Hụt hẫng khi phát hiện vợ có ‘quỹ đen’ biếu nhà ngoại ngày Tết
Tôi thật sự thấy mất niềm tin vào người phụ nữ mà mình ngày ngày “đầu gối tay ấp”. Sau 8 năm yêu và cưới, tôi nhận ra tôi không hiểu về vợ mình như vẫn tưởng.
Ảnh minh họa
Tôi và vợ kết hôn sau 5 năm gắn bó. Vợ tôi là biên tập viên của một công ty truyền thông, tính cô ấy hiền lành, xởi lởi. Tuy lương hai vợ chồng chỉ gần 20 triệu nhưng do vay ngân hàng và được bố mẹ hai bên giúp đỡ, chúng tôi đã sớm mua được một chung cư nho nhỏ ở Hà Nội. Nói chung, tôi nghĩ mình là người đàn ông may mắn khi có cuộc sống gia đình vui vẻ, ấm áp.
Lương mỗi tháng, tôi đều đưa cho vợ 80%, chỉ giữ lại 20% để đổ xe, ăn sáng. Các khoản phải chi tiêu, vợ tôi đều ghi vào một cuốn sổ nhỏ. Cuối tháng, cô ấy lại chia sẻ với tôi tháng này tiêu hết bao nhiêu, tiết kiệm được bao nhiêu. Vợ tôi luôn khẳng định: “Do còn nợ tiền nhà, hai vợ chồng phải cố gắng “chung lưng đấu cật”. Bao giờ xong xuôi rồi, chúng mình mới thoải mái mà hưởng thụ được”.
Mọi năm, chuyện Tết nhất đều một tay vợ tôi lo. Nhà ngoại, nhà nội, vợ chồng tôi đều biếu Tết 5 triệu. Ở quê, số tiền như vậy cũng giúp các cụ khá thoải mái trong việc mua sắm. Vợ tôi luôn tự hào khoe chồng yêu thương và đối xử công bằng với nhà vợ.
Chỉ tới những ngày gần đây, sau khi hai vợ chồng sắm một chiếc Ipad, tôi mới biết vợ mình không hề đơn giản như tôi vẫn nghĩ. Số là sau khi đăng nhập vào tài khoản Facebook trên chiếc máy tính bảng này, vợ tôi không hề thoát ra. Cô ấy vẫn vô tư chat với bạn bè trên Facebook tại máy tính của cơ quan mà không nhớ rằng mình đang để Ipad ở nhà.
Sáng hôm ấy, khi tôi đang chuẩn bị đi làm thì chiếc Ipad báo có tin nhắn. Đưa tay vào máy định tắt sóng wifi cho đỡ tốn pin, bỗng dưng tò mò xem vợ nói chuyện gì, tôi ngỡ ngàng đọc được những dòng hội thoại:
Video đang HOT
- Chị ơi, chị biếu ông bà ngoại tiền Tết bao nhiêu?
- Công khai thì là 5 triệu, còn không công khai thì là 15 em ạ.
- Ủa, nghĩa là sao hả chị?
- À, chị luôn có một khoản giấu chồng để biếu ông bà ngoại. Bố mẹ chị có mỗi hai đứa con gái thôi. Chị gái của chị thì nghèo chẳng có tiền đâu. Mỗi tháng lương chị đều trích ra 1,2 triệu để biếu bố mẹ dịp Tết. Con cái không ở nhà, ông bà cũng đỡ tủi thân.
- Chị siêu thật, chị không nói với ông Mạnh (tên tôi) à?
- Nói làm gì, ông ấy lại tưởng mình “trọng ngoại khinh nội”. Cứ giả vờ hai bên công bằng, gia đình mới hạnh phúc em ạ.
“Sự cao tay” của vợ khiến tôi sững người. Hóa ra, cô gái hồn nhiên, nhí nhảnh trong mắt tôi lại rất biết cách làm “gia đình hạnh phúc” bằng những hành động khôn ngoan và giả tạo. 10 triệu không đáng là bao, nhưng sự giấu giếm này làm tôi ít nhiều mất đi niềm tin dành cho vợ.
Khi viết những dòng này, tôi vẫn chưa nói những tâm sự của mình cho vợ tôi biết. Là đàn ông, nhắc đến tiền nong, tôi thấy khó mở lời. Thực lòng tôi hi vọng cô ấy sẽ chủ động chia sẻ với tôi. Chắc hẳn cô ấy biết, tôi không phải người đàn ông keo kiệt.
