Hướng phát triển bền vững của du lịch
Nhằm phát huy tiềm năng du lịch, mang lại lợi ích cho cộng đồng, vài năm trở lại đây du lịch cộng đồng đang được tỉnh quan tâm định hướng phát triển. Đây được coi là hướng đi mới của Quảng Ninh trong việc phát triển du lịch bền vững…
Những năm gần đây một số địa phương trong tỉnh đã chú trọng phát triển du lịch cộng đồng kết hợp du lịch nông nghiệp, làng nghề truyền thống, du lịch tâm linh, sinh thái, cộng đồng, trải nghiệm, như: Làng quê Yên Đức (TX Đông Triều); chèo đò tham quan Vịnh Hạ Long; du lịch sinh thái cộng đồng đảo Quan Lạn (huyện Vân Đồn)…
Mặc dù du lịch cộng đồng nhận được sự quan tâm của chính quyền, người dân các địa phương và sự phối hợp tích cực từ du khách, song thực tế hiện nay chưa được khai thác, phát triển tương xứng với tiềm năng. Bên cạnh các điểm mạnh và lợi thế nội sinh, thì hạn chế về hệ thống đường giao thông của một số huyện, thị xã chưa hoàn thiện, dẫn tới việc khó tiếp cận với điểm du lịch; điều kiện kinh tế – xã hội ở một số vùng sâu, vùng xa trong tỉnh còn khó khăn, đời sống vật chất, tinh thần của người dân chưa cao, nên việc đầu tư khai thác các giá trị tài nguyên trên địa bàn để phát triển du lịch còn hạn chế… Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, như các điểm lưu trú, công trình dịch vụ chưa đảm bảo về chất lượng dịch vụ và tính chuyên nghiệp, nên chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch.
Tham quan, trải nghiệm tại Bình Liêu, du khách còn được tìm hiểu các hoạt động lao động sản xuất của bà con nơi đây.
Anh Hoàng Văn Sằn, chủ Homstay Hoàng Sằn (huyện Bình Liêu), cho biết: Du lịch cộng đồng ở Bình Liêu có nhiều thế mạnh để phát triển. Khi lượng khách du lịch đến với Bình Liêu ngày một đông, một số hộ đã đầu tư xây dựng homestay làm dịch vụ lưu trú, ăn uống cho khách, nhưng mới chỉ dừng lại ở đó, mà chưa đưa được các sản phẩm văn hóa, ẩm thực đặc sắc vùng miền để phục vụ du khách. Homestay Hoàng Sằn tối đa phục vụ 60 người/ngày. Khách liên hệ với homestay được tư vấn miễn phí về các điểm, tuyến di chuyển. Homestay Hoàng Sằn còn cung cấp các dịch vụ ăn uống với các món đặc sản Bình Liêu; hỗ trợ hướng dẫn viên tại điểm; cho thuê xe máy, lều trại; tổ chức các chương trình lửa trại… Khó khăn lớn nhất đối với homestay là vốn để nâng cấp, cải tạo, mở rộng homestay nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch… Hy vọng tới đây tỉnh có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, từ đó khuyến khích người dân đầu tư cho phát triển du lịch cộng đồng, dần dần hình thành chuỗi dịch vụ chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu và có nhiều sự lựa chọn sử dụng dịch vụ cho du khách khi đến tham quan, nghỉ dưỡng tại địa phương…
Video đang HOT
Thác Khe Vằn (xã Húc Động, huyện Bình Liêu) là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách.
