Hút thuốc nhiều hay ít đều chuốc họa như nhau
Nghiên cứu kéo dài 17 năm của các nhà khoa học mới công bố gần đây cho thấy, việc tự cắt giảm từ 10 điếu thuốc xuống 1 điếu thuốc mỗi ngày không mang lại kết quả đáng kể như nhiều người kỳ vọng.
Mối nguy hại từ thuốc lá vẫn hiện diện trên toàn cầu
Các nghiên cứu trước đây cho biết những người hút thuốc lá có nguy cơ tử vong vì bệnh phổi cao hơn gấp đôi và nguy cơ tử vong vì ung thư phổi cao hơn gấp 8 lần những người không hút thuốc.
Còn theo nghiên cứu mới nhất, nguy cơ tử vong do ung thư phổi đối với nhóm “Social smokers” – những người hút ít, hút do bối cảnh tác động – không thấp hơn đáng kể so với những người hút trên 20 điếu mỗi ngày.
Nghiên cứu do TS Pallavi Balte và TS Elizabeth Oelsner, tại Trung tâm Y tế Irving của Đại học Columbia ở New York trình bày tại Đại hội Quốc tế Hiệp hội Hô hấp châu Âu.
TS Balte nói trong một hội nghị trực tuyến: “Mọi người đều biết hút thuốc có hại cho sức khỏe và cũng tự cho rằng nếu chỉ hút một điếu thì rủi ro sẽ không cao. Nghiên cứu trước đây cho thấy rằng mọi người đã ý thức được điều đó và tự động cắt giảm, ví dụ như ở Mỹ, tỷ lệ người hút dưới 10 điếu mỗi ngày đã tăng từ 16% lên 27%. Vì vậy, chúng tôi muốn nghiên cứu những rủi ro đối với những người hút ít hơn 10 điếu thuốc một ngày so với những người không hút thuốc và so với những người hút trên 10 điếu”.
Video đang HOT
Theo đó, 18.730 người Mỹ đa sắc tộc với độ tuổi trung bình là 61 đã được chọn để tham gia nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi những người này trong trung bình 17 năm, trong đó 649 người qua đời vì bệnh hô hấp và 560 người qua đời vì ung thư phổi.
Ở những người không hút thuốc, tỷ lệ tử vong vì bệnh đường hô hấp là 1,8% và tỷ lệ tử vong vì ung thư phổi là 0,6%.
Trong số những “Social smoker” – những người hút ít hơn 10 điếu thuốc mỗi ngày – khoảng 3,3% chết vì các bệnh hô hấp và 4,7% chết vì ung thư phổi. Đối với những người nghiện thuốc lá nặng – những người hút hơn 20 điếu thuốc mỗi ngày – tỷ lệ này lần lượt là 10% và 12,9%.
Các nhà nghiên cứu đã tính toán chi tiết tỷ lệ tử vong do bệnh hô hấp và ung thư phổi, sau đó so sánh tỷ lệ này giữa những người không hút thuốc, những người hút ít thuốc và những người nghiện thuốc nặng. Họ cũng tính đến các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong, chẳng hạn như tuổi tác, giới tính, chủng tộc, trình độ học vấn và trọng lượng cơ thể. Nghiên cứu phát hiện rằng, những người hút thuốc lá dưới 10 điếu một ngày có nguy cơ chết vì bệnh hô hấp cao gấp 2,5 lần và nguy cơ chết vì ung thư phổi gấp 8,6 lần so với những người không hút thuốc.
Những người hút ít thuốc có tỷ lệ tử vong vì bệnh hô hấp bằng một nửa so với những người nghiện thuốc lá nặng, nhưng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi của họ vẫn chiếm 2/3 so với những người nghiện thuốc lá.
TS Balte nói: “Bạn có thể nghĩ rằng nếu bạn chỉ hút vài điếu thuốc mỗi ngày thì bạn đang tránh được hầu hết các nguy cơ. Nhưng những phát hiện của chúng tôi cho thấy, hút nhiều hay ít thuốc đều có hại gần như nhau”.
Jorgen Vestbo – Chủ tịch Hội đồng Vận động Hiệp hội Hô hấp châu Âu, Giáo sư y học hô hấp tại Đại học Manchester cho biết: Việc cắt giảm hút thuốc là một bước đi đúng hướng vì bỏ thuốc lá là một trong những cách tốt nhất để bảo vệ phổi và sức khỏe tổng thể của chúng ta, nhưng rõ ràng là không có mức độ an toàn nào trong việc hút thuốc. Nghiên cứu lớn này rất quan trọng vì nó chỉ ra rằng hút thuốc ít hơn có thể sẽ không có tác dụng như mọi người đang hy vọng.
Tại sao người không hút thuốc cũng bị phổi tắc nghẽn mạn tính?
Trung bình cứ 10 người trưởng thành thì 1 người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi ngoài 40 tuổi.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là gì?
COPD là nguyên nhân gây tử vong thứ 4 tại Mỹ. Bệnh dần dần làm tắc nghẽn đường thở, dẫn đến ho, khạc đờm và khó thở. Trung bình cứ 10 người trưởng thành thì 1 người mắc bệnh này khi ngoài 40 tuổi.
Từ lâu người ta vẫn cho rằng thuốc lá và ô nhiễm không khí là những nguyên nhân chính. Tuy nhiên, việc số người hút thuốc lá giảm và chất lượng không khí được cải thiện lại không giúp giảm mạnh số ca mắc bệnh như dự báo của giới chuyên gia.
(Ảnh minh họa)
Nguyên nhân liên quan đến kích thước đường thở?
Nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm y học Irving, Đại học Columbia, Mỹ đã phân tích hình ảnh chụp cắt lớp của 6.500 người trưởng thành, bao gồm cả người hút thuốc và không hút thuốc, mắc hay không mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Kết quả đáng ngạc nhiên là những người có đường thở nhỏ hơn bình thường sẽ có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn nhiều so với những người có đường thở bình thường hoặc lớn hơn.
Đối với những người hút thuốc nhiều năm mà không phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, họ có đường thở lớn hơn nhiều so với dự kiến, cũng như so với kích cỡ phổi.
Nguyên nhân chưa được xác định
Hiện các nhà nghiên cứu vẫn chưa lý giải được tại sao đường thở phát triển quá nhanh hay ngược lại là không đủ ở một số người. Đây là một hướng nghiên cứu trong tương lai, bởi vấn đề có thể nằm ở di truyền.
Bên cạnh đó, vấn đề về phát triển trong thời thơ ấu, có lẽ từ khi còn trong bụng mẹ cho đến khi hết thời kỳ phát triển như người mẹ hút thuốc lá, ô nhiễm không khí hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Bệnh còi xương, vốn phổ biến trong những giai đoạn trước thế kỷ 20 khi người ta chưa nhận ra tầm quan trọng của vitamin D và canxi đối với sự phát triển của xương./.
Vì sao không hút thuốc vẫn bị tắc nghẽn phổi mạn tính? Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (CODP) là tình trạng phổi suy nhược gây khó thở. 30% người không hút thuốc lá vẫn mắc căn bệnh này. Đây là nguyên nhân tử vong nhiều thứ 4 tại Mỹ và thứ 3 tính trên toàn cầu. Cứ khoảng 10 người trên 40 tuổi, có một người gặp phải tình trạng này. Nó gây tắc...