý II, ông Hải cho biết Chứng khoán Bản Việt sau 6 tháng đầu năm dự kiến đạt lợi nhuận từ 300 tỷ trở lên. Ông khẳng định kế hoạch lợi nhuận 550 tỷ đồng không khó hoàn thành và nhiều khả năng công ty sẽ đạt được.
Trong 3 năm tới, Chứng khoán Bản Việt đặt mục tiêu tăng gấp đôi vốn chủ sở hữu với kế hoạch lợi nhuận khoảng 3.500 tỷ đồng cho toàn bộ giai đoạn 2021-2023.
Năm nay, Chủ tịch Nguyễn Thanh Phượng cùng các thành viên HĐQT của Chứng khoán Bản Việt tiếp tục không nhận thù lao. Ban giám đốc công ty cũng không nhận thưởng.
Sau khi ông Nguyễn Quang Bảo rút khỏi HĐQT, đại hội cổ đông Chứng khoán Bản Việt đã bầu 2 nhân sự mới làm thành viên HĐQT công ty gồm ông Nguyễn Lân Trung Anh và ông Lê Phạm Ngọc Phương. Ông Trung Anh hiện giữ vị trí tổng giám đốc Phoenix Holdings còn ông Phương đang là phó tổng giám đốc Lothamilk.
Chứng khoán ngày 22/6: Cổ phiếu nào được khuyến nghị phiên đầu tuần? Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 22/6. Ngưỡng hỗ trợ của VIC nằm tại mốc 94.000 đồng/cp CTCK Ngân hàng BIDV (BSC): VIC đang ở trong quá trình vận động đi ngang trong khu vực 90.000-98.000 đồng/cp sau khi đã có sự hồi phục từ cuối tháng 3. Thanh khoản cổ phiếu những phiên...