Hưởng ứng ngày trẻ sinh non thế giới 17/11: 9 – 10% trẻ sơ sinh ra đời bị non tháng, nhẹ cân
Chiều 31/10, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức chương trình “Ngày hội trẻ sinh non Bệnh viện Phụ sản Hà Nội” nhằm hưởng ứng ngày trẻ sinh non thế giới 17/11, nhân 40 năm ngày thành lập Bệnh viện.
PGS. TS. Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội phát biểu khai mạc chương trình. Ảnh: Minh Thúy
Phát biểu tại chương trình, PGS. TS. Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội – bày tỏ: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội mang trên mình sứ mệnh rất lớn là chăm sóc sức khỏe cho 2 đối tượng chính: bà mẹ và trẻ sơ sinh. Những năm gần đây, tỷ lệ trẻ sinh non trên thế giới là 10%. Còn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội mỗi năm cũng tiếp nhận trên 40.000 trẻ sơ sinh ra đời, trong đó, trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân chiếm khoảng 9-10%. Trẻ sinh non phải đối mặt với nhiều vấn đề về bệnh tật.
PGS. TS. Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cùng em bé sinh non được điều trị tại bệnh viện
Trẻ sinh non luôn tiềm ẩn nguy cơ cao về mắc các bệnh và chịu ảnh hưởng, tác động đến từ môi trường. Nếu chăm sóc trẻ sơ sinh không tốt, thì bé sẽ gặp phải nhiều vấn đề cản trở đến sự phát triển sau này.
“Chúng tôi mong muốn tổ chức “Ngày hội trẻ sinh non” để cộng đồng và xã hội chung tay giảm tỷ lệ trẻ sinh non. Chúng ta phải chăm sóc tốt trẻ sinh non để khi bé lớn lên không bị thiệt thòi so với những trẻ sinh đủ tháng.” – PGS. TS. Nguyễn Duy Ánh nói.
PGS. TS. Trần Minh Điển – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương – chia sẻ: Các bác sĩ ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã đạt được trình độ, đẳng cấp nhất định, trở thành Bệnh viện Trung ương có uy tín, liên quan đến công tác chỉ đạo tuyến trong hệ thống sản khoa. C ác bác sĩ của Bệnh viện đã đem kỹ năng, kiến thức của mình để cố gắng chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non.
Video đang HOT
PGS. TS. Trần Minh Điển – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương
Cũng theo PGS. TS. Trần Minh Điển, thời gian qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã phối hợp với Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong công tác chăm sóc trẻ sơ sinh. Các chuyên gia của Bệnh viện Nhi Trung ương luôn sẵn sàng có mặt để hỗ trợ cho Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
PGS. TS. Trần Minh Điển hy vọng hai Bệnh viện sẽ tiếp tục hợp tác để hạ thấp tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh.
Trẻ sinh non được khám miễn phí
Theo ThS. BS. Phan Thị Huệ – Bệnh viện Phụ sản Hà Nôi – có tới 35-46% trẻ dưới 1.000gr và 23% trẻ dưới 1.500gr phải đối mặt với bệnh phổi mạn tính. Nhiều trẻ dưới 1.500gr gặp các vấn đề về cho ăn, tăng trưởng, thiếu máu do thiếu sắt. Không chỉ vậy, một số trường hợp trẻ còn bị chảy máu nội sọ, chảy máu nhu mô, quanh não thất gia tăng nguy cơ chậm phát triển tinh thần và vận động; tổn thương chất trắng dẫn đến nguy cơ tổn thương vận động, nhãn cầu.
ThS. BS. Phan Thị Huệ cho biết để bảo vệ sức khỏe cho trẻ sinh non, phải đặc biệt chú ý đến giấc ngủ của trẻ, tăng cường quá trình chăm sóc theo cụm và chăm sóc phối hợp; để trẻ nằm đúng tư thế; sử dụng các phương pháp giảm đau, đáp lại các hành vi gợi ý của trẻ; tránh những việc không cần thiết như: đo vòng bụng, đo cân nặng, tắm,…;
Đáng lưu ý là, các chuyên gia cho biết, mặc dù các gia đình đều lo lắng về trẻ sinh non, nhưng hầu hết các bé sau khi xuất viện đều có cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc.
