Hút phải điếu cày có cỏ Mỹ, người đàn ông nhập viện cấp cứu
Sau ít phút hút phải điếu cày có cỏ Mỹ, người đàn ông rơi vào tình trạng lơ mơ, nói nhiều, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp… phải nhập viện cấp cứu.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang ngày 5-3 cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam vào viện trong tình trạng lơ mơ, nói nhiều, tim nhịp nhanh, tăng huyết áp… Gia đình bệnh nhân cho biết tối ngày 4-3, có người cháu họ đến chơi và cho 1 loại cỏ khô (lá nhỏ) vào trong điếu thuốc lào tại nhà bệnh nhân để hút. Sau đó khoảng 5 phút, bệnh nhân cũng hút thuốc lào (bằng loại thuốc lào của bệnh nhân vẫn hút hàng ngày) vào đúng chiếc điếu đó thì xuất hiệu biểu hiện run chân tay, hoa mắt, dần lơ mơ…
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Gia đình nghi ngờ bệnh nhân bị ngộ độc nên đã đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang để cấp cứu. Tại bệnh viện, nghi ngờ bệnh nhân bị ngộ độc cỏ Mỹ, bác sĩ và kíp trực cấp cứu cho người bệnh làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết và điều trị tích cực ngay, đồng thời theo dõi sát thể trạng. Sau 1 ngày điều trị, bệnh nhân ổn định, tỉnh táo hoàn toàn, các chỉ số sinh tồn ổn định và được xuất viện trong chiều 5-3.
Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, cho biết cỏ Mỹ là một chất kích thích, chất gây nghiện, là một loại ma túy có thể nói nguy hiểm hơn cần sa, thường được sử dụng bằng cách cuốn vào tờ giấy trắng hoặc nhồi trong điếu thuốc lá, điếu thuốc lào để hút.
Khi sử dụng cỏ Mỹ sẽ gây ra những ảo giác mạnh, hoang tưởng, rối loạn tâm thần, la hét, đập phá, có những hành vi và hành động tiêu cực tự gây hại cho mình và người khác. Đồng thời, người dùng thường có những dấu hiệu như tim đập nhanh, toát mồ hôi nhiều, mắt đỏ, chảy nước mắt, xuất hiện ảo giác và thích thể hiện, thích nói nhiều. Sử dụng cỏ Mỹ lâu ngày sẽ ảnh hưởng nặng nề đến các cơ quan nội tạng. Sử dụng số lượng nhiều có thể gây ra sốc thuốc, sùi bọt mép, co giật, đe dọa tính mạng.
Video đang HOT
Cỏ Mỹ là loại chất gây nghiện, chất kích thích ảnh hưởng không tốt đến cho sức khỏe của con người, do vậy bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không nên sử dụng dù chỉ là dùng thử 1 lần. Nếu thấy các dấu hiệu như trên, hãy đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bệnh nhi 6 tuổi than thở "Mẹ ơi, con mệt quá", bác sĩ cũng không cấp cứu kịp vì vi khuẩn lây lan quá nhanh
Trong khi chờ kết quả xét nghiệm, bác sĩ Hoàng nhận thấy bệnh nhi yên tĩnh lạ thường, cậu bé không quấy khóc khi được tiêm thuốc.
Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Hoàng Xung Ninh, khoa nhi, bệnh viện MacKay Children's Hospital chia sẻ về trường hợp một bệnh nhi nam (6 tuổi) sống tại Đài Loan, đến khoa cấp cứu khám trong tình trạng đau họng, sốt cao, không tỉnh táo.
Ảnh minh họa
Trong khi chờ kết quả xét nghiệm, bác sĩ Hoàng nhận thấy bệnh nhi yên tĩnh lạ thường, cậu bé không quấy khóc khi được tiêm thuốc, khi đo huyết áp cho bệnh nhi thấy nhịp tim nhanh, huyết áp thấp nên bác sĩ nhanh chóng chuyển bệnh nhi từ khoa cấp cứu sang khoa hồi sức tích cực.
Khi bệnh nhi được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt, cậu bé đã nói với mẹ rằng: "Mẹ ơi, con khát nước, con mệt quá". Sau đó, cậu bé đã ngất xỉu ngay trước cửa phòng. Thời điểm này, các nhân viên y tế được huy động gấp rút cứu cậu bé, nhưng vô phương cứu chữa bởi "độc tố vi khuẩn lây lan quá nhanh", bệnh nhi đã qua đời và được chẩn đoán nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A.
