Hướng đi nào cho thủy sản Hà Nội?
Với thế mạnh về diện tích mặt nước, thị trường tiêu thụ lớn, song cho đến nay, ngành thủy sản Thủ đô vẫn chưa có sự bứt phá, dù Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) TP Hà Nội giai đoạn 2009 – 2015, định hướng đến năm 2020 đã đi được chặng đường 5 năm.
Chưa phát huy hiệu qu
Khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có thêm nhiều vùng NTTS như Ứng Hòa, Thanh Oai, Ba Vì… có truyền thống thâm canh tốt. Hơn nữa, chương trình dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được TP quyết liệt chỉ đạo nhằm tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn. Sau 5 năm triển khai Chương trình phát triển NTTS TP Hà Nội giai đoạn 2009 – 2015, trên địa bàn TP đã bước đầu phát triển được một số vùng NTTS tập trung có quy mô lớn tại các huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức, Ba Vì, Phú Xuyên, Thanh Trì… Nếu như năm 2009, năng suất NTTS bình quân từ 3 – 4 tấn/ha thì đến nay đã tăng lên 6 – 8 tấn/ha.
Mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại xã Thụy Phú, huyện Phú Xuyên. Ảnh: Quang Thiện
Những tưởng các thế mạnh sẽ tạo đà cho sự phát triển của ngành thủy sản Thủ đô, song kết quả thực hiện cho đến nay lại chưa đạt được như kỳ vọng. Quy mô của các mô hình NTTS còn nhỏ, thiếu bền vững và chưa có nhiều vùng sản xuất theo hướng VietGAP. Ông Chu Văn Hồng – Chủ tịch HĐQT HTX Thủy sản Đồng Tâm, xã Phú Đông, huyện Ba Vì chia sẻ, toàn HTX có 55ha diện tích NTTS, mỗi năm cung ứng ra thị trường khoảng 700 tấn cá. Tuy nhiên, khó khăn mà HTX đang phải đương đầu chính là thiếu nguồn giống chất lượng, nhiều khi phải nhập giống trôi nổi ngoài thị trường. Hơn nữa, đầu ra cho sản phẩm cũng chưa ổn định.
Theo Chi cục Thủy sản Hà Nội, việc sản xuất giống thủy sản của TP chủ yếu là giống truyền thống và mới đáp ứng 80 – 85% nhu cầu, còn lại nguồn giống chất lượng cao chủ yếu được nhập nên thiếu sự chủ động. Một số đối tượng thủy sản nuôi có chất lượng và giá trị kinh tế cao nhưng chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu nuôi thả. Đáng chú ý, theo chương trình, có 13 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng NTTS tập trung các huyện đã được phê duyệt nhưng chỉ mới triển khai được một dự án tại xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa.
Video đang HOT
Thiếu đồng bộ
So với các lĩnh vực khác, thủy sản là một trong những lĩnh vực thực sự thiếu dấu ấn trong ngành nông nghiệp Thủ đô. Ngoài một số mô hình nhỏ thí điểm nuôi cá tầm, cá lồng bè ở Ba Vì hay thủy sản đặc sản ở một số địa phương khác, đa số các hộ dân NTTS vẫn nuôi thả theo phương thức truyền thống. Với tổng diện tích mặt nước có khả năng NTTS là 20.900ha, trong đó diện tích nuôi trồng hàng năm trên 16.000ha, với gần 18.500 hộ dân tham gia sản xuất, sản lượng thủy sản tại chỗ mới đáp ứng khoảng hơn 60% nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn TP. Đây là một lỗ hổng cần được lấp đầy trong thời gian tới.
Lý giải về thực trạng này, ông Nguyễn Huy Đăng – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng, những năm qua, các dự án của Sở KH&ĐT thẩm định trình TP phê duyệt chủ yếu là đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Do đó, các huyện chỉ tập trung lập dự án đầu tư hạ tầng, “bỏ quên” các dự án về quản lý, sản xuất dẫn tới tình trạng thiếu đồng bộ, dù dự án có hoàn thành đi vào hoạt động nhưng hiệu quả sản xuất không cao. Ngoài ra, việc phát triển sản xuất và tiêu thụ thủy sản cũng chưa đồng bộ, thiếu cơ sở chế biến, chợ đầu mối và chất lượng thủy sản tại các vùng nuôi chưa được giám sát, kiểm tra thường xuyên.
Theo ông Tạ Văn Sơn – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội, để phát huy được lợi thế, tiềm năng sẵn có, ngành thủy sản cần tập trung nguồn lực tổ chức thực hiện các chương trình, dự án phát triển NTTS một cách đồng bộ, hiện đại. Trong đó, xây dựng mô hình NTTS thâm canh ứng dụng công nghệ tiên tiến gắn với hình thành, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi tập trung diện tích từ vài chục héc ta trở lên. Ông Sơn cho rằng, cần khuyến khích các DN tham gia đầu tư chế biến, bảo quản, tiêu thụ thủy sản nước ngọt tại Hà Nội. Đặc biệt, tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm dịch con giống lưu thông trên địa bàn TP để loại trừ những đàn giống mang mầm bệnh và chất lượng kém.
Theo Kinh tế đô thị
Chọn cơ hội đầu tư trước kỳ vọng TPP tháng 9
Sau kết quả không khả quan của vòng đàm phán tại Hawaii hồi cuối tháng 7, Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) dự kiến sẽ sớm được nối lại trong tháng 9/2015. Thông tin này cộng với việc biến động tỷ giá thời gian vừa qua sẽ có tác động nhất định đến giá cổ phiếu của các ngành có liên quan, đặc biệt là dệt may và thủy sản.
