Hút thuốc lá, bia, rượu, ít vận động… làm gia tăng tử vong bệnh lý tim mạch
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, tại Việt Nam, cứ 100 người chết, có 33 người có nguyên nhân từ bệnh tim mạch.
Tại Việt Nam, cứ 100 người chết, có 33 người có nguyên nhân từ bệnh tim mạch
Ngày 8/10, phát biểu tại Đại hội Tim mạch lần thứ 18, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, mỗi năm trên thế giới, bệnh lý tim mạch cướp đi 18,6 triệu sinh mạng, chiếu hơn 44% ca tử vong do các bệnh không lây nhiễm.
Tại Việt Nam, cứ 100 người chết, có 33 người có nguyên nhân từ bệnh tim mạch.
Theo Thứ trưởng, các yếu tố như hút thuốc lá, bia, rượu, ăn uống, ít vận động thể lực…đều là nguy cơ làm gia tăng bệnh lý tim mạch.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hội Tim Mạch Học Việt Nam , Viện trưởng Viện Tim Mạch Việt Nam thông tin thêm, ngày nay, bệnh tim mạch đã trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở hầu hết các nước trên thế giới và ở Việt Nam.
Cụ thể, trước năm 1900, bệnh lý nhiễm trùng và suy dinh dưỡng là nguyên nhân gây tử vong chính, trong khi chết do tim mạch chỉ khoảng dưới 10% các nguyên nhân gây tử vong.
Tuy nhiên, đến những năm đầu thế kỷ 21, tử vong do tim mạch ước tính khoảng 17,9 triệu người trên toàn thế giới và chiếm 33% nguyên nhân gây tử vong. Điều đáng lo ngại là tổng số chết do các bệnh tim mạch vẫn tiếp tục gia tăng nhanh chóng và chiếm tỷ lệ cao ở các nước đang phát triển có thu nhập trung bình – thấp.
H ệ lụy để lại rất nặng nề
GS.TS Nguyễn Lân Việt, Phó Chủ tịch Hội tim mạch cho biết, các yếu tố làm gia tăng bệnh tim mạch cũng ngày càng tăng. Như với huyết áp, con số 25% dân số mắc bệnh tăng huyết áp là rất lớn, với tỉ lệ cứ 4 người trưởng thành lại có một người bị tăng huyết áp.
Video đang HOT
Đáng lo hơn, trong những năm gần đây, bệnh lý tăng huyết áp ngày càng trẻ hóa với rất nhiều người mắc bệnh khi đang còn trong độ tuổi lao động.
Thế nhưng có đến 50% người bệnh bị tăng huyết áp nhưng không hề biết. Trong số 50% còn lại biết bệnh, chỉ một nửa là điều trị đạt mục tiêu kiểm soát huyết áp.
Trong khi đó, đa phần bệnh tim mạch có thể phòng ngừa nhờ thực hiện lối sống khỏe mạnh bao gồm ăn uống, luyện tập, tránh thói quen có hại như hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều; khám sức khỏe định kỳ biết được các chỉ số về cân nặng, huyết áp, đường huyết, mỡ máu… và đặc biệt phát hiện sớm các bệnh lý tim mạch hoặc yếu tố nguy cơ đi kèm khác để có phương án điều trị kịp thời nhằm tránh các biến cố tim mạch cũng như tránh tái phát (nếu đã bị).
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu mỗi người không kiểm soát các yếu tố gây bệnh lý tim mạch sớm và hệ lụy để lại rất nặng nề, không chỉ ảnh hưởng bản thân người bệnh mà còn là gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Ngoài ra nhóm bệnh tim bẩm sinh không được phát hiện và điều trị sớm trong những năm đầu sau sinh cũng chiếm tỉ lệ bệnh lý tim mạch không nhỏ ở người trẻ.
Hiện nay, bệnh tim mạch vẫn đang là một gánh nặng cho xã hội với tỷ lệ tử vong và tàn phế cao nhất, chi phí chăm sóc điều trị bệnh tim mạch cũng là gánh nặng với hàng trăm tỷ USD mỗi năm.
Tổ chức Y tế thế giới ước tính, mỗi năm có đến 17,5 triệu người tử vong do các bệnh lý liên quan đến tim mạch, số bệnh nhân mắc bệnh này đang có xu hướng ngày càng tăng.
Bị khô miệng kéo dài gây hại thế nào với sức khỏe?
Khô miệng là vấn đề thường gặp và ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy bạn cần cẩn trọng với tình trạng khô miệng kéo dài.
Từ thập niên 80 của thế kỷ trước, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hàng triệu người có thể bị ảnh hưởng bởi chứng khô miệng.
Khô miệng là vấn đề thường gặp và ảnh hưởng đến sức khỏe. Khô miệng thường xảy ra ở phụ nữ hơn ở nam giới. Lý do của điều này chưa rõ ràng nhưng được cho là do sự khác nhau của hormon và tuổi tác. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy, khô miệng thường xảy ra ở người già hơn người trẻ hay người trung niên.