Bác sĩ Hoàng cho biết, theo kinh nghiệm lâm sàng đã gặp nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A. Tình trạng nhẹ nhất là vi khuẩn có thể chung sống hòa bình với vật chủ (người), nhưng vẫn có cơ hội lây nhiễm cho những người xung quanh.
Khi bước sang giai đoạn 2, bệnh nhân có thể bị sốt, đau họng, sau khi được khám có thể phát hiện có mủ trong họng và viêm amidan.
Trường hợp nghiêm trọng hơn là vi khuẩn sẽ tiết độc tố trong cổ họng của người bệnh, cổ họng của bệnh nhi có thể không có biểu hiện rõ ràng nhưng toàn thân sẽ xuất hiện tình trạng nổi ban đỏ.
Sau bi kịch thương tâm của bệnh nhi 6 tuổi, mỗi khi thấy trẻ nhỏ đến bệnh viện khám trong tình trạng mệt mỏi, bác sĩ Hoàng thường nhanh chóng sắp xếp cho các em nhập viện và đo huyết áp nhằm tránh bi kịch thương tâm tiếp diễn. Thông qua sự việc này, bác sĩ Hoàng cảnh báo các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện khám nếu nhận thấy trẻ sốt cao và không tỉnh táo.
Bác sĩ Hoàng Xung Ninh, khoa nhi, bệnh viện MacKay Children's Hospital
Bác sĩ Khâu Đình Phương, khoa nhi, bệnh viện Taipei City Hospital giải thích rằng, liên cầu khuẩn nhóm A là một loại vi khuẩn. Sau khi bệnh nhân nhiễm trùng, sẽ xuất hiện tình trạng viêm họng và nổi ban đỏ, thường xảy ra ở nhóm trẻ em từ 5 - 15 tuổi. Các triệu chứng ban đầu là sốt, đau họng, lưỡi đỏ và nổi gai. Một số trẻ sẽ sưng đỏ mặt và sưng hạch ở cổ. Nhiều trẻ bị bệnh thường bắt đầu phát ban từ 24 đến 48 giờ sau khi bị sốt.
Bệnh nhân có thể được điều trị bằng penicillin hoặc các loại kháng sinh khác có hiệu quả trong 10 ngày, ngoài ra nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A có thể gây ra các biến chứng như sốt thấp khớp, bệnh thấp tim, viêm cầu thận, hội chứng sốc nhiễm độc. Nếu bệnh nhân được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp thì có thể tránh được biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần hết sức cảnh giác, nếu trẻ bị sốt, đau họng, lưỡi đỏ và nổi gai, nổi mẩn đỏ trên da thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để điều trị, đồng thời cần chú ý xem liệu trẻ có nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A hay không.
Liên cầu khuẩn nhóm A hay còn có tên khoa học là vi khuẩn streptococcus nhóm A, là loại vi khuẩn nguy hiểm nhất, gây ra những bệnh lý ở họng và da của con người.
Liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A sẽ lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp với những dịch và chất bài tiết từ mũi và họng của người đã mắc bệnh. Ngoài ra, vi khuẩn này còn lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp với những vết thương, vết loét trên da đã bị nhiễm trùng.
Khoảng 20% người mang liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A này trong cơ thể ở vùng họng nhưng không biểu hiện bệnh lý. Đến khi loại vi khuẩn này gây bệnh thì sẽ có 2 loại đó là xâm lấn và không xâm lấn:
Nếu bệnh nhiễm phải vi khuẩn streptococcus nhóm A là không xâm lấn thì sẽ bao gồm những loại bệnh sau trên lâm sàng như viêm họng liên cầu ở trẻ, sốt ban đỏ, chốc lở, nhiễm trùng vùng tai và viêm phổi. Loại nhiễm trùng này thường không nghiêm trọng, dễ lây lan hơn nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A xâm lấn.
Nếu là nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A xâm lấn thì mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn, bao gồm những bệnh lý như hội chứng nhiễm độc liên cầu khuẩn cấp tính, sốt thấp khớp, viêm hoại tử.
Can thiệp cấp cứu cho bệnh nhân trẻ tuổi bị ngừng tuần hoàn do nhồi máu cơ tim cấp Bệnh nhân nam, 36 tuổi, ở Tuyên Quang được đưa vào viện trong tình trạng ngừng tuần hoàn, khó thở, mất ý thức... Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang, bệnh nhân được kíp trực cấp cứu thực hiện sốc điện, cấp cứu ngừng tuần hoàn, đặt ống nội khí quản ngay, an thần, thở máy, có chỉ định chụp mạch vành...