Hướng tới sản xuất nông nghiệp xanh, tiết kiệm chi phí
Ngày 11/3 sẽ diễn ra hội nghị trực tuyến các bộ trưởng nông nghiệp từ các quốc gia G7 để thảo luận về tác động của tình hình căng thẳng Nga-Ukraine đối với an ninh lương thực toàn cầu và cách ổn định tốt nhất thị trường lương thực.
Theo đó, căng thẳng Nga-Ukraine có thể mang lại những hậu quả toàn cầu khi tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng gia tăng, bởi đây là hai quốc gia chủ chốt về xuất khẩu ngũ cốc và phân bón. Đứng trước những áp lực tác động vào sản xuất như phân bón, xăng dầu… là nước cung cấp lúa gạo đứng thứ 3 thế giới, đòi hỏi ngành nông nghiệp Việt Nam phải sản xuất tiết kiệm chi phí hơn, theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá, sản xuất nông nghiệp đang phải đối mặt với chi phí tăng cao trong thời gian gần đây và có những dự báo còn tiếp tục tăng hơn nữa do những biến động trên thế giới. Giảm chi phí đầu vào là một “mệnh lệnh” khi chuyển sang kinh tế nông nghiệp, giúp nông dân giảm khó khăn, thiệt hại. Theo đó, những giải pháp thay đổi quy trình sản xuất theo hướng tiết kiệm nguyên liệu vật tư, tăng cường tuần hoàn các phế phẩm nông nghiệp ở quy mô hộ, liên hộ, hợp tác xã cần được nhân rộng, trở thành phổ biến.
Nông dân tỉnh Đồng Tháp thu hoạch lúa. Ảnh (tư liệu): Chương Đài/TTXVN
Vụ lúa Đông Xuân là vụ lúa chính trong năm nên nông dân đều kỳ vọng vụ lúa này sẽ cho năng suất cao, bán được giá tốt nhất. Nhưng năm nay, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long phải gánh nhiều thứ trong canh tác lúa ở vụ này, nhất là từ đầu vụ giá vật tư nông nghiệp liên tục tăng cao mà dự báo còn tiếp tục tăng. Chưa kể những rủi ro từ dịch hại, thời tiết bất thường… làm năng suất lúa giảm nhiều so với vụ Đông Xuân năm trước.
Tại nhiều địa phương Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hoạch vụ lúa Đông Xuân, nông dân cho biết lợi nhuận mà họ có được rất thấp, bởi các chi phí như giá vật tư, xăng dầu, thuê máy móc, công lao động… đều tăng.
Nông dân Nguyễn Văn Bảy, xã Thạnh Đông, huyện Tân Hiệp cho biết, vụ lúa này chi phí sản xuất khoảng 40 triệu đồng/ha gồm làm đất, vệ sinh đồng ruộng, bơm tát, lúa giống, vật tư nông nghiệp, thuê công dặm lúa, thu hoạch… Tất cả giá chi phí đều tăng, nhất là giá phân bón tăng gấp đôi so với vụ Đông Xuân năm trước. Thu hoạch khoảng 8 tấn/ha, bán ngay tại ruộng với giá 5.700 đồng/kg và sau khi trừ hết chi phí sản xuất, ông còn được khoảng 5,6 triệu đồng.
Giá lúa không tăng, thậm chí giảm so với vụ mùa trước khiến lợi nhuận của nông dân đạt thấp. Điều này sẽ gây khó khăn rất nhiều cho việc tái đầu tư sản xuất của bà con. Nhưng nhìn lại cũng thấy, có một thực trạng là hiện nay trong thâm canh lúa, nông dân Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn sử dụng rất nhiều giống, phân bón, hay vấn đề thất thoát trong sử dụng phân bón còn cao.
Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, để giảm các yếu tố đầu vào trong sản xuất, nhiều năm qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với nhiều đơn vị, địa phương; trong đó, có Công ty cổ phần phân bón Bình Điền triển khai canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long với việc sử dụng phân bón tối ưu.