Theo Dantri
Tết và nỗi sợ mang tên "Bốn chữ lắm"
Với mỗi người con đất Việt, ngày Tết luôn mang lại một cảm giác rất đặc biệt và từ nhiều đời nay, dịp Tết luôn được chờ đợi, háo hức của các thành viên trong gia đình.
Vì nhiều lý do khác nhau, không ít người cảm thấy sợ Tết. (Ảnh minh họa)
Nhưng Tết ngày nay, trong bối cảnh kinh tế thị trường, ngày Tết cũng mất dần đi ý nghĩa vốn có, nhiều người còn thấy sợ Tết vì nhiều lý do khác nhau. Xin mượn tên bài hát "Bốn chữ lắm" để tổng kết lại những lý do sợ Tết.
Chi tiêu, tốn kém lắm!
Năm nay, nhiều người cho rằng lại là "một năm kinh tế buồn", bởi thế dịp Tết không ít người rất sợ vì có biết bao khoản phải chi tiêu, mua sắm, quà cáp... Không ít cặp vợ chồng không dám về quê vì không đủ tiền mua vé tàu xe, quà cáp cho người thân. Không khỏi chạnh lòng khi thầy ai đó đi ô tô về quê, quà đắt tiền biếu khắp nơi.
Ngày Tết tiền lì xì ngày càng có mệnh giá cao, không biết "đối đáp" thế nào nên phải đút tiền lì xì có mệnh giá để "đề phòng" người khác mừng tuổi nhiều.
Đi lại vất vả lắm!
Dịp Tết là nỗi khổ của không ít người dân đi làm ăn xa, người thành phố về thăm quê... người bình dân vất vả xếp hàng, thậm chí là sẵn sàng mua vé chợ đen giá cao, thế nhưng khi lên tàu, xe gặp cảnh nhồi nhét, không ít người phải đứng, hay chấp nhận nằm trên nóc xe hay cốp xe, chịu khổ mong sao về được nhà.
Những người có ô tô riêng cũng gặp cảnh mọi ngả đường đi các tỉnh luôn trong tình trạng ùn tắc. Vừa đi, vừa nơm nớp lo sợ xe khách, xe chở hàng lạng lách, phóng như bay để tăng thêm chuyến.
Ăn, uống lắm!
Ngày Tết là dịp để nhiều người chạy theo trào lưu săn món "độc", đồ uống "dị" vất vả, tốn kém để đãi khách, để có tiếng là biết thưởng thức Tết. Chưa kể, ngày Tết cỗ bàn thừa mứa, rượu chảy như suối, đủ thứ để mà chúc tụng, đủ mỹ từ để ép nhau uống. Rượu vào lời ra, ngày Tết cũng vì thế mà kém vui, anh em, bạn bè, hàng xóm vì "ma men" mà mất hòa khí, thậm chí "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với nhau.
Tệ nạn, tai nạn lắm!
Tết cũng là dịp phát sinh tệ nạn, điển hình là nạn cờ bạc. Nhiều gia đình coi chiếu bạc như là "món ăn" không thể thiếu những ngày Tết, từ anh em, thậm chí cha con cũng "quây quần" sát phạt nhau. Ở đầu ngõ, góc làng xúm đen, xúm đỏ quanh chiếu bạc, ngày xuân không ít người đi "xoay" tiền trả nợ vì thua bạc.
Hàng năm, cả nước có hàng chục người chết mỗi ngày dịp Tết vì tai nạn giao thông, nguyên nhân chủ yếu là do uống nhiều rượu nhưng vẫn lái xe trên đường. Gần ấy gia đình đau đớn, ngày Tết mỗi năm u buồn trong ngày giỗ người thân.
Mùa xuân về, Tết đến, không khí phố phường rộn ràng, sạch đẹp... nhưng không ít người rất sợ Tết. Tết cổ truyền của dân tộc đang mất dần tính thiêng liêng, ấm cúng khiến nhiều người không còn mặn mà với Tết. Đã có không ít những tiếng thở dài của ai đó mỗi khi nhắc đến Tết.
Theo PNT
"Sao lại dốc hết tiền cho nhà chồng?" Mỗi lần gọi điện nói chuyện với cô bạn, than phiền về chuyện này, chuyện kia là nó lại hét toáng lên &'mày điên à mà mang hết tiền dốc vào nhà chồng, phải giữ lại cho mình khoản chi tiêu chứ". "...Tao không thể tưởng tượng được sao mày lớn rồi mà dại thế? Phải tính đường lui chứ, nếu mà cứ...