Hươu, nai “xác sống” đe dọa nước Mỹ
Giới chức Mỹ đang lo lắng về hiện tượng hươu, nai “xác sống” đang hoành hành tại 24 bang giữa lúc có cảnh báo chúng có thể đe dọa con người.
Hiện tượng này do bệnh suy yếu mãn tính (CWD) gây ra, ảnh hưởng đến bộ não, tủy sống và các tế bào khác ở loài hươu, nai sừng tấm bị nhiễm bệnh.
Đáng chú ý, con vật bị bệnh có tình trạng vật vờ, giảm cân nhanh chóng và nhỏ nước dãi không khác gì “xác sống”. Chúng có thể trở nên hung hăng hơn và ít sợ con người hơn trước, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC).
CDC cho biết thêm bệnh này bị lây thông qua sự tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể hoặc uống nước bị nhiễm khuẩn.
Bệnh này khiến con vật bị nhiễm khó sống nhưng nguy cơ lây sang người là thấp. Tuy nhiên, CDC vẫn cảnh báo CWD vẫn có thể là mối đe dọa đối với con người.
Mối đe dọa của CWD khiến người săn được khuyến cáo kiểm tra thịt thú săn trước khi ăn chúng. Ảnh: AP
Video đang HOT
CWD có thể ủ bệnh trong hơn 1 năm trước khi con vật nhiễm bệnh thể hiện các triệu chứng bên ngoài. Vì thế, CDC khuyến cáo người đi săn kiểm tra thịt thú săn trước khi ăn chúng. Một lời khuyên khác là tránh ăn thịt của con nhiễm bệnh.
Bang Nevada cho đến giờ vẫn chưa bị dịch bệnh này tấn công và giới chức địa phương muốn duy trì điều này. Cơ quan quản lý tài nguyên hoang dã bang Nevada đã đưa vào hoạt động các cơ sở lấy mẫu di động trong nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập.
Họ cũng thúc giục người đi săn mang xác huơu, nai bị săn đến cơ sở trên để kiểm tra về CWD. Theo cơ quan trên, quá trình lấy mẫu kiểm tra chỉ mất khoảng 5 phút và không ảnh hưởng gì đến thịt của chúng.
Trước đó, Thống đốc bang Nevada, ông Steve Sisolak, đã ký ban hành dự luật cấm mang thịt hươu, nai sống từ nơi khác vào bang này để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm.
Tính đến tháng 8, CDC cho biết bệnh này đã xuất hiện ở 227 hạt tại 24 bang ở Mỹ, trong đó 3 bang Wyoming, Colorado và Kansas bị nghiêm trọng nhất. Ngoài ra, CWD còn hiện diện ở một số tỉnh tại Canada.
P.Võ
Theo CNN, Independent/nguoilaodong
Mỹ phát hiện ra cách đẩy nhanh phục hồi dây thần kinh ngoại biên
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra một quá trình phân tử kiểm soát tốc độ phát triển của dây thần kinh trong quá trình phát triển phôi thai và phục hồi sau chấn thương trong suốt cuộc đời, giúp phát triển của các liệu pháp rút ngắn thời gian cần thiết để phục hồi dây thần kinh ngoại biên sau chấn thương.
Những con chuột không có gien Limk1 đã cho thấy sự gia tăng 15% về tốc độ tái sinh thần kinh sau chấn thương so với những con chuột thuộc nhóm đối chứng - Ảnh: Broad Stem Cell Research Center
Theo Medical Express, thống kê cho thấy có tới 20 triệu người Mỹ bị chấn thương dây thần kinh ngoại biên, có thể do vết thương trong chiến tranh và tai nạn xe máy cũng như các rối loạn y tế bao gồm cả bệnh tiểu đường.
Những tổn thương này có thể có tác động tàn phá đến chất lượng cuộc sống, dẫn đến mất cảm giác, chức năng vận động và đau dây thần kinh kéo dài. Cơ thể con người vẫn có khả năng tái tạo các dây thần kinh bị tổn thương, nhưng quá trình này chậm và không đầy đủ.
Mới đây, các nhà nghiên cứu tại Trung tâm y học tái sinh và nghiên cứu tế bào gốc Eli và Edythe tại Đại học California, Mỹ, đã phát hiện ra một quá trình phân tử kiểm soát tốc độ phát triển của dây thần kinh trong quá trình phát triển phôi thai và phục hồi sau chấn thương trong suốt cuộc đời. Điều này sẽ giúp cải thiện đáng kể quá trình phục hồi cho bệnh nhân bị chấn thương dây thần kinh ngoại biên.
Được biết, hệ thần kinh của cơ thể con người có 2 thành phần: hệ thần kinh trung ương, bao gồm não và tủy sống và hệ thần kinh ngoại biên, bao gồm tất cả các dây thần kinh khác trong cơ thể.
Các dây thần kinh ngoại biên trải dài trên một khoảng cách dài để kết nối các chi, tuyến và các cơ quan với não và tủy sống, gửi các tín hiệu điều khiển chuyển động qua các tế bào thần kinh vận động và chuyển tiếp thông tin như đau, chạm và nhiệt độ thông qua các tế bào thần kinh cảm giác.
Không giống như các dây thần kinh trong não và tủy sống, được bảo vệ bởi hộp sọ và đốt sống, các dây thần kinh của hệ thần kinh ngoại biên không có sự bảo vệ như vậy, khiến chúng dễ bị tổn thương.
Cơ thể vẫn có một cơ chế giúp các dây thần kinh ngoại biên thiết lập lại các kết nối sau chấn thương, quá trình này chậm; dây thần kinh bị tổn thương tái phát với tốc độ trung bình chỉ một milimet mỗi ngày và thường đi kèm với đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân. Và nếu các cơ bắp bị teo, cần thực hiện nhiều biện pháp phục hồi chức năng.
Ngay từ năm 2010, bằng các thử nghiệm trên loài gặm nhấm, các nhà khoa học thấy rằng có thể kiểm soát tốc độ phát triển dây thần kinh ở tủy sống trong quá trình phát triển phôi thai. Để làm điều này, cần tác động đến gien có tên Limk1. Gien này kiểm soát tốc độ tăng trưởng dây thần kinh bằng cách điều chỉnh hoạt tính của protein cofilin. Thử nghiệm được tiến hành trên những con chuột biến đổi gien để loại bỏ gien Limk1 đã cho thấy sự gia tăng 15% về tốc độ tái sinh dây thần kinh sau chấn thương so với những con chuột thuộc nhóm đối chứng.
Phát hiện này có thể giúp phát triển của các liệu pháp rút ngắn thời gian cần thiết để phục hồi dây thần kinh ngoại biên sau chấn thương .
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
Dân chuyên Văn gây choáng với chiếc sơ đồ tư duy "siêu to khổng lồ", chằng chịt chữ như mạng nhện nhìn vào hoa cả mắt Đúng là dân chuyên Văn, dù làm sơ đồ tư duy cũng phải nhiều chữ mới chịu được! Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giữa hình ảnh và chữ viết thì đôi mắt luôn dành sự ưu tiên đặc biệt cho hình ảnh hay hình vẽ. Nắm bắt điều này, các sơ đồ tư duy ngày càng trở nên phổ biến, giúp...