Hướng tới nông nghiệp bền vững – Bài 2: Giải quyết đầu ra ổn định
Mặc dù có lợi thế về sản xuất nhưng đầu ra của nhiều loại nông sản Đồng Nai vẫn chưa ổn định.
Thêm vào đó, ngành công nghiệp chế biến, kho bảo quản chưa được đầu tư tương xứng nên giá trị thu về từ sản xuất nông nghiệp chưa đúng với tiềm năng.
Vẫn còn ùn ứ cục bộ
Bên cạnh những chuỗi sản xuất tiêu thụ nông sản đã được vận hành trơn tru, giúp nông sản Đồng Nai có mặt ở khắp mọi miền đất nước và xuất khẩu sang nhiều thị trường thì cũng không ít loại nông sản đối mặt với tình trạng ùn ứ cục bộ, nhất là khi thị trường biến động bất ngờ.
Thu hoạch bưởi đào tại ấp Suối Nhát, xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai. Ảnh tư liệu: Nguyễn Văn Việt/TTXVN
Với những loại cây trồng có diện tích lớn như chôm chôm, sầu riêng, xoài, bưởi và rau củ, khi vào vụ thu hoạch rộ, Đồng Nai có sản lượng nông sản rất lớn, song việc tiêu thụ đa phần đề thông qua thương lái tự do. Khi thị trường có biến động hoặc nguồn cung dồi dào, nông sản dễ bị ùn ứ cục bộ và rớt giá.
Bà Đặng Thị Thúy Nga, Giám đốc Hợp tác xã thương mại dịch vụ nông nghiệp Xuân Định (huyện Xuân Lộc) thông tin, hợp tác xã chuyên thu mua và trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao với quy mô cánh đồng lớn theo tiêu chuẩn VietGAP. Thế nhưng, không ít lần phải ngược xuôi tìm đầu ra cho nông sản, đặc biệt là trong thời gian chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
“Riêng ở xã Xuân Định hiện có 250 ha đất trồng sầu riêng và 500 ha trồng cây chôm chôm. Mỗi nhà vườn ở đây thu hoạch khoảng 20 – 25 tấn/ha. Những năm trước, đầu ra của hợp tác xã đa số là thông qua hợp đồng với những nhà thu mua lớn của thành phố Long Khánh để xuất đi Trung Quốc khá thuận lợi. Cho đến khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Trung Quốc, việc xuất hàng đi Trung Quốc bị ách tắc. Trái cây tới vụ chín rộ như sầu riêng, bơ, chuối không để được lâu do không có nơi bảo quản, chế biến nên giá giảm hơn một nửa so với bình thường” – bà Nga cho biết thêm.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hoan, một thương lái chuyên thu mua trái cây tại khu vực huyện Vĩnh Cửu cho biết, thương lái thu mua trái cây ở Đồng Nai chủ yếu để cung ứng tiêu thụ tại các địa phương khác; trong đó phần lớn là TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên thời gian qua, nguồn cung trái cây Đồng Nai vẫn tăng trong khi việc vận chuyển, tiêu thụ gặp khó khăn nên nhiều vùng nông sản như rau, trái cây đang rộ vụ thu hoạch rơi vào cảnh ùn ứ cục bộ, cần hỗ trợ tiêu thụ. Các loại trái cây thường xuyên “trúng mùa dội chợ” là chuối, bưởi, thanh long, dưa hấu…
Video đang HOT
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai, ước tính năm 2021, tổng sản lượng trái cây của tỉnh đạt 700.000 tấn. Riêng từ tháng 9-12, sản lượng trái cây cung cấp ra thị trường khoảng 165.000 tấn, trong khi đó nhu cầu tiêu thụ trái cây của thị trường nội tỉnh chỉ khoảng 13.000 tấn/tháng, phần còn lại phải tìm đầu mối kết nối để tiêu thụ.
Ông Nguyễn Hòa Hiệp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai vẫn còn một số khó khăn, hạn chế như giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có tăng nhưng chưa thực hiện sự ổn định và có xu hướng chững lại. Tuy đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung đối với các loại sản phẩm chủ lực, nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu cao cả về số lượng và chất lượng đối với thị trường xuất khẩu; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ chưa nhiều, chưa đa dạng về chủng loại nên hiệu quả kinh tế chưa cao như kỳ vọng.
Công nghiệp chế biến chưa tương xứng
So với một số địa phương thì Đồng Nai thu hút được khá nhiều doanh nghiệp đầu tư vào chế biến nông lâm thủy sản. Tuy nhiên, các nhà máy chỉ mới tập trung vào một số sản phẩm như: gỗ, cà phê, chế biến thực phẩm từ thịt động vật. Nổi bật là lĩnh vực chế biến gỗ và lâm sản với 1.454 cơ sở, doanh nghiệp tham gia, là lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu cao thuộc tốp đầu cả nước. Đồng Nai cũng thuộc tốp đầu cả nước về đầu tư chế biến cà phê hòa tan nguyên chất, cà phê hòa tan phối trộn với sự góp mặt của nhiều nhà máy chế biến lớn như: Vinacafé Biên Hòa, Nestlé Việt Nam và Nhà máy Sản xuất cà phê hòa tan Tín Nghĩa…
Với sản phẩm chăn nuôi, toàn tỉnh hiện có 22 doanh nghiệp chế biến thực phẩm từ thịt động vật trên cạn. Trung bình mỗi năm, các doanh nghiệp này chế biến, cung cấp ra thị trường khoảng 30 nghìn tấn thành phẩm, tương đương với khoảng 45 nghìn tấn nguyên liệu tươi.
Hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở có sơ chế, chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đều thực hiện theo quy trình khép kín từ con giống đến chăn nuôi, giết mổ và bảo quản để chế biến. Nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đang đẩy mạnh đầu tư các nhà máy chế biến thịt hiện đại, đạt chuẩn quốc tế với tham vọng không chỉ chiếm lĩnh được thị trường nội địa mà còn bắt đầu có sản phẩm xuất khẩu đi các nước, trong đó có cả những thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Mỹ…
Tuy nhiên, xét về tổng thể với phần lớn nông sản còn lại, đặc biệt là các loại trái cây đặc sản như sầu riêng, xoài, bưởi, chôm chôm, tiêu thụ chủ yếu vẫn là bán tươi thông qua thương lái để phân phối đi các tỉnh, thành khác.
Hợp tác xã thương mại dịch vụ nông nghiệp Xuân Định chuyên thu mua và trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao với quy mô cánh đồng lớn theo tiêu chuẩn VietGAP, thế nhưng không ít lần phải ngược xuôi tìm đầu ra cho nông sản, đặc biệt là trong thời gian chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Bà Đặng Thị Thúy Nga, Giám đốc Hợp tác xã thương mại dịch vụ nông nghiệp Xuân Định cho biết, các hợp tác xã đã nhận thấy yêu cầu phải có kho lạnh bảo quản, cấp đông hoặc chế biến các loại trái cây có sản lượng lớn từ nhiều năm trước. Điều này xuất phát từ thực tế hầu hết trái cây được thu hoạch tập trung theo vụ, sản lượng lớn và thường xuyên gặp tình trạng vào vụ chính thì dư thừa, rớt giá, còn những tháng khác thì thiếu hụt, không có để bán. Nhưng đến nay, vẫn chưa có kho lạnh hay nhà máy chế biến nào cho các sản phẩm như sầu riêng, bơ, chôm chôm…
Theo bà Đặng Thị Thúy Nga, với một vùng nguyên liệu nông sản lớn như tỉnh Đồng Nai, việc không có kho bảo quản và nhà máy chế biến lớn thì nông dân chịu thiệt thòi rất nhiều. Các hợp tác xã cũng không dám liên kết thu mua quá nhiều vì nếu đầu ra gặp biến động bất ngờ thì không có chỗ để trữ hay chế biến.
Ông Lê Văn Gọi, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho rằng, một trong những khó khăn của nông nghiệp Đồng Nai hiện nay là thiếu kho dự trữ, bảo quản nguyên liệu để phục vụ chế biến khi hết vụ. Trong khi đó, khi vào vụ thu hoạch ồ ạt, trái cây, nông sản không kịp bảo quản khiến tỷ lệ hao hụt cao.
Dù đã hình thành được nhiều vùng sản xuất chuyên canh quy mô lớn nhưng liên kết sản xuất trong chuỗi giá trị sản xuất – chế biến và tiêu thụ nông sản còn ít về số lượng và thiếu tính bền vững. Việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn tham gia vào lĩnh vực chế biến nông sản theo chuỗi giá trị còn khó khăn.
Sắp diễn ra Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2021
Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2021 (Vietnam Grandsale 2021) sẽ diễn ra từ ngày 1/12/2021-1/1/2022 trên phạm vi toàn quốc là cơ hội để các doanh nghiệp sẽ chủ động xây dựng những hoạt động khuyến mại với nội dung, hình thức đa dạng, hấp dẫn với tiêu chí đưa đến cho khách hàng, người tiêu dùng những cơ hội tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp.
Cùng với đó, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tại các địa phương cũng chủ động phối hợp, triển khai các hoạt động khuyến mại kết hợp với việc tổ chức các hoạt động hội chợ, trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại địa phương để kết nối hiệu quả giữa sản xuất và tiêu thụ, thúc đẩy tiêu dùng nội địa, phát triển thị trường trong nước và còn thu hút, kích cầu ngành du lịch.
Người tiêu dùng mua sắm tại Điểm Vàng khuyến mại của Siêu thị MediaMart (số 3, 5 Nguyễn Văn Linh, quận Long Biên). Ảnh minh họa: Đỗ Phương Anh/TTXVN
Ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đã khẳng định như vậy tại buổi họp báo giới thiệu về Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2021 do Cục Xúc tiến thương mại tổ chức sáng 24/11, tại Hà Nội.
