Hướng đi cho nhà bán hàng online sau bản cập nhật iOS 14.5
Giơi phân tích cho răng ngươi bán hàng online cần đa dạng hóa nền tảng giao tiêp và phục vụ khách hàng. Một trong những giải pháp tối ưu là tân dụng các sàn TMĐT.
Cuối tháng 4, Apple ra mắt bản cập nhật iOS 14.5, yêu cầu các ứng dụng phải xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ. Điều này hạn chế dòng dữ liệu Facebook nhận được để thực hiện quảng cáo hiệu quả, khiến không ít nhà bán hàng giảm doanh thu.
Theo giới phân tích, đây là lúc các doanh nghiệp, cửa hàng mở rộng nền tảng quảng cáo và bán hàng. Những đơn vị có tiềm lực có thể xây dựng website hoặc tìm đến báo chí và các công cụ của Google. Với những nhà bán hàng quy mô vừa và nhỏ, việc tận dụng các sàn thương mại điện tử đang được xem là giải pháp đáng cân nhắc.
Tận dụng nền tảng kinh doanh trực tuyến
Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam, cho biết: “Sàn TMĐT quy tụ hàng chục triệu lượt truy cập mỗi tháng, là kênh tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng. Các nền tảng này cũng thường xuyên cải tiến với nhiều công cụ quảng cáo và chiến dịch bán hàng được chú trọng. Các nhà bán hàng nên tận dụng nền tảng kinh doanh này để nâng cao doanh thu, thay vì lo lắng khi phụ thuộc vào một nền tảng đang thắt chặt tương tác”.
Bán hàng online trên các sàn TMĐT dần trở thành lựa chọn của nhiều cửa hàng.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Kiên Giang, chủ cửa hàng Hufuholic trên Shopee, cho biết khó khăn lớn nhất khi bắt đầu kinh doanh là tiếp cận khách hàng mới và mở rộng mô hình. Khi chuyển sang kinh doanh online, anh tận dụng các chương trình marketing miễn phí có sẵn trên nền tảng online để kết nối khách hàng dễ dàng, tiếp cận nhiều khách hàng mới, từ đó phát triển quy mô nhanh chóng.
“Shopee giúp cửa hàng của tôi phát triển từ cửa hàng online nhỏ thành chuỗi mỹ phẩm có tiếng, trở thành nền tảng xây dựng sự nghiệp”, ông Giang chia sẻ.
Lợi thế của sàn TMĐT
Video đang HOT
Lợi thế của sàn TMĐT không chỉ là tài nguyên người dùng, mà còn là kiến thức bán hàng miễn phí. Đây là cơ sở để nhà bán hàng phát triển bền vững hoạt động kinh doanh trên nhiều nền tảng.
Không ít sàn TMĐT đang triển khai lớp học trực tuyến hàng tuần đào tạo người bán, chia sẻ kinh nghiệm bán hàng từ các chuyên gia và những người bán thành công, đồng thời tổ chức các nhóm cộng đồng để người bán trao đổi, học hỏi lẫn nhau.
Đại diện Shopee cho biết, việc hiểu rõ công cụ và lợi ích giúp Shopee và nhà bán hàng đồng hành lâu dài và hiệu quả. Bên cạnh đó, Shopee cũng có các kênh tổng hợp thông tin miễn phí cho người bán như Học viện Shopee. Kênh YouTube Shopee Uni cũng thường xuyên cập nhật thông tin, tài liệu.
Nhờ các hoạt động đào tạo miễn phí này, anh Vũ Trung Anh Rim, chủ cửa hàng Beyours, có thể quản lý khoa học và hiệu quả việc kinh doanh, từ đó có thêm thời gian cho gia đình và bản thân. “Sau khi tham gia bán trên các sàn TMĐT, tôi mở rộng kho và tăng vốn lên 4-5 lần mới có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng”, anh Vũ Trung Anh Rim cho biết.
Với kiến thức và kinh nghiệm bản thân, chủ cửa hàng Beyours cho rằng người bán hàng mới cần tập trung vào sản phẩm chủ lực để tạo nên khác biệt.