Khô miệng hiếm khi là một triệu chứng đơn độc. (Ảnh minh họa)
Các triệu chứng kết hợp với khô miệng
Khô miệng hiếm khi là triệu chứng đơn độc. Khô miệng thường xuất hiện cùng với giảm nước bọt. Những thuộc tính có điều kiện này gây ra sự suy yếu về chức năng của khoang miệng theo thời gian. Việc giảm lưu lượng nước bọt thường gây ra sự khó khăn trong nói, nếm và nhai.
Bệnh nhân có thể có khó khăn trong việc nhai và nuốt những thức ăn khô bởi vì khó làm ẩm thức ăn. Họ thường thấy khát, phải nhấp nước để dễ dàng nuốt, và có thể để nước bên cạnh giường ngủ vào ban đêm. Bệnh nhân cũng có thể nhạy cảm đặc biệt với thức ăn mặn hay cay. Ngoài ra, người bệnh có thể có cảm giác châm chích hay nóng bỏng niêm mạc miệng, đặc biệt ở lưỡi.
Các triệu chứng vùng miệng luôn kết hợp theo sau hiện tượng khô miệng mãn tính, kéo dài; các triệu chứng toàn thân thường có liên quan với khô miệng và là biểu hiện của nhiều biểu hiện rối loạn toàn thân.
Một số nguyên nhân gây khô miệng
Do tác dụng không mong muốn của thuốc
Có hơn 400 loại thuốc điều trị có thể gây khô miệng, thường là những thuốc bán không cần đơn để chữa dị ứng và cảm lạnh. Những thuốc bán theo đơn điều trị tăng huyết áp, bàng quang tăng hoạt, và thuốc tâm thần cũng có thể gây khô miệng. Xạ trị có thể gây tổn thương tuyến nước bọt, hóa trị có thể làm cho tuyến nước bọt phì đại và làm miệng bị khô.
Do chấn thương vùng đầu cổ
Tổn thương thần kinh do chấn thương vùng đầu cổ có thể dẫn tới khô miệng. Một số dây thần kinh dẫn truyền tín hiệu giữa não và tuyến nước bọt, nếu những dây thần kinh này bị tổn thương, tuyến nước bọt sẽ không nhận được tín hiệu sản xuất nước bọt nữa.
Hội chứng Sjogren
Đây bệnh lý tự miễn liên quan đến các tuyến ngoại tiết trong cơ thể là tuyến lệ, tuyến nước bọt. Khi mắc hội chứng này, biểu hiện đặc trưng là khô niêm mạc. Phổ biến nhất là khô mắt và khô miệng do sự thâm nhiễm tế bào lympho ở màng nhầy và các tuyến gây giảm tiết nước mắt và nước bọt. Người mắc hội chứng Sjogren giảm tiết nước bọt nên dễ bị hôi miệng, khó nói, khó nhai và nuốt, giảm hoặc mất vị giác. Tình trạng viêm nhiễm nướu hay sâu răng cũng dễ xảy ra hơn.
Hút thuốc lá
Có rất nhiều lí do để bỏ thuốc lá, trong đó có khô miệng. Bản thân hút thuốc lá không gây khô miệng, nhưng nó lại khiến cho tình trạng khô miệng vốn có tồi tệ hơn.
Viêm tuyến nước bọt
Các tuyến nước bọt chính là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Viêm tuyến nước bọt mang tai là phổ biến nhất. Viêm tuyến nước bọt gây tắc nghẽn và giảm tiết nước bọt. Từ đó, bệnh nhân cũng dễ gặp phải các vấn đề răng miệng, tiêu hóa hơn khi tiết nước bọt giảm. Nước bọt giảm khiến hoạt động nhai nghiền thức ăn và tiêu hóa một phần thức ăn ở miệng giảm, vị giác và cảm giác ngon miệng của người bệnh cũng bị ảnh hưởng.
Ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng
Khô miệng và thiểu giảm nước bọt gây ra sự gia tăng đáng kể đối với tỉ lệ sâu răng, trong nhiều trường hợp, nó trở nên trầm trọng và lan tràn. Việc thay đổi môi trường miệng thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển, sự giảm lưu lượng nước bọt và vệ sinh vùng miệng kém sẽ cấu tạo nước bọt. Bệnh viêm nha cũng khiến bệnh nhân khô miệng và thiểu năng nước bọt.
5 dấu hiệu cho thấy thận của bạn đang tổn thương Hãy bảo vệ sức khỏe bằng cách nhận biết sớm bệnh thận thông qua 5 dấu hiệu sau. Thận giúp lọc máu và đào thải độc tố ra ngoài thông qua đường nước tiểu, giúp sức khỏe luôn ổn định. Nếu không có thận làm việc này, các độc tố sẽ tích tụ và gây nôn mửa, chóng mặt, mệt mỏi... và thậm...