Theo ông Lê Hoàng Tài, Vietnam Grandsale 2021 được xây dựng và triển khai trên cơ sở tạo ra một "mùa" trong năm để tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề kinh tế của Việt Nam có thể chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình khuyến mại mà trong đó hạn mức tối đa giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại và mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại có thể lên đến 100% tùy vào lựa chọn của doanh nghiệp, thay cho việc bị giới hạn như trong các điều kiện khuyến mại thông thường.
Do đó, khách hàng, người tiêu dùng trong nước và khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian này theo đó có thể sẽ được hưởng những quyền lợi, những ưu đãi, hỗ trợ nhiều nhất, hấp dẫn nhất từ cộng đồng các doanh nghiệp. Hiệu ứng kết nối cung - cầu trên cả nước nhờ đó sẽ được lan tỏa mạnh mẽ và rộng khắp.
Với sự kết hợp đa dạng và hài hòa các hoạt động thương mại truyền thống và thương mại điện tử cùng những nội dung hoạt động đa dạng, phù hợp, ông Lê Hoàng Tài cho biết, Vietnam Grandsale 2021 được kỳ vọng sẽ giúp tạo hiệu ứng lan tỏa và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề kinh tế của Việt Nam cũng như sự hưởng ứng của đông đảo khách hàng, người tiêu dùng trên cả nước.
Đặc biệt, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hướng dẫn, kiểm soát các hoạt động khuyến mại của doanh nghiệp cũng sẽ góp phần đảm bảo tính công khai, minh bạch, tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục hành chính và của pháp luật, góp phần đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như quyền lợi của người tiêu dùng.
Ông Mai Văn Sơn, Trưởng phòng Quản lý xúc tiến thương mại (Cục Xúc tiến thương mại) cho hay, Tháng khuyến mại tập trung quốc gia lần đầu tiên được tổ chức từ ngày 1/7-31/7/2020 đã thu hút được đông đảo sự tham gia, hưởng ứng của cộng đồng doanh nghiệp với hơn 27.450 chương trình khuyến mại; trong đó, có gần 1.000 chương trình khuyến mại với mức khuyến mại từ 80% đến 100%; có 1.100 chương trình khuyến mại với hạn mức khuyến mại từ 60% đến 79% và khoảng 2.500 chương trình khuyến mại với hạn mức khuyến mại từ 50% đến 69%.
Đáng lưu ý, các chương trình khuyến mại giảm giá sâu tập trung vào các ngành hàng: may mặc, hàng tiêu dùng, hàng điện máy, điện tử, viễn thông ... thông qua hệ thống siêu thị, hệ thống bán lẻ và sàn giao dịch thương mại điện tử.
Thống kê từ Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2020 đạt khoảng 431,9 nghìn tỷ đồng, tăng 3,3% so với tháng 6/2020 và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 333,8 nghìn tỷ đồng, tăng 2,6% so với tháng 6/2020 và tăng 7% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 48,2 nghìn tỷ đồng, tăng 9,2% so với tháng trước; doanh thu du lịch lữ hành đạt 1,5 nghìn tỷ đồng, tăng 29,6% so với tháng 6/2020; doanh thu dịch vụ khác đạt 48,4 nghìn tỷ đồng, tăng 2% so với tháng 6/2020.
Theo ông Mai Văn Sơn, thông qua các hoạt động khuyến mại được triển khai, chương trình năm nay được nhận định sẽ tiếp nối thành công của năm 2020, qua đó góp phần hướng tới thực hiện thành công các nhiệm vụ được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ, cụ thể về việc tiếp tục thực hiện linh hoạt, hiệu quả "mục tiêu kép".
Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; phục hồi sản xuất, kinh doanh an toàn, thông suốt của doanh nghiệp trong điều kiện "bình thường mới"; kết nối hiệu quả giữa sản xuất và tiêu thụ, thúc đẩy tiêu dùng nội địạ; thực hiện đồng bộ các giải pháp khai thông, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước.
Mặt khác, Tháng khuyến mại tập trung quốc gia còn thúc đẩy phát triển thương mại điện tử để tạo kênh tiêu thụ ổn định, thuận lợi; hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm của tại địa phương đang có dịch bệnh diễn biến phức tạp; sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái "bình thường mới".
Đồng thời, việc tổ chức chương trình năm nay sẽ có thêm cơ sở thực tiễn và lý luận để tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất với cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành các chính sách hấp dẫn, hiệu quả hơn nữa hỗ trợ cho doanh nghiệp tham gia chương trình khuyến mại tập trung quốc gia trong thời gian tới.
Bước đột phá từ các sản phẩm công nghiệp chủ lực Từ đầu năm 2021 đến nay, dịch COVID-19 ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất công nghiệp. Để bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định; an toàn sản xuất và sức khỏe cho người lao động; một số ít doanh nghiệp (DN) công nghiệp đã phải tạm ngừng sản xuất để thực hiện. Các DN còn lại đều bảo...