Hút cạn nước ao, phát hiện lăng mộ quái đản bên dưới: Cảnh bên trong ám ảnh chuyên gia
17 bộ hài cốt đã đặt ra bài toán khó cho các chuyên gia khảo cổ.
Vào năm 2018, một cái ao bên ngoài thôn Tam Quan Miếu, Tề Dương, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc được xả nước và dọn dẹp. Không ai nghĩ rằng dưới mặt ao phẳng lặng lại có một ngôi mộ cổ lớn. Điều đáng sợ hơn, đó là nơi chôn của 17 bộ hài cốt.
Các nhà khảo cổ học khi đến hiện trường đã phát hiện đó là đỉnh của ngôi mộ cổ bằng gạch xanh! Các chuyên gia nhanh chóng đến hiện trường. Căn cứ vào hình dáng phần lộ ra trên mặt nước, sơ bộ có thể suy đoán đây là một ngôi mộ lớn thời nhà Hán.
Bảy chiếc máy bơm được sử dụng để hút nước cả ngày lẫn đêm, nước trong ao cuối cùng cũng được rút cạn!
LĂNG MỘ QUÁI ĐẢN ĐẾN ĐÁNG SỢ
Sau khi đích thân xuống kiểm tra, chuyên gia khẳng định lăng mộ này bao gồm hai ngôi mộ ở phía đông và tây, tổng diện tích khoảng 300 mét vuông! Trước đó, lăng mộ của Đàm Thiệu, ngôi mộ đầu tiên được phát hiện ở vùng Giang Nam, chỉ rộng 200 mét vuông…
Trong quá trình khai quật, đoàn khảo cổ đã phát hiện những bộ xương người ở độ sâu 1,5 mét. Theo lẽ thương, ở độ sâu này không thể có tang vật, huống chi là xương cốt…
Tại sao lại như vậy?
Sau đó, xương chân, xương sọ, xương cột sống và nhiều bộ phận khác tiếp tục xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trong lăng mộ, tình hình càng ngày càng quái đản.
Các chuyên gia phỏng đoán mực nước ngầm ở nơi này phải rất cao, do đó đã cuốn những bộ hài cốt này ‘trôi dạt’ đến vị trí chỉ cách mặt đất 1,5 mét này.
Tuy nhiên không dừng lại ở đó, khi bí ẩn về những bộ xương người chưa được giải đáp thì người ta lại tiếp tục phát hiện những mảnh xương chó trong lăng mộ phía tây. Đây cũng là nơi cất giữ quan tài. Có vẻ như chủ nhân của ngôi mộ đã đưa vật nuôi của mình sang thế giới bên kia.
Quang cảnh trong quá trình khai quật. Hình ảnh: Kknews
Tiếp đó, xương gia cầm, xương bò, xương sườn của loài gặm nhấm… cũng lần lượt được tìm thấy. Chủ nhân của ngôi mộ kỳ lạ dường như đã mang theo một trang trại xuống mồ!
Vào thời Đông Hán, phong tục chôn cất xác sống về cơ bản đã bị bãi bỏ, hầu như tất cả đều được thay thế bằng tượng gốm, dù là hoàng đế hay quý tộc. Nhưng chủ nhân của ngôi mộ lớn này vẫn dùng những con vật sống để hiến tế. Đây có thể coi là một dấu hiệu bất thường…
Bầu không khí kỳ lạ vẫn tiếp diễn. Lần này, xương cốt của hai đứa trẻ đã thực sự khiến các chuyên gia thất kinh! Mọi người hoang mang trước việc xương người lớn, xương động vật và thậm chí có cả trẻ nhỏ… Rốt cuộc chuyện gì đã xảy ra?
KẾT LUẬN GÂY SỐC VỀ 17 BỘ HÀI CỐT
Sau đó, khi công việc dọn dẹp tiếp tục, cuối cùng, các nhà nhân chủng học đã thực sự xác định được xương của 17 người trong hai ngôi mộ ở phía đông và tây! Đây là một kết luận gây chấn động.
Trong số những người này có nam có nữ, người già và trẻ nhỏ… Do sự xáo trộn của mạch nước ngầm, không một bộ xương nào trong ngôi mộ là hoàn chỉnh. Tổng cộng 17 bộ hài cốt này thực sự đặt ra một bài toán khó.
Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia khảo cổ đưa ra một số suy đoán:
Đầu tiên là tác động của tự nhiên. Dòng chảy của mạch nước ngầm trong hơn 1000 năm có thể đã mang xương cốt từ những ngôi mộ khác trong lòng đất đến ngôi mộ này.
Trường hợp thứ hai là các thành viên của một gia đình được chôn cất trong lăng mộ. Có thể do một nguyên nhân nào đó, những người trong một đại gia đình đã cùng qua đời. Con cháu trong dòng họ đã sửa sang lại ngôi mộ lớn này và dùng nó để chôn cất tất cả những người này.
Lăng mộ ‘đằm mình’ dưới ao mà dân làng không hề hay biết. Hình ảnh: Dippam
Điều đáng tiếc là trong lăng mộ không có manh mối nào khác còn sót lại. Các chuyên gia chỉ có thể phỏng đoán đây là một vị quan thượng thư hoặc một gia đình giàu có cuối thời Đông Hán.
Tổng cộng trong mộ có 17 người, họ có thể đã cùng nhau trải qua cảnh tượng khủng khiếp hơn 1000 năm trước. Những bộ xương không thể kể câu chuyện của chính mình, nhưng đã mở ra những ‘dấu hỏi lớn’ cho hậu thế…
Phát hiện về lăng mộ Hán ở Tam Quan Miếu sau này được chọn là một trong 5 khám phá khảo cổ hàng đầu ở Sơn Đông năm 2019.