Hiện các DN dệt may đang mở rộng sản xuất, nếu TPPđược ký kết sẽ là cơ hội lớn cho các DN ngành này
Đối với DN dệt may, điều cổ đông và nhà đầu tư quan tâm hiện nay là năng lực sản xuất và số lượng đơn hàng xuất khẩu của các DN. Một số DN dệt may đang niêm yết có thể kể đến như CTCP Thương mại TNG (TNG), CTCP Dệt may Thành Công (TCM), CTCP May Sài Gòn (GMC)...
Trong báo cáo phân tích mới đây, CTCK FPT (FPTS) cho rằng, các thị trường xuất khẩu của TCM đều được hưởng lợi do thuế suất giảm khi các hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia có hiệu lực, trong đó, mức thuế hàng dệt may giảm từ 12% về 0% (FTA EU-Việt Nam) và từ mức 17% về 0% ở thị trường Mỹ (đối với TPP).
Trong khi đó, hiện các nhà máy của TCM đang hoạt động với công suất gần như tối đa, nên Công ty đã lên kế hoạch mở rộng nhà máy. Vì thế, FPTS ước tính, năm 2015, TCM sẽ đạt doanh thu 2.800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 185 tỷ đồng; đồng thời khuyến nghị nhà đầu tư nên nắm giữ cổ phiếu TCM để chờ cơ hội mới. 6 tháng đầu năm, TCM đạt doanh thu 1.340 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 86 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, nhóm cổ phiếu dệt may cũng không nằm ngoài xu hướng giảm chung của thị trường. Báo cáo phân tích của CTCK Rồng Việt (VDSC) chỉ ra rằng, những phản ứng tiêu cực có phần thái quá của thị trường đối với thông tin đàm phán TPP có thể sẽ mở ra cơ hội mua giá thấp cho những nhà đầu tư trung và dài hạn.
Các DN này vẫn đang có những bước phát triển mới. Cụ thể, TNG vừa vận hành giai đoạn 1 Nhà máy Đại Từ, công suất 35 dây chuyền may trong tháng 2; TCM cũng đã đưa vào hoạt động Nhà máy Vĩnh Long với công suất 9,6 triệu sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Hòa Phú, Vĩnh Long; trong khi GMC đang có kế hoạch nâng công suất Nhà máy An Phú (Hóc Môn) từ 15 dây chuyền lên 17 dây chuyền vào năm 2016 và lên 18 dây chuyền trong 2018; Nhà máy Hà Lam cũng có thể mở rộng công suất lên 16 dây chuyền ( 50%) trong năm nay và lên 20 dây chuyền trong 3 năm tới. Công suất mở rộng sẽ cho phép DN nắm bắt sự tăng trưởng về nhu cầu ở các thị trường nhập khẩu hàng dệt may ngay cả khi TPP bị trì hoãn. Trong trường hợp TPP sớm được ký kết trong năm nay, thì đây sẽ là cơ hội lớn đối với các DN trong ngành.
Tương tự, nhóm DN ngành thủy sản - một trong những nhóm ngành có tỷ trọng xuất khẩu lớn trong tổng sản lượng sản xuất, nên cũng sẽ chịu ảnh hưởng khi các FTA Việt Nam tham gia được ký kết và thực thi.
Báo cáo phân tích ngày 7/9 của CTCK SSI cho rằng, HVG là DN chịu rủi ro lớn khi tỷ giá biến động, nhưng lại có tiềm năng rất lớn từ các FTA, đặc biệt là TPP. Cụ thể, những dự án trang trại nuôi trồng thủy sản mới của HVG sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2016, qua đó gia tăng sản lượng và năng suất của Công ty.
Bên cạnh đó, giá bột đậu nành sẽ được giữ ở mức thấp trong tương lai do nguồn cung tăng mạnh, giúp HVG giảm chi phí nuôi trồng thủy sản và thúc đẩy ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi. SSI khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ HVG dựa trên tiềm năng tăng trưởng của Công ty.
Theo dự báo của Hiệp hội Xuất nhập khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), các DN ngành thủy sản Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều từ các FTA hơn là TPP.
Giới phân tích đánh giá cao những DN có vùng nuôi lớn và khả năng tự cung ứng tốt như VHC (tự cung ứng 65% nhu cầu nguyên liệu), HVG (65 - 70%) và FMC (10% và dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên 19%). Đây là những DN có kế hoạch nâng cao khả năng tự chủ vùng nuôi cũng như đầu tư mở rộng khả năng sản xuất và tăng giá trị gia tăng cho các sản phẩm.
Hiện thủy sản Việt Nam xuất khẩu tới khoảng 170 thị trường, trong đó 3 thị trường chính là Mỹ, EU và Nhật Bản chiếm hơn 60% kim ngạch xuất khẩu.
Hoàng Anh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Thiếu gia Trần Văn Chương đưa con trai ra nước ngoài trốn Quỳnh Chi? Anh Chương với con trai có thật sự đi nước ngoài hay không và địa chỉ thường trú của chồng Quỳnh Chi ở đâu, đang được cơ quan chức năng làm rõ. Ngày 27/8, TAND tỉnh Sóc Trăng xử phúc thẩm vụ kiện ly hôn của MC Quỳnh Chi với chồng là anh Trần Văn Chương (28 tuổi). Sau phần hỏi tại tòa,...