Mô hình được triển khai trong vụ Đông Xuân 2020-2021 và vụ Hè Thu 2021 cho thấy, việc sử dụng giống chỉ từ 67-85kg/ha, phân bón sử dụng giảm từ 10-30% tùy theo từng địa phương vẫn cho năng suất cao hơn và lợi nhuận tăng đáng kể từ 1 – 6,6 triệu đồng/ha.
Trong vụ Đông Xuân 2021-2022, mô hình tiếp tục được Công ty cổ phần phân bón Bình Điền xây dựng và chuyển giao cho nông dân ở tỉnh Trà Vinh vừa thu hoạch cho năng suất từ 7,3 – 8,3 tấn/ha, đạt lợi nhuận từ 24 – 26 triệu đồng. Bởi, nông dân đã sử dụng máy sạ cụm (còn gọi máy sạ khóm), sử dụng phân bón thông minh của công ty kết hợp với phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) nên giảm rất nhiều chi phí, công lao động, nhưng năng suất cao hơn 25-30% và lợi nhuận tăng hơn bình quân 6,5 triệu đồng/ha so với ruộng canh tác bình thường.
“Như vậy, có thể giảm lượng giống, phân bón để vừa giảm được chi phí, vừa giảm phát thải, hạn chế ô nhiễm môi trường. Đây là điều hoàn toàn có thể làm được”, ông Lê Quốc Thanh đánh giá.
Video đang HOT
Nhưng theo ông Lê Quốc Thanh, việc mở rộng những mô hình tương tự như vậy vẫn còn sự phụ thuộc vào các vùng sinh thái, tập quán, cây trồng… Các mô hình được đưa ra để làm thay đổi thói quen của những nông dân cần có sự minh chứng bằng thực tiễn và thời gian. Trung tâm sẽ tiếp cận mang tính tổng thể hơn với các gói kỹ thuật, giải pháp đồng bộ.
Bên cạnh các mô hình hướng dẫn người dân sản xuất tiết giảm sử dụng vật tư nông nghiệp thì ngành nông nghiệp và nhiều địa phương cũng tăng cường khuyến nghị sử dụng phân bón hữu cơ để thay thế phân bón vô cơ. Đặc biệt, người dân cũng tự sản xuất ra được phân hữu cơ này bằng việc tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp kết hợp với các chế phẩm sinh học. Nông dân sẽ giảm thêm một phần chi phí sản xuất, mà nông sản đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất sạch nên giá trị được nâng cao, đảm bảo thu nhập ổn định.
Hay nhìn vào mô hình lúa – tôm, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá đây là mô hình mang lại giá trị gia tăng cao hơn trong các hệ thống canh tác lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Mô hình còn thích nghi với biến đổi khí hậu, nâng giá trị hàng hóa lúa và tôm, đặc biệt còn thích hợp để phát triển hướng đến sản xuất hữu cơ.
“Mô hình giải quyết vấn đề mới mang tính chất toàn cầu là sản xuất giảm phát thải, sản phẩm sẽ được xem là sản xuất xanh. Bên cạnh giá trị sản phẩm sẽ có nhiều giá trị khác như không phát thải, giá trị nhân văn của nông dân Đồng bằng sông Cửu Long”, ông Lê Thanh Tùng cho hay.
Ngoài tiết giảm chi phí trong sản xuất, việc liên kết trong sản xuất đặc biệt là có sự tham gia của doanh nghiệp trong bao tiêu sản phẩm cũng sẽ giúp cho nông dân đảm bảo được lợi nhuận trong sản xuất, nhất là trong bối cảnh thị trường ngày càng có nhiều biến động.