Đồng thời, trong khu lăng mộ này, người ta cũng tìm thấy những bức chân dung bằng đá tinh xảo, có giá trị nghiên cứu lịch sử. Về sau, chính quyền địa phương quan tâm và quyết định xây dựng một bảo tàng với diện tích khoảng 4000 mét vuông để khách tham quan có thể đến chiêm ngưỡng.
Tiến vào mộ Khang Hy, nhóm khảo cổ ngửi thấy mùi quái dị: Kết quả niêm phong vĩnh viễn!
Bên trong mộ Khang Hy có thứ gì mà có thể khiến các chuyên gia 'chùn bước' như vậy?
Khang Hy được giới chuyên môn tôn sùng là "vị hoàng đế của các thời đại". Ông trở thành hoàng đế năm 8 tuổi và nắm quyền ở tuổi 14. Danh hiệu này quả thực không phải là quá vì khi sinh thời, ông đã làm được những đóng góp không hề nhỏ.
Tuy nhiên cả một đời lừng lẫy nhưng có lẽ điều mà Khang Hy không ngờ tới nhất là lăng mộ của ông đã bị bọn trộm mộ đào nhiều lần. Cho đến nay hài cốt của ông vẫn đang chìm trong cung điện lạnh lẽo dưới lòng đất.
Lăng mộ Khang Hy lần đầu tiên bị đánh cắp và khai quật vào năm 1928. Thủ phạm lần này là một nhân vật khét tiếng- Tôn Điện Anh. Người này đã đào mộ của Từ Hi và Càn Long và lấy đi nhiều bảo vật quý giá.
Tuy nhiên với lòng tham không đáy, Tôn Điện Anh đã nhắm đến lăng mộ của Khang Hy. Mặc dù lần 'viếng thăm này' của tên trộm mộ không thành công nhưng những lỗ trộm vẫn còn đó. Do đó, lăng mộ không thể thoát khỏi số phận bi đát.
Sau này một nhóm mộ tặc với tổng cộng hơn 30 người, đã đào bới suốt đêm để vào đến bên trong. Chuyện kể lại rằng khi những tên trộm mở quan tài ra thì bên trong bốc cháy ngùn ngụt. Những kẻ này sợ hãi chạy tán loạn ngay lập tức. Tuy nhiên trước khi thoát thân chúng không quên cướp bảo vật và mang đi tất cả những thứ có giá trị trong lăng mộ.
Lăng mộ đã bị ngập nước nghiêm trọng. Hình ảnh: Kknews.
Trong đó, thứ có giá trị nhất bị lấy đi là chiếc Chén Cửu Long được Khang Hy sử dụng khi còn sống. Hài cốt của ông và các phi tần cũng bị bọn trộm mộ ném khắp nơi, hiện vẫn chưa được dọn dẹp.
Năm 1952, với mục đích khai quật bảo vệ, đoàn khảo cổ gồm các chuyên gia đầu ngành đã tiến vào Thanh Cảnh Lăng của Khang Hy. Không ngờ ngay sau khi vừa vào trong, đoàn khảo cổ đã nhanh chóng phong tỏa cung điện dưới lòng đất và các hố trộm cướp và quyết định dừng cuộc khai quật tại đây. Rốt cuộc họ đã nhìn thấy thứ gì?
Cụ thể, vào mùa hè năm 1952, một tấm bia ở Thanh Cảnh Lăng bốc cháy không thể giải thích được. Để tìm hiểu nguyên nhân, một đội khảo cổ đã được cử đến để điều tra, bởi vì bọn côn đồ đến lăng mộ đã bị thương nội tạng trong mộ.
Để đảm bảo an toàn, 3 người trong đoàn xuống trước để thăm dò. Họ di chuyển xuống bằng dây thừng. Sau khi xuống đến lăng mộ họ nhận xung quanh lạnh lẽo bất thường và rất tối. Phía sau hai cánh cổng đá, nước đột ngột tràn xuống dưới chân khiến họ 'đông cứng' lại, càng đi vào thì nước càng sâu. Khi tiến đến gần quan tài, nước đã ngập đến thắt lưng, bốc lên mùi hôi thối rất khó chịu.
Cả nhóm vội vã rút khỏi lăng mộ của Khang Hy. Để đảm bảo an toàn, các chuyên quyết định đóng cửa Thanh Lăng Cảng vì nơi đây quá nguy hiểm, lại có nhiều hang động, rất bất ổn. Thêm vào đó nơi đây còn lưu truyền nhiều truyền thuyết kinh khiến các chuyên gia cũng phải e ngại.
Cho đến nay, cung điện dưới lòng đất vẫn không có, mở ra, hài cốt của Khang Hy bị ngâm trong nước lạnh như thường, mong rằng một ngày nào đó có thể chôn xuống đất cho an toàn.
Mộ cổ nghìn năm được 1 'quái thú' canh giữ, không ai dám vào: Chuyên gia mạo hiểm khám phá - Sững sờ với khung cảnh bên trong Khung cảnh bên trong khiến các nhà khảo cổ sững sờ vì quá kỳ quái! Ở Thiểm Tây, Trung Quốc có một ngọn núi rất kỳ quái. Nhìn từ xa cảnh vật trên núi rất đẹp và tươi tốt. Tuy nhiên, dân làng sống gần đó sợ hãi không ai dám lại gần. Lý do là bởi ở đây có một truyền thuyết...