Hương Vị Pho Mát Lôi Cuốn Cả Thế Giới
Có những loại pho mát thật đặc biệt: làm từ sữa nai sừng tấm hoặc có mùi rất nặng và được ví như mùi… chân thối.
Pho mát từ lâu đã là một món ăn không thể thiếu ở nhiều quốc gia trên thế giới (chủ yếu là ở phương Tây). Pho mát được “sùng bái” đến mức Jean-Anthelme Brillat-Savarin, một luật sư và chính trị gia nổi tiếng của Pháp đã phán rằng: “Một bữa ăn dù ngon đến đâu mà kết thúc không có pho mát thì chẳng khác gì một người phụ nữ đẹp mà bị… “chột” – “A dinner which ends without cheese is like a beautiful woman with only one eye”. Pho mát đã có “quá khứ” hào hùng đến mức nào mà được “tôn sùng” như vậy nhỉ?
Nguồn gốc tên gọi “Cheese” (nghĩa là pho mát)
Gốc của từ tiếng Anh “Cheese” đến từ ngôn ngữ La tinh “caseus”, từ này cũng là gốc của từ “casein”, một loại protein sữa có trong pho mát. Trong tiếng Anh cổ, người ta dùng từ caseus từ La tinh, sang đến thời Trung cổ, người ta dùng từ “chese” như một “biến thể” của caseus và tất nhiên là “cheese” do ngôn ngữ tiếng Anh hiện đại tạo nên rồi.
Bạn có biết không? Caseus cũng là từ gốc của từ pho mát tại nhiều quốc gia với các ngôn ngữ khác nhau, bao gồm “queso” trong tiếng Tây Ban Nha, “kaas” ở hà Lan, “kase” ở Đức và queijo ở Bồ Đào Nha. Riêng tại La Mã cổ, họ có từ “Caseus Formatus” dành cho loại pho mát được đóng vào khuônm chính từ “Formatus” là tiền đề cho từ “fromage” ở Pháp và “Formaggio” ở Italia, tất nhiên tất cả đều chỉ pho mát nói chung.
Lịch sử lâu đời
Pho mát có một lịch sử lâu đời, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng pho mát bắt đầu xuất hiện từ những năm 8000 trước công nguyên, khi mà cừu bắt đầu được thuần hóa làm vật nuôi cho đến những năm 3000 trước công nguyên. Lúc này, ở khu vực Trung Đông có thứ “mốt” đựng thực phẩm trong da hoặc nội tạng của động vật để tiên di chuyển. Sữa cũng được đựng trong túi dạ dày của đông vật và đã bị làm đông cũng như bị vô tình lên men nhờ các vi khuẩn tự nhiên, vậy là pho mát đã ra đời.
Những bằng chứng từ Ai Cập
Những người Ai Cập cổ đại đã mang đến cho chúng ta những bằng chứng khảo cổ rất rõ ràng về cách làm pho mát của họ thông qua các hình vẽ trên đá tại các ngôi mộ có từ năm 2000 trước công nguyên.
Pho mát của người Ai Cập có vẻ rất chua và mặn (do họ cần đến rất nhiều để bảo quản pho mát trong điều kiện thời tiết khô và nóng). Còn pho mát làm tại Châu Âu không cần thiết phải nhiều muối như vậy nhờ vào điều kiện thời tiết mát mẻ.
Nghệ thuật làm pho mát
Video đang HOT
Dưới bàn tay của những người thợ Hy Lạp và La Mã cổ, việc chế biến pho mát dần trở thành một thứ nghệ thuật trong ẩm thực. Trong những ngôi nhà của người La Mã thậm chí còn có những khu riêng chỉ được dùng để làm pho mát. Sau khi nghiên cứu ra kĩ thuật xông khói và thêm vào những hương vị khác nhau vào pho mát, người La Mã đã lan truyền những cách chế biến này ra khắp đế chế của mình.
Muôn hình muôn vẻ
Sau sự sụp đổ của đế chế La Mã, pho mát đã bùng nổ thực sự với sự đa dạng về chủng loại cũng như mùi vị. Theo thống kê của Hiệp hội Pho mát Anh Quốc, vương quốc Anh có đến xấp xỉ 700 loại pho mát khác nhau phân bố theo từng vùng miền. Còn ở Pháp và ý có khoảng 400 loại. Mùi vị, màu sắc và hình dáng pho mát đến từ nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả loại sữa dùng để làm pho mát, loại vi khuẩn hoặc axit dùng để lên men sữa, thời gian ủ, các loại phụ gia thêm vào, v.v… nói chung là có rất nhiều thứ tạo nên sự khác biệt.
Pho mát lạ
Mặc dù phần lớn pho mát được làm từ sữa bò, sừu hoặc dê nhưng ở một vài nơi, có những loại pho mát ra đời từ sữa của các động vật rất lạ. Ví dụ như một trang trại ở Bjurholm, Thụy Điển dùng sữa nai sừng tấm. Ba chú nai có thể sản xuất 300 kg pho mát mỗi năm và giá của nó cũng thật cắt cổ: 1.000 USD/kg. Không biết mùi vị ra sao nhưng sữa nai sừng tấm có hàm lượng protein vượt trội đấy.
Pho mát mùi… chân thối
Đó là loại pho mát Limburger xuất xứ từ Bỉ, có màu trắng mềm và mùi thì nặng và đậm thôi rồi luôn ý! Rất nhiều người không quen ăn đã ví von cái mùi đặc trưng của Limburger với mùi… chân thối.