Ông Trương Kiến Thọ, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang cho biết, từ đầu vụ, ngành nông nghiệp An Giang đã kế hoạch liên kết 115.100 ha với 16 doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp đang triển khai thực hiện ký hợp đồng bao tiêu lúa cho nông dân vụ Đông Xuân 2021 – 2022 thông qua các hợp tác xã, tổ hợp tác và các hộ dân. Vụ Đông Xuân 2021 – 2022 ở An Giang diện tích tiêu thụ thông qua liên kết tiêu thụ và doanh nghiệp, thương lái thu mua được 200.587 ha, với sản lượng 1,5 triệu tấn.
Không chỉ trong sản xuất lúa, thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, ngành nông nghiệp sẽ phải chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả.
Hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái bằng việc áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ; sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người.
Nga dự định ngừng xuất khẩu một sản phẩm quan trọng, nông dân toàn cầu thêm khó?
Theo Hãng thông tấn nhà nước Nga, TASS, Bộ Công Thương Nga đã khuyến nghị tạm ngừng xuất khẩu phân bón cho đến khi các dịch vụ vận chuyển trong và ngoài nước Nga được nối lại bình thường.
Động thái này có thể khiến giá phân bón tăng trong thời gian tới.
Nga có thể tạm ngừng xuất khẩu phân bón, giá phân bón tác động như thế nào?
Mới đây, Hãng thông tấn nhà nước Nga, TASS thông tin, ngày 4/3 Bộ Công Thương Nga đưa ra khuyến nghị Nga tạm ngừng xuất khẩu phân bón cho đến khi các dịch vụ vận chuyển trong và ngoài nước Nga được nối lại bình thường, điều này có thể khiến giá phân bón tăng.
Động thái này của Nga có thể khiến nguồn cung phân bón thế giới bị thiếu hụt một lượng lớn, từ đó đẩy giá phân bón có thể xác lập kỷ lục mới sau khi liên tiếp tăng trong thời gian qua do tác động của dịch Covid-19, kéo theo giá lương thực có thể tăng trên toàn cầu.
Trên thực tế, ngay sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, theo Bloomberg, giá phân bón tại Mỹ đã tăng 25%.
Cụ thể, giá phân bón urê giao tháng 4/2022 được giao dịch ở mức 795 USD/tấn tại New Orleans (Mỹ) vào ngày 4/3, tăng 22% so với mức giao dịch hồi đầu tuần. Trong khi đó, giá giấy ure cũng tăng lên 50 USD/tấn.
Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack cũng đã cảnh báo các nhà cung cấp phân bón không lợi dụng những căng thẳng địa chính trị đang xảy ra để làm tăng giá phân bón lên vượt quá mức.
Hiện, Nga và Trung Quốc cung cấp khoảng 1/4 lượng urê và 1/2 lượng phốt phát xuất khẩu của thế giới.
Bộ Công Thương Nga đưa ra khuyến nghị Nga tạm ngừng xuất khẩu phân bón cho đến khi các dịch vụ vận chuyển trong và ngoài nước Nga được nối lại bình thường. Điều này có thể khiến giá phân bón tăng, tác động đến nông dân toàn cầu. Ảnh: I.T
Giá phân bón trong nước có tăng nếu Nga tạm dừng xuất khẩu phân bón?
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, xung đột Nga - Ukraine và kèm theo đó là các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh mẽ của phương Tây cũng như phản ừng tứ phía Nga đã gây ra tác động toàn diện và sâu sắc đến kinh tế thế giới, như: ngắt hệ thống thanh toán quốc tế (SWIFT) các ngân hàng quốc tế lớn của Nga; phong tỏa tài sản của các ngân hàng, tập đoàn lớn; ngăn cản xuất nhập khẩu; ngừng cung cấp tín dụng, đứt gãy chuỗi cung ứng, phá giá đồng Rub, tăng lạm phát, bất ổn thị trường chứng khoán toàn cầu...
Bộ NNPTNT đánh giá, Việt Nam cũng không nằm ngoài các tác động xấu về kinh tế do ảnh hưởng của chiến sự Nga - Ukraine, đặc biệt là các rủi ro về thanh toán quốc tế, đứt gãy chuỗi cung ứng cho các hoạt động xuất nhập khẩu.