Nhằm đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch cộng đồng của Vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc, hình thành và xây dựng thành thương hiệu mạnh; phát triển du lịch cộng đồng theo hướng đa dạng và chuyên nghiệp có những sản phẩm đặc thù, đặc trưng riêng…, trở thành nền tảng hỗ trợ thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội và các ngành, lĩnh vực kinh tế khác, tỉnh đang xây dựng những chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. Từ nay đến năm 2022, tỉnh dự tính xây dựng 3 mô hình thí điểm về du lịch cộng đồng gồm: Khu bảo tồn văn hóa người Dao ở thôn Sơn Hải, xã Nam Sơn (huyện Ba Chẽ); làng văn hóa dân tộc Tày thôn Bản Cáu, xã Lục Hồn (huyện Bình Liêu) và điểm du lịch cộng đồng nông nghiệp xã Tiền An (TX Quảng Yên). Giai đoạn 2023-2025, sẽ xây dựng thêm 9 điểm du lịch cộng đồng khác có giá trị nổi trội về tài nguyên du lịch, giá trị văn hóa, lịch sử của địa phương, đáp ứng tiêu chí về khả năng cung ứng, tính cộng đồng và giá trị bền vững; dựa trên giá trị văn hóa bản địa vùng miền núi, sinh thái khu vực ven biển; kết hợp du lịch nông nghiệp, làng nghề truyền thống, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái…
Với mục tiêu năm 2025 Quảng Ninh đón 1,7 triệu lượt khách nội địa và 1,1 triệu lượt khách quốc tế; năm 2030 đón 3 triệu lượt khách nội địa và 1,8 triệu lượt khách quốc tế tham gia hoạt động du lịch cộng đồng, vì vậy rất cần tăng cường đầu tư, phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng.
Phát triển du lịch bền vững
Những năm gần đây, ngành Du lịch Nha Trang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, lượng khách du lịch quốc tế đến thành phố biển tăng nhanh. Không chỉ vậy, du lịch Nha Trang ngày càng đi vào chiều sâu, hướng đến sự phát triển bền vững.
Khẳng định thương hiệu
5 năm trở lại đây, TP. Nha Trang đã phát triển rất nhanh, ngày càng mang dáng dấp của một đô thị du lịch hiện đại. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch không ngừng được đầu tư; sản phẩm du lịch Nha Trang ngày càng đa dạng; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, phục vụ du lịch ngày càng được đẩy mạnh.
Theo thống kê của Sở Du lịch, đến thời điểm này, Nha Trang có gần 800 cơ sở lưu trú với hơn 36.000 phòng, trong đó có hơn 100 cơ sở lưu trú chất lượng 3 - 5 sao, đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách kể cả mùa cao điểm. Những năm qua, lượng khách du lịch đến Nha Trang tăng rất nhanh. Năm 2016, Nha Trang chỉ đón 4,2 triệu lượt khách du lịch thì đến cuối năm 2019 đã đón 6,5 triệu lượt khách (tăng 55%), trong đó có gần 3 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn 181,9% so với năm 2016 (hơn 1 triệu lượt khách). Năm 2019, doanh thu du lịch trên địa bàn Nha Trang được 24.258,7 tỷ đồng, tăng 211,2% so với năm 2016 (7.794 tỷ đồng).
Sự phát triển của Nha Trang không chỉ ở những con số về cơ sở lưu trú, lượng khách du lịch mà còn ở chất lượng dịch vụ. Bên cạnh lợi thế về "biển xanh, cát trắng, nắng vàng" để làm du lịch, cộng đồng làm du lịch của thành phố còn biết tạo ra những sản phẩm du lịch hấp dẫn như: Tắm bùn, lặn biển, các môn thể thao nước.
Hiện nay, Nha Trang là địa phương nổi tiếng nhất trong cả nước về lặn biển và tắm bùn. Lặn biển ở Hòn Mun (vịnh Nha Trang), tắm bùn ở I-resort, Trung tâm Suối khoáng nóng Tháp Bà, thưởng thức Ducashow... là những trải nghiệm mà khách du lịch khó có thể bỏ qua khi đến Nha Trang. Đặc biệt, khu vui chơi giải trí Vinpearl Land đã trở thành điểm "check in" nổi tiếng nhất của thành phố biển.
Các nhà đầu tư đã xây dựng các trung tâm mua sắm hiện đại như: Nha Trang Center, Vincom Plaza; xây dựng các sân golf đẳng cấp... để phục vụ du khách. Sự xuất hiện của các tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới như: Marriott, InterContinental, Best Western, Accor, Wyndham, Park Hyatt... trong vai trò quản lý, điều hành đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của Nha Trang.
Bà Nguyễn Thị Lệ Thanh - Phó Giám đốc Sở Du lịch đánh giá, Nha Trang không chỉ là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng mà còn đủ sức để đón tiếp các đoàn khách hội nghị cao cấp. Đầu năm 2017, Nha Trang đã được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện quan trọng của APEC 2017. Với những kết quả đạt được, Nha Trang đã được National Geographic (Tạp chí địa lý du lịch của Mỹ) xếp vào top 50 điểm đến quan trọng trên thế giới.
Khách du lịch tàu biển ghé Nha Trang.
Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường
Du lịch Nha Trang đang phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Những năm qua, TP. Nha Trang luôn kiên định theo hướng phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, phát huy giá trị di sản văn hóa. Cuối năm 2018, UBND TP. Nha Trang đã kiến nghị UBND tỉnh hạn chế việc cấp phép các công trình khách sạn cao tầng ở khu vực trung tâm thành phố để giữ nét đẹp yên bình cho thành phố biển.
Việc khai thác du lịch ở khu vực vịnh Nha Trang luôn được gắn với việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường biển. Đặc biệt, TP. Nha Trang đã giữ được công viên bờ biển tuyệt đẹp chạy dọc theo đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng để người dân và du khách đến vui chơi. Theo đánh giá của nhiều đoàn khách du lịch quốc tế, cung đường biển của TP. Nha Trang là cung đường biển đẹp nhất Việt Nam hiện nay.
Công tác đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch, văn minh du lịch luôn được thành phố chú trọng. Thành phố cũng đã ban hành bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch trên địa bàn nhằm xây dựng hình ảnh và hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn minh, thái độ lịch sự, thân thiện của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc trong ngành du lịch; đội ngũ quản lý và nhân viên các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh phục vụ khách du lịch; khuyến nghị những hành vi không phù hợp đối với du khách tại các điểm đến...
Nhờ đó, những năm qua, môi trường du lịch ở Nha Trang đã tốt hơn. Tình trạng hàng rong chèo kéo khách du lịch; tình trạng trộm, cướp tài sản của du khách đã giảm.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố vẫn còn bộc lộ hạn chế, trong đó đáng chú ý là tình trạng kẹt xe do lượng khách du lịch tăng cao, không gian đô thị ngày càng bức bối do quá nhiều khách sạn cao tầng. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần phải tái cơ cấu để đưa du lịch Nha Trang lên một tầm cao mới, giữ vững thương hiệu du lịch của thành phố biển...
Tại hội thảo về phát triển du lịch được tổ chức ở Nha Trang mới đây, ông Nicolas Urvois - Giám đốc Cấp cao Tập đoàn Tư vấn Du lịch THR (Dubai, UAE) khuyến cáo, để phát triển du lịch lên tầm cao, du lịch Nha Trang cần "chậm lại" để có cái nhìn toàn cảnh về thực trạng của mình; nghiên cứu, chọn lọc thị trường, định vị sản phẩm dịch vụ đặc trưng và xây dựng thương hiệu điểm đến.
Liên quan vấn đề này, lãnh đạo UBND TP. Nha Trang cho biết, trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung các nguồn lực phát triển du lịch Nha Trang theo hướng bền vững. Thành phố sẽ kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dang hóa các sản phẩm du lịch, đẩy mạnh khai thác kinh tế đêm gắn với du lịch. Hiện nay, cảng Nha Trang đã được định hướng chuyển đổi thành cảng du lịch chuyên dụng để đón các chuyến tàu biển cỡ lớn, trở thành điểm đến hàng đầu của tuyến du lịch tàu biển xuyên Việt. Các nhà đầu tư du lịch cũng đang xúc tiến để đầu tư các dịch vụ cao cấp như: Bến du thuyền, casino trên đảo.
Dịch Covid-19 đã khiến du lịch Nha Trang gặp nhiều tổn thất. Hiện nay, hoạt động du lịch ở thành phố đang được khôi phục trở lại. Với những định hướng trên, trong thời gian tới, hy vọng du lịch Nha Trang sẽ phát triển lên tầm cao mới; thương hiệu du lịch Nha Trang sẽ tiếp tục lan tỏa ra thị trường quốc tế.
Sức hút du lịch Bình Liêu Nằm ở vùng đất giáp biên giới, huyện Bình Liêu vẫn giữ nét hoang sơ với cảnh thiên nhiên đầy cuốn hút. Nơi đây được ví như Sapa của vùng Đông Bắc, với những thửa ruộng bậc thang xanh mướt suốt 4 mùa, những cung đường như những dải lụa vắt ngang sườn núi, hay những cánh đồng lau sậy trải dài... đã...