Nhà bán hàng dễ dàng đăng ký các lớp học miễn phí trên các sàn TMĐT
Hiện nay, các nhà bán hàng trên Shopee không thuộc Shopee Mall được miễn phí hoa hồng và có cơ hội gia tăng độ nhận diện, thúc đẩy doanh số thông qua các chiến dịch lớn trong năm. Đơn cử, chương trình “Khởi đầu mới, triệu đơn tới” gần đây của Shopee hỗ trợ 160.000 đồng vào tài khoản quảng cáo của nhà bán hàng, đồng thời miễn phí gói hoàn xu Xtra và voucher 50% cho người bán mới trên Shopee.
Là một trong những doanh nghiệp hưởng lợi từ những giải pháp hỗ trợ của sàn TMĐT, ông Nguyễn Hùng Tuấn, chủ thương hiệu giày nữ Erosska, khẳng định bán hàng trên sàn TMĐT là một phần không thể thiếu trong hành trình tạo ra hàng triệu đôi giày của mình. “Shopee là bệ phóng giúp chúng tôi phát triển trên hầu hết nền tảng khác. Từ thương hiệu khởi đầu với 2 triệu đồng, hiện Erosska có hơn 50 nhân sự, doanh số hàng tháng gấp nhiều lần con số ban đầu”, ông chia sẻ.
Người bán hàng online phải làm gì sau bản cập nhật iOS 14.5?
Chuyên gia nhận định doanh nghiệp quảng cáo online cần đa dạng hóa nền tảng, tận dụng tối đa các công cụ tiếp thị để tổ chức, chăm sóc, tiếp cận lại khách hàng cũ.
"Các nền tảng quảng cáo đang đứng ở thế bị động trong cuộc chiến Apple-Facebook. Họ buộc phải chấp nhận thay đổi để thích ứng với cập nhật mới", ông Trần Quốc Kỳ, sáng lập công ty quảng cáo truyền thông Gigan JSC chia sẻ với PV
Thiếu dữ liệu người dùng, Facebook khó lòng chứng minh với nhà quảng cáo hiệu quả của nền tảng.
Đa dạng hay là chết?
Cuối tháng 4, Apple chính thức ra mắt bản cập nhật iOS 14.5, yêu cầu ứng dụng phải xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ. Điều này đã trực tiếp hạn chế dòng dữ liệu Facebook nhận được từ ứng dụng để xây dựng hồ sơ người dùng. Những hồ sơ này cho phép nhà quảng cáo của Facebook nhắm mục tiêu hiệu quả hơn.
Thay đổi quyền riêng tư của Apple khiến các ứng dụng như Facebook không thể gửi mã định danh cho khách hàng nếu người đó không cho phép. Từ đó, khả năng chứng minh tính hiệu quả của quảng cáo Facebook bị giảm sút. Ví dụ: Facebook giờ đây không thể cung cấp nhiều thông số cho nhà quảng cáo như có bao nhiêu người xem quảng cáo trong tuần đã thực sự mua sản phẩm.
"Nếu xét về mặt chuyên môn, mức độ ảnh hưởng tương đối đáng kể. Cụ thể, việc hạn chế trong thu thập dữ liệu người dùng, mất đi tập khách hàng trước kia, hệ thống báo cáo chậm hơn khiến bị động trong việc tối ưu chi phí lẫn tính hiệu quả. Ngoài ra, còn có nhiều thay đổi về logic và thuật toán tiếp thị mà các nhà quảng cáo phải mất nhiều thời gian để kịp thích ứng", ông Kỳ cho biết.
Mối quan hệ bất hòa giữa hai tên tuổi lớn làng công nghệ là chủ đề nóng trên các hội nhóm quảng cáo online tại Việt Nam thời gian qua. .
Nguyễn Tố Uyên, CEO Coll Group gọi sự thay đổi trên iOS 14.5 là "cơn bão" mới cho các nhà quảng cáo trên nền tảng Facebook. "Số đơn về từ iOS không hề thấp, ước tính chiếm đến khoảng 40% trên tổng doanh số. Chưa kể, các đơn đổ về từ hệ điều hành này cũng rất chất lượng, tỷ lệ đơn hoàn thấp", bà Uyên nói.
Bà Uyên cho rằng do thói quen của đa số nhà quảng cáo là dựa vào tính năng "Nhắm mục tiêu chi tiết" của Facebook, cho phép họ tìm sâu đến nhân khẩu học, sở thích, hành vi khách hàng dựa vào IDFA (mã hồ sơ ảo của người dùng). "Khi bản cập nhật iOS 14.5 có hiệu lực, đa số quảng cáo đang chạy đột ngột kém hiệu quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh số của các nhà quảng cáo", bà Uyên phân tích.
Đừng bỏ trứng vào một giỏ
Tháng 7/2020, làn sóng tẩy chay Facebook nổ ra với hashtag #stophateforprofit. Một loạt các công ty nhỏ và tập đoàn lớn như Coca-Cola, Microsoft, Starbucks, Unilever... tuyên bố dừng chi tiêu quảng cáo trên mạng xã hội này, trong khi số khác tìm đến các nền tảng khác. Thực tế, kể từ 2019, Facebook không còn là địa chỉ duy nhất cho hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp.
Các chuyên gia cũng cho rằng, để làm chiến lược quảng cáo dài hạn, doanh nghiệp phải đa dạng hóa kênh khai thác và tìm kiếm tối đa nguồn khách hàng tiềm năng. "Chỉ tập trung vào Facebook, người dùng đang tự mình gom trứng vào cùng một giỏ", ông Kỳ nhận định.
Với doanh nghiệp lớn, mức độ ảnh hưởng có thể còn lớn hơn, dựa trên các yếu tố như lĩnh vực, quy mô doanh nghiệp, tầm ảnh hưởng của Facebook vào hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp nhất định. "Các doanh nghiệp chưa kịp điều chỉnh để thích ứng với nhu cầu mới. Lấy ví dụ, hiện nay đã có các phương án đặc thù, giải quyết cho nhiều lĩnh vực như thương mại điện tử, giáo dục, bất động sản...", ông Kỳ nói thêm.
Thiếu dữ liệu người dùng, Facebook khó lòng chứng minh với nhà quảng cáo hiệu quả của nền tảng.
Đồng quan điểm, bà Uyên cũng cho rằng nhiều doanh nghiệp đang thần thánh hóa những tính năng của Facebook. "Đây chỉ là một trong nhiều nền tảng trung gian, đưa sản phẩm phù hợp đến đúng khách hàng tiềm năng", bà Uyên đưa ra gợi ý về các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội, báo chí... cũng có khả năng thu hút từng nhóm khách hàng với hành vi mua sắm khác nhau.
Vị CEO Coll Group gợi ý các nhà quảng cáo nên thay đổi tư duy và cách đặt quảng cáo của mình. "Hãy tập trung phân tích lợi ích cốt lõi của sản phẩm, chân dung, hành vi, tâm lý của khách hàng để đưa ra những chiến thuật quảng cáo phù hợp", bà Uyên khuyên các nhà bán hàng nên xây dựng nội dung để thu hút khách hàng mục tiêu nhiều hơn là phụ thuộc vào những dữ liệu Facebook đóng gói sẵn.
Cuối cùng, bà nhận định hành động của Apple sẽ mở trào lưu mới cho các hãng công nghệ. Trên thực tế, sau một tuần ra mắt, chỉ có 4% người Mỹ muốn mình bị Facebook theo dõi.
"Mong muốn được bảo mật thông tin cá nhân trên Internet là quyền lợi chính đáng của mọi người, dù là ở hiện tại hay tương lai. Chính vì vậy, kinh doanh dựa trên thông tin người dùng sẽ không còn phù hợp nữa", bà Tố Uyên kết luận.
iOS 14.5 đang làm rung chuyển cả ngành quảng cáo Bản cập nhật iOS mới nhất có thể khiến toàn bộ ngành quảng cáo phải thay đổi cách tiếp cận. Từ sáng 27/4, người dùng toàn thế giới đã có thể tải về bản cập nhật iOS 14.5. Rất nhiều người sẽ nhận ra một điều lạ: khi mở ứng dụng, máy sẽ hỏi "Bạn có muốn cho ứng dụng theo dõi không"....