Ngoài ra, Việt Nam cũng nhập khẩu từ Nga và Ukraine nhiều nguyên liệu đầu vào cho sản xuất nông nghiệp trong nước như lúa mỳ (trong điều kiện bình thường có thể đến 1 triệu tấn, chiếm khoảng 20% tổng nhập khẩu lúa mỳ), ngô (3% tổng nhập khẩu ngô) làm thức ăn chăn nuôi; phân bón (10% tổng nhập khẩu phân bón).
Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu nông lâm thủy sản từ Nga vào Việt Nam khoảng 500 triệu USD.
Việc thiếu hãng tàu và tăng chi phí vận chuyển khiến các doanh nghiệp nhập khẩu đầu vào của Việt Nam phải dừng giao dịch với Nga và chuyển sang các tìm nhà cung ứng từ các nước khác như: Úc, Nam Mỹ, Nam Phi.
Quan trọng hơn là sự thiếu hụt nguồn cung từ Nga và Ukraine làm tăng giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trên toàn cầu.
"Thực tế, giá nguyên liệu đầu vào như: lúa mỳ, ngô... đã tăng lên khoảng 10-20%, giá phân bón tăng trên 20% trong thời gian gần đây, ảnh hưởng xấu đến ngành chăn nuôi và trồng trọt" - Bộ NNPTNT nhận định.
Năm 2021, Việt Nam nhập từ Nga 386.193 tấn phân bón, tăng 7,9% về lượng, tăng 30,3% kim ngạch so với năm 2020. Lượng nhập khẩu phân bón từ Nga chiếm 10% lượng phân bón sử dụng cả nước.
Trong khi đó, ông Đào Hữu Duy Anh, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang khẳng định, căng thẳng Nga - Ukraine chắc chắn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường phân bón Việt Nam.
"Nga đang là nhà xuất khẩu phân bón NPK rất lớn cho Việt Nam, do vậy căng thẳng Nga - Ukraine chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến ngành phân bón, giá phân bón có thể sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung bị ảnh hưởng" - ông Duy Anh nói.
Đơn cử như Công ty CP Tập đoàn hóa chất Đức Giang, dù không nhập phân bón NPK từ Nga mà tự sản xuất được nhưng do nguồn nguyên liệu nhập khẩu đang tăng nên doanh nghiệp cũng đang rất đau đầu.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2021, Việt Nam nhập từ Nga 386.193 tấn phân bón, tăng 7,9% về lượng, tăng 30,3% kim ngạch so với năm 2020. Lượng nhập khẩu phân bón từ Nga chiếm 10% lượng phân bón sử dụng cả nước.
Trong đó, chỉ tính riêng tháng 12/2021 nhập khẩu phân bón từ thị trường Nga tăng rất mạnh, tới 404,4% về lượng, tăng 495% kim ngạch, đạt 56.798 tấn.
Bước sang tháng 1/2022, lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu từ Nga vẫn tiếp tục tăng. Theo đó, trong tháng 1/2022, trong tháng 1, Việt Nam nhập khẩu 322.731 tấn phân bón, tương đương 153,6 triệu USD.
Trong đó, Việt Nam mua 53.773 tấn phân bón từ Nga, tương đương gần 29,6 triệu USD, chiếm 16,7% tổng lượng và chiếm 19,3% trong tổng kim ngạch so với tháng 12/2021.
Hợp tác xây dựng quy trình xuất khẩu an toàn và vùng xanh tại cửa khẩu Bộ Công Thương vừa phối hợp với Chính quyền nhân dân tỉnh Vân Nam, Trung Quốc tổ chức Hội nghị trực tuyến về thông quan hàng hóa và hợp tác phòng chống dịch tại cửa khẩu giữa Việt Nam và Vân Nam (Trung Quốc) theo hình thức trực tuyến. Bộ Công Thương cho biết, triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ...