Hướng mạnh về châu Á
Dù không mấy ai còn nghi ngờ về sự điều chỉnh chiến lược hướng về châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ song việc các quan chức cấp cao chính quyền Tổng thống Barack Obama liên tục khẳng định điều này đã cho thấy Washington đang muốn đẩy nhanh sự chuyển hướng này.
Tổng thống Barack Obama trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo
khu vực châu Á – Thái Bình Dương tháng 5-2013
Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Scot Marciel đã một lần nữa khẳng định cam kết đối với chính sách tái cân bằng hướng tới châu Á và tầm quan trọng của việc xây dựng một cấu trúc khu vực đang định hình để góp phần giải quyết các thách thức đặt ra. Sự khẳng định này được ông Marciel đưa ra trong Hội thảo “Cấu trúc khu vực châu Á” diễn ra mới đây tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, Mỹ.
Lên tiếng tại cuộc hội thảo, ông Marciel nêu rõ Tổng thống Obama đã liên tục khẳng định cam kết của Mỹ trong việc can dự mạnh mẽ vào khu vực để thực hiện chiến lược tái cân bằng. Theo đó, Mỹ sẽ đầu tư thời gian, công sức và các nguồn lực cần thiết để “can dự hoàn toàn và có hiệu quả” vào khu vực đang ngày càng trở nên quan trọng trong các vấn đề quốc tế.
Không chỉ liên tục lên tiếng khẳng định chuyển trọng tâm chiến lược của Mỹ về khu vực châu á – Thái Bình Dương, chính quyền Tổng thống Obama còn tăng cường triển khai chiến lược này trên thực tế, về chính trị, kinh tế cũng như quân sự. Trong đó về chính trị, sau các chuyến công du châu Á của Ngoại trưởng John Kery trong tháng 6 cũng như của Phó Tổng thống Joe Biden và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cùng trong tháng 7 vừa qua, Tổng thống Obama đã lên lịch trình công du tới 4 quốc gia Đông Nam Á từ ngày 6 đến 12-10 tới.
Video đang HOT
Về kinh tế, Mỹ đang tích cực thúc đẩy đàm phán để có thể hoàn tất Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương trước cuối năm nay. Theo Tổng thống Obama, TPP góp phần tăng cường quan hệ kinh tế giữa Mỹ với các nước châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời mang lại lợi ích thực tế khoảng 200 tỷ USD/năm.
Về quân sự, Bộ Quốc phòng Mỹ đang đẩy nhanh điều chỉnh bố trí binh lực ở Thái Bình Dương so với Đại Tây Dương từ tỷ lệ 50/50% hiện nay nghiêng thành 60/40% vào năm 2020. Cùng với việc điều tới châu Á-Thái Bình Dương những vũ khí, trang bị hiện đại nhất, Lầu Năm góc cũng đang đàm phán với một số quốc gia châu Á, trong đó có Philippines, về việc tăng cường sự “hiện diện thường xuyên” quân Mỹ.
Khẳng định việc đẩy nhanh chuyển trọng tâm chiến lược về châu Á-Thái Bình Dương, Quyền Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Marciel cho biết, nhân tố quan trọng của sự điều chỉnh này là không ngừng củng cố mối quan hệ đồng minh thân thiết với 5 nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan và Phillippines. Đồng thời, chính quyền Tổng thống Obama sẽ thúc đẩy can dự sâu với các nước đối tác mới như Việt Nam, Malaysia, Indonesia… bên cạnh tiếp tục đầu tư phát triển các mối quan hệ đã được định hình rõ hơn như với Singapore, Brunei và New Zealand.
HOÀNG HÀ
Theo ANTD
Kinh nghiệm của Đức giúp tháo 'ngòi nổ' Nhật-Hàn?
Dù là hai đối tác thương mại chặt chẽ và cũng là những đồng minh lâu năm của Mỹ tại Đông Á, nhưng quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Hàn Quốckhông lúc nào lặng sóng bởi những tranh chấp về chủ quyền và hiềm khích quá khứ tồn tại từ thời Thế chiến thứ II. Trang Diplomat đã đặt câu hỏi rằng: Liệu kinh nghiệm của Đức tại châu Âu có thể trở thành bài học cho Nhật-Hàn tại Đông Á, mà cụ thể là tại Hoa Đông, trong bối cảnh an ninh khu vực đang biến động phức tạp?
Cái bắt tay lịch sử giữa cố Tổng thống Pháp Mitterrand và Thủ tướng Đức Helmut Kohl năm 1984 tại Verdun - nơi diễn ra trận lớn chính của mặt trận phía Tây trong Thế chiến thứ nhất có trở thành bài học cho Nhật Bản và Hàn Quốc trên Hoa Đông?
Căng thẳng Nhật-Hàn và ngòi nổ tại Đông Á
Hồi đầu tháng này, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và người đồng nhiệm Hàn Quốc Yun Byung-Se đã có buổi hội đàm trực tiếp bên lề Hội nghị các Ngoại trưởng và Diễn đàn khu vực ASEAN tại Brunei. Đây là cuộc gặp gỡ cấp Ngoại trưởng đầu tiên kể từ khi hai quốc gia có chính phủ mới, và sau sự kiện Ngoại trưởng Hàn Quốc hủy bỏ chuyến công du Tokyo trước việc hai Bộ trưởng Nhật Bản đến thăm đền Yasukuni. Đây có thể coi là một dấu hiệu lạc quan trong việc hàn gắn mối quan hệ sóng gió đôi bên.
Nhưng theo đánh giá của giới phân tích, những căng thẳng giữa hai quốc gia Đông Á vẫn chưa thể dịu lắng khi mà trước đó, Thủ tướng Nhật Abe đã công bố kế hoạch thay đổi Hiến pháp và Bộ Quốc phòng nước này công bố Sách trắng 2013, nêu bật vấn đề chủ quyền quần đảo Takeshima (theo cách gọi của Nhật) hay Dokdo (theo cách gọi của Hàn Quốc), mà sau đó Seoul đã lên tiếng phản đối gay gắt.
Quan hệ song phương Nhật-Hàn đầy bấp bênh còn xuất phát từ những bất đồng trong quá khứ. Ông Abe hồi đầu năm nay còn khẳng định việc định nghĩa cụm từ "xâm lược" có sự khác biệt giữa các quốc gia, ám chỉ tới cuộc chiến biến Trung Quốc và Hàn Quốc thành thuộc địa trong quá khứ. Sóng gió tiếp tục nổi lên khi Thị trưởng Osaka là Toru Hashimoto đưa ra tuyên bố gây tranh cãi hồi tháng 5: "Những phụ nữ "giải sầu" cho binh lính Nhật trong Thế chiến thứ hai là điều cần thiết." Hay sự kiện ông Abe xuất hiện trên một máy bay huấn luyện chiến đấu T-4 mang số hiệu 731 - cũng là số hiệu của đơn vị nghiên cứu chiến tranh hóa học và sinh học bí mật của Nhật Bản từng tiến hành các thí nghiệm chết người trong Thế chiến thứ hai và giam giữ các tù nhân, trong đó có người Hàn Quốc.
Theo Diplomat, đối với nhiều người Hàn Quốc, việc ông Abe tái đắc cử Thủ tướng Nhật báo hiệu một sự di chuyển quyền lực chính trị và tiềm ẩn những sự gia tăng sức mạnh, quân sự hóa, gây quan ngại cho chính quyền Seoul. Trong khi đó, cả ông Abe và Thủ tướng Hàn Quốc Park Geun-hye lại có một mối quan hệ phức tạp. Ông của Thủ tướng Abe là Kishi Nobosuke - cũng từng giữ chức vụ này tại Nhật - lại là "bạn thân" của cố Tổng thống Hàn Quốc Park Chung-hee - ông của bà Park Geun-hye. Nhưng tại Washington hồi cuối tháng 2, thay vì đề cập tới mối quan hệ "tốt đẹp" này, ông Abe lại khơi gợi việc ông Park Chung-hee từng phục vụ quân đội Nhật vốn được coi là một "ký ức đau thương" của người dân xứ sở Kim Chi.
Bài học từ Đức
Diplomat cho rằng: Kinh nghiệm của Đức sẽ có thể là phương án tháo ngòi nổ Nhật-Hàn tại Đông Á. Bởi Đức là một ví dụ điển hình của một quốc gia đã thống nhất hai miền Đông, Tây và hòa giải các mối hiềm khích lịch sử với các láng giềng châu Âu.
Đầu tháng 12/1970, Thủ tướng Tây Đức Willy Brandt đã đặt vòng hoa trước Đài tưởng niệm Anh hùng Ghetto ở Warsaw. Tuy rằng, theo một khảo sát của tạp chí Der Spiegel, có tới 48% người Đức nghĩ rằng đây là hành động thái quá, chỉ 41% người đánh giá cao song đây được coi là một cử chỉ hiếm hoi và làm cả thế giới kinh ngạc khi ông đã lên tiếng xin lỗi dân tộc Do Thái và quỳ xuống đất tưởng niệm sau 25 năm xảy ra cuộc chiến đẫm máu.
Tới tháng 9/1984, một sự kiện mang tính lịch sử đã diễn ra tại Verdun - trận lớn chính của mặt trận phía Tây trong Thế chiến thứ nhất giữa quân đội Đức và Pháp khiến hàng triệu người bị thương, hàng trăm người bỏ mạng. Tổng thống Pháp lúc đó là Francois Mitterrand đã thực hiện chuyến thăm tới Đông Đức sau sự sụp đổ của Bức tướng Berlin và có phút bắt tay tưởng niệm các nạn nhân tại chính nơi này với Thủ tướng Đức lúc đó là Helmut Kohl. Chuyến đi cũng đặc biệt ở chỗ: ông của Thủ tướng Kohl đã hy sinh gần trận địa này trong Thế chiến thứ nhất, trong khi anh trai ông bỏ mạng trong Thế chiến thứ hai. Trong khi, Tổng thống Mitterrand đã từng phục vụ trong quân đội Pháp thời kỳ chiến tranh.
Cũng chính vì thế mà Đài tưởng niệm Anh hùng Ghetto và Verdun đã trở thành hai biểu tượng mạnh mẽ nhất cho sự hòa giải hai miền Đông, Tây nước Đức cũng như quan hệ giữa Đức và các láng giềng châu Âu.
Tất nhiên, sẽ rất khó để các quan chức Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp bước các lãnh đạo châu Âu, và mọi sự so sánh đều có thể là khập khiễng. Tuy vậy, giống như Thủ tướng Đức Kohl và Tổng thống Pháp Mitterrand, Thủ tướng Nhật Abe và Tổng thống Hàn Park vẫn đang còn bị những hiềm khích từ quá khứ tác động lên những quan điểm cá nhân. Những động thái như Thủ tướng Tây Đức Brant từng làm sẽ giá trị hơn nhiều so với một lời xin lỗi và có thể khiến mối quan hệ căng thẳng bấy lâu trở nên dịu mát hơn, The Dipomat kết luận.
Ngày 11/7 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kim Kyou Hyun đã trao đổi với người đồng cấp Nhật Bản Akitaca Saiki nhằm cải thiện mối quan hệ giữa hai nước. Ông Kim đánh giá sự chân thành của Nhật Bản trong giải quyết các vấn đề lịch sử và khôi phục niềm tin trong quan hệ song phương quan trọng hơn bất cứ điều gì. Đây cũng là phép thử để hai quốc gia Đông Á tìm kiếm biện pháp khai thông cục diện hiện nay trong bối cảnh trên Hoa Đông cũng như trên các vùng biển khác thuộc Thái Bình Dương, Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, gây quan ngại cho các quốc gia láng giềng trong các tranh chấp chủ quyền.
Theo Songmoi
Kinh tế Đông Á: Đã đến thời điểm chuyển đổi Chiều 6-6, tại Thủ đô Naypyidaw, Myanmar, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dự và phát biểu tại Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới Đông Á 2013 (WEF Đông Á 2013). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Hội nghị WEF Đông Á 2013 Với chủ đề "Sự chuyển đổi mạnh mẽ hướng tới hội nhập và phát...