Loại vi khuẩn có tên là brevibacterium giữ nhiệm vụ tạo nên loại pho mát này. Trùng hợp ở chỗ loại vi khuẩn trên cũng hay xuất hiện trên da người và là tác nhân gây ra mùi cơ thể.
Theo Amthuc.com.vn
1001 kiểu 'xơi' trứng trên thế giới
Có lẽ trứng là một món mà ít người ghét nhất trong các món ăn trên cõi đời này, các bạn nhỉ!
Bạn có thích các món chế biến từ trứng không? Luộc, kho, rán ... bạn chọn kiểu nào, ăn kèm những gì? Nếu bạn cũng là dân "ghiền" trứng hạng nặng như tớ, bạn sẽ không thể làm ngơ với những món trứng ngon tuyệt cú mèo dưới đây đâu. Mỗi quốc gia có cách chế biến truyền thống với hương vị và màu sắc đặc trưng riêng khiến bạn không khỏi ngỡ ngàng và "nhỏ dãi" đâu nhé, hehe.
Hà Lan: Ngầy ngậy Uitsmijter
Một món ăn đơn giản từ người Hà Lan với 1 quả trứng chiên, một miếng thịt đặt trên miếng bánh mì rắc pho mát. Thơm lừng và ngầy ngậy íh, chẹp chẹp.
Vương quốc Anh: Trứng scotch ngon ngon
Hầu như người Anh nào cũng biết chế biến món trứng đẹp mắt này. Bí ẩn chính là khi bạn luộc một quả trứng trong thịt xúc xích rán với vụn bánh mỳ. Khi bạn cắt đôi nó ra, bạn sẽ thấy nó tựa như mặt cắt của trái đất, và "trái đất" này sẽ tỏa khói mời gọi bạn lắm đó!
Chile: Đầy đặn Chorillana
Chorillana là món ăn sẽ đi thẳng vào tâm trí bạn, ở trong đó và không chịu đi đâu cả, bởi nó quá tuyệt vời! Nó là kết hợp của thịt bò xào trứng, với hành tây, khoai tây chiên và xúc xích rán thơm nhức mũi. Một mình tớ "chiến" được cả đĩa này trong nháy mắt đó nha!
Mexico: Thích thú với Huevos Rancheros
Món ăn sáng truyền thống Mexico này có trứng chiên và thịt bò băm sốt cà chua, rưới lên bánh ngô rán. Thơm, ngậy, bùi và hơi cay cay chua chua... bạn có mê không?
Pháp: Croque-Madame thanh lịch
Một món ăn đơn giản nhưng trở nên nghệ thuật dưới bàn tay của những đầu bếp tài năng người Pháp. Bạn sẽ cảm nhận được từng thớ thịt nướng với phô mai kẹp trong sandwich, mặt trên cùng là một miếng trứng ốp la béo ngậy. Thèm, thèm quá đi thôi!!!
Trung Quốc: Bánh nhân trứng ngọt
Tại HongKong, đây là món tráng miệng truyền thống và được nhiều thực khách ưa dùng. Lớp vỏ bánh dày và cứng trở thành chiếc bát nhỏ, bên trong đựng sữa và trứng ngọt, ăn vừa mềm vừa béo, cắn đến đâu tan ra đến đấy. Ngon lắm lắm íh. ^_^
Algeria: Chua cay Chakchouka
Những quả trứng ốp la tươi béo được kho trong hỗn hợp sốt chua cay với bột ớt sẽ khiến bạn nhắm mắt lại mà tận hưởng. Món này chấm với bánh mỳ thì cứ gọi là ... "Nữa đi!!!"
Hàn Quốc: Hấp dẫn Bibimbap
Bạn sẽ yêu món Bibimbap này ngay từ cái nhìn đầu tiên nha! Cơm trắng với vô số loại rau củ (dưa leo, zucchini, nấm, cà rốt, mầm đậu...) được trình bày trong bát đá với một quả trứng sống ở giữa. Khi ăn, bạn trộn tất cả lên, bỏ thêm hạt tiêu, ớt và bắt đầu thưởng thức. Giòn giòn, béo béo, thơm thơm, cay cay ... oa, tẹo nữa lên Parkson ăn thôiiii!
Nhật Bản: Ramen ấn tượng
Người Nhật với nghệ thuật nấu ăn đẹp mắt và hương vị không lẫn đi đâu được đã sáng tạo ra món ramen lôi cuốn. Bát ramen với những miếng thịt lợn thái lát, rong biển cùng trứng luộc thả trong nước sẽ đánh thức mọi giác quan của bạn, khiến bạn ngất ngây.
Ực ực, tớ không thể viết tiếp được nữa đâu vì đói quá rồi. Phải chạy ngay ra Hòa Mã "xơi" món bít tết với trứng ốp la đây! Nếu bạn muốn cập nhật thêm những cách chế biến trứng trên thế giới, hãy comment bên dưới để tớ bổ sung vào bài viết cho thật "no mắt" nha!
Theo Tạp Chí Ẩm Thực
Thịt cuộn ớt nướng Một món ăn đơn giản, nguyên liệu dễ kiếm và thực hiện cũng rất nhanh, đây chính là chút hương vị mới lạ cho bữa cơm gia đình bạn. Nguyên liệu: 1 gói thịt nguội 2 lạng ớt ngọt cỡ vừa 1 gói pho mát hoặc mayonaise cũng được 1 gói tăm nhọn Cắt những quả ớt ngọt làm đôi, nếu bạn mua...