Theo viettimes
Gần 1.600 lít sữa cho trẻ sinh non, bị bệnh lý, không có sữa mẹ
Sau 5 tháng hoạt động, Ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Từ Dũ (TPHCM) đã vận động được 85 bà mẹ, thu nhận 1.555 lít sữa thô, cung cấp cho 1.747 trẻ sơ sinh điều trị tại bệnh viện.
Ngày 30/10, đại diện Merck Export GmbH Việt Nam (Merck Việt Nam) đã trao tặng số tiền 100 triệu đồng cho bệnh viện Từ Dũ, giúp duy trì Ngân hàng sữa mẹ tại bệnh viện này.
Ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Từ Dũ được chính thức khai trương vào ngày 10/4/2019 nhằm giúp nhiều trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non hoặc bệnh lý không có sữa mẹ có cơ hội được tiếp cận nguồn sữa mẹ quý giá, an toàn.
Đây là Ngân hàng sữa mẹ thứ hai trên cả nước được Bộ Y tế cấp phép, tài trợ kỹ thuật và một phần kinh phí bởi Tổ chức FHI 360, dự án Alive and Thrive, Quỹ tài trợ Irish Aid (Chính phủ Ireland).
Sau 5 tháng hoạt động, bệnh viện đã vận động được 85 bà mẹ hiến tặng, thu nhận 1555 lít sữa thô, cung cấp cho 1.747 trẻ sơ sinh điều trị tại bệnh viện.
Sữa mẹ được lưu trữ, bảo quản tại Ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Từ Dũ
Để ngân hàng hoạt động tốt, ngoài lượng sữa từ các bà mẹ đủ tiêu chuẩn hiến tặng thì vấn đề trang thiết bị cũng hết sức quan trọng. Hầu hết các trang thiết bị chuyên dùng như máy thanh trùng sữa, tủ đông, bình sữa... được sử dụng tại bệnh viện đều phải nhập từ Anh và một số nước tiên tiến. Do đó, để cho ra đời một Ngân hàng sữa mẹ đòi hỏi tốn rất nhiều công sức, tiền bạc.
BS.CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ cũng cho biết, Ngân hàng sữa mẹ ra đời đáp ứng được rất nhiều nhu cầu của xã hội, trong đó cơ bản là giúp các bà mẹ chia sẻ nguồn sữa sẵn có cho trẻ sinh non và bệnh lý, góp phần cứu sống và rút ngắn thời gian nằm viện của các đối tượng đặc biệt này.
Nguồn sữa mẹ hiến tặng được giám sát chặt chẽ
Theo bác sĩ Mỹ Nhi, nguồn sữa tại Ngân hàng sữa mẹ phải đảm bảo tuyệt đối an toàn. Do đó, nguồn sữa mẹ hiến tặng được giám sát chặt chẽ thông qua các xét nghiệm sàng lọc, phỏng vấn, kiểm tra hồ sơ bệnh án...
Đối với các bà mẹ hiến sữa bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chí về sức khỏe phải tốt, không mắc các bệnh lý có thể lây qua đường sữa mẹ như viêm gan B, C, HIV, giang mai..., và tuyệt đối không sử dụng những loại thuốc ảnh hưởng chất lượng sữa mẹ.
Khi tham gia hiến tặng sữa, các bà mẹ được trang bị nhiệt kế nhằm theo dõi nhiệt độ sữa trong tủ lạnh. Mỗi đơn vị sữa hiến tặng đều được ghi tên, dán mã số và ngày giờ vắt để phân biệt hoặc có thể truy xuất khi có sự cố. Đặc biệt, sữa thanh trùng sẽ được làm nóng tới nhiệt độ 62,50 độ C trong vòng 30 phút, rồi giảm dần còn 40 độ C. Quy trình này nhằm khống chế, loại bỏ các tác nhân vi sinh học như nấm, vi khuẩn, virút, bào tử... nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng và miễn dịch của sữa mẹ.
Diệu Ngân
Theo phunuvietnam
Thóp của trẻ sơ sinh: Khi nào là bất thường và cha mẹ cần lo lắng Tuy chỉ là một phần nhỏ trên đầu nhưng phần thóp của trẻ sơ sinh lại khiến các mẹ hết sức lưu tâm, thậm chí lo lắng. Thóp đầu là một phần mềm trên đầu trẻ sơ sinh có thể nhìn thấy được từ lúc bé ra đời cho đến khi được một vài tháng tuổi. Nếu nhìn kỹ thì nó thường ở...