Hướng tới tinh thần thượng tôn pháp luật ở Biển Đông
Đây là ý kiến chung của các đại biểu khi thảo luận về chủ đề Tranh luận pháp lý bằng Công hàm tại Liên hợp quốc trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 12.
Giám đốc Học viện Ngoại giao Phạm Lan Dung phát biểu khai mạc Hội thảo quốc tế Biển Đông. (Ảnh: Trung Hiếu)
Trong khuôn khổ Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 với chủ đề “ Duy trì hòa bình và hợp tác trong bối cảnh có nhiều biến động”, khi thảo luận về cuộc “tranh luận” bằng công hàm tại Liên hợp quốc (LHQ) trong vấn đề Biển Đông và tác động tới tương lai của tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), các học giả khẳng định, Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982 có giá trị phổ quát và toàn diện, phạm vi điều chỉnh tất cả các vấn đề trên biển.
Đây cũng là nội dung TS. Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao đề cập trong phiên khai mạc Hội thảo. Theo TS. Lan Dung, các quốc gia ngày càng đề cao vai trò và giá trị của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS do tính chất phổ quát và nhất quán của Công ước đã thiết lập khuôn khổ pháp lý, trong đó mọi hoạt động trên biển và đại dương được thực hiện. “Đây chính là các hành động thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật mà cộng đồng quốc tế mong muốn”, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao nhấn mạnh.
Công hàm của các nước đều trực tiếp và gián tiếp đề cập tới Phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện năm 2016 của Philippines, phản đối tất cả các yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Ủy ban ranh giới thềm lục địa đã trở thành nơi lưu giữ chính thức tất cả các công hàm, công thư phản đối các yêu sách vùng biển thái quá của Trung Quốc ở Biển Đông.
Nhiều học giả khẳng định, không tồn tại một quy chế đặc biệt nào cho phép các quốc gia lục địa được vẽ đường cơ sở thẳng quanh các nhóm đảo, quần đảo xa bờ. Bên cạnh đó, các công hàm, công thư trao đổi ở LHQ đã có những đóng góp giá trị trong việc làm rõ và củng cố lập trường pháp lý của các bên liên quan, đây là nguồn tài liệu quan trọng thể hiện quan điểm của các bên về vấn đề ở Biển Đông.
Theo các học giả, cuộc tranh luận bằng Công hàm là cách đấu tranh chính thức, hòa bình và mang lại sự minh bạch vì các nước dần làm rõ các yêu sách lãnh thổ và yêu sách biển ở Biển Đông, đồng thời công bố công khai với cộng đồng quốc tế. Diễn biến pháp lý này cũng có thể là cơ sở tham khảo cho các bên trong quá trình đàm phán COC.
Video đang HOT
Đáng chú ý, có học giả còn đề xuất một số quốc gia ASEAN có quan điểm tương đồng trong vấn đề pháp lý có thể hướng tới một tuyên bố lập trường chung về Biển Đông.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 12 do Học viện Ngoại giao (DAV), Quỹ hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông (FESS) và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) đồng tổ chức trong hai ngày 16-17/11, tại Hà Nội.
Sầu riêng, khoai lang sẽ đường đường... "xuất ngoại" vào Trung Quốc
Bộ NNPTNT đang thúc đẩy tiến trình mở cửa theo thứ tự ưu tiên đối với một số loại trái cây, nông sản vào thị trường Trung Quốc như: Bưởi, chanh leo, bơ, na, roi, dừa, thảo quả, sầu riêng...
Xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Tại hội thảo quốc tế "Trao đổi thông tin các quy định thị trường, kiểm soát xuất nhập khẩu rau quả Việt Nam - Trung Quốc" diễn ra ngày 27/10 tại TP.HCM, ông Tạ Quang Kiên - đại diện Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) cho biết, hiện nay Việt Nam đang có 9 loại trái cây được phép xuất khẩu sang Trung Quốc, gồm: Xoài, nhãn, chuối, vải, dưa hấu, chôm chôm, mít, thanh long và măng cụt.
Theo ông Kiên, hiện Bộ NNPTNT đang thúc đẩy nhanh tiến trình ký kết nghị định thư về mở cửa thị trường sản phẩm thạch đen, sầu riêng và khoai lang.
"Bộ cũng tiếp tục thúc đẩy tiến trình mở cửa theo thứ tự ưu tiên đối với một số loại trái cây, nông sản khác vào thị trường Trung Quốc như: Bưởi, chanh leo, bơ, na, roi, dừa, thảo quả và dứa" - ông Kiên nói.
Thu hoạch sầu riêng tại Tiền Giang. Ảnh: Tư liệu
Với những khó khăn về xuất khẩu thời gian qua gặp phải ở một số loại nông sản, Bộ NNPTNT cũng làm việc với Tổng cục Hải quan Trung Quốc nhanh chóng khắc phục việc tạm dừng xuất khẩu xoài, ớt của Việt Nam sang Trung Quốc.
Đồng thời, thiết lập đường dây nóng giữa các cơ quan đầu mối kỹ thuật hai nước để thường xuyên trao đổi, tháo gỡ khó khăn trong vướng mắc, thương mại biên giới hai bên.
"Bộ NNPTNT sẽ phối hợp các địa phương, hiệp hội tập trung phổ biến thông tin về xuất khẩu chính ngạch, quy định thị trường, hàng rào kỹ thuật của Trung Quốc đối với hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường này" - ông Tạ Quang Kiên nói.
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết thêm, đối với các loại hoa quả đã được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, hiện Bộ NNPTNT cũng đang ký kết lại Nghị định thư về kiểm dịch.
Việc xuất khẩu các loại nông sản này sang thị trường Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường, bên cạnh đẩy nhanh tiến trình mở cửa với các loại nông sản khác.
Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính
Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 10,9 tỷ USD, chiếm 24% tổng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản chính của Việt Nam.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, 9 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam - Trung Quốc giam 8,6% so vơi cùng ky, đat hơn 9,8 ty USD, đáng chú ý, mặt hàng rau quả giảm đến 25,9%, còn 1,4 tỷ USD.
Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, cho hay tiềm năng của thị trường Trung Quốc rất lớn, mỗi ngày Trung Quốc tiêu thụ khoảng 2 triệu tấn thực phẩm, các nước xuất khẩu vào thị trường này sẽ có nhiều triển vọng.
Trong đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc và ngược lại, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn thứ hai của Việt Nam.
"Tiềm năng thương mại nông sản giữa hai nước còn rất lớn, Việt Nam là nước xuất khẩu nông sản lớn thứ 16 trên thế giới và đứng thứ 2 trong các nước ASEAN (số liệu năm 2019). Nhiều nông sản của Việt Nam giữ vị trí tốp đầu trên thế giới trong đó có sản phẩm trái cây nhiệt đới... và Trung Quốc là thị trường đích đứng thứ 1, trên 70% rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc"- ông Toản nói.
Tuy nhiên, theo ông Toản, Trung Quốc hiện này không còn là một thị trường dễ tính, họ ngày càng yêu cầu cao về chất lượng, do đó, các doanh nghiệp Việt phải chú ý. "Chính sách quản lý hoạt động biên mậu của Trung Quốc thay đổi linh hoạt tùy theo từng thời điểm, định hướng phát triển thương mại chính ngạch" - ông Nguyễn Quốc Toản lưu ý.
Riêng đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, Trung Quốc đang áp dụng một số biện pháp quản lý về chất lượng, nguồn gốc, thắt chặt kiểm dịch và an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.
Tương tự, ông Lý Kiến Lương - Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP.HCM, cho biết thêm theo phản hồi từ phía Hải quan Trung Quốc, hiện vẫn còn những vướng mắc về đăng ký vùng trồng, quản lý cơ sở đóng gói và truy xuất nguồn gốc đối với nông sản Việt Nam.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: ASEAN không muốn bị kẹt trong cạnh tranh giữa các nước lớn Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho rằng cạnh tranh chiến lược là một thực tế đang diễn ra và các nước ASEAN cùng các đối tác đã được trao đổi trong những ngày qua. Tại họp báo chiều 12/9 sau khi kết thúc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM 53) và các hội...