Hướng đi cho kinh tế Hà Nội khi dịch bệnh kéo dài
Tập trung thúc đẩy đầu tư công với tinh thần quyết liệt của công tác phòng, chống dịch COVID-19 và hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh an toàn là hướng đi quan trọng của Hà Nội để duy trì và phát triển kinh tế Thành phố.
Ngày mai, 10/4, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc để tập trung bàn thảo các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gõ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư công trong bối cảnh nhiều nền kinh tế đang tăng trưởng âm từ đầu năm tới nay.
Đây có thể coi là các mục tiêu quan trọng để duy trì, phát triển tăng trưởng kinh tế, không kém gì mục tiêu kiềm chế, xử lý dịch COVID-19 đang hoành hành ở Việt Nam trong bối cảnh doan nghiệp khó khăn, dừng hoạt động, “cầu” trong nước và xuất nhập khẩu bị sụt giảm, đình trệ. Nếu kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng thì người lao động có việc làm, nhà nước có thêm nguồn thu để bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh và tác động rất tích cực tới việc bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi kiểm tra tình hình phòng, chống dịch Covid-19 và công tác sản xuất của Tổng Công ty May 10.
Triển khai Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, các Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư, Chỉ thị số 11, 15 và 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thích ứng, phòng, chống dịch COVID-19, Thành phố Hà Nội đã sớm quan tâm xây dựng các giải pháp duy trì sản xuất kinh doanh song song với nhiệm vụ cấp bách hàng đầu là ngăn ngừa, phòng chống dịch.
Vào ngày 24/3, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ và các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành uỷ đã làm việc với Đảng bộ khối doanh nghiệp Thành phố về thích ứng trong bối cảnh dịch giã đang ảnh hưởng tại Thủ đô. Nhiệm vụ được đặt ra cho 109 doanh nghiệp thành viên của Đảng bộ là bảo đảm sản xuất an toàn cho người lao động và tăng cường đổi mới, sáng tạo, cơ cấu lại sản xuất, tìm kiếm các sản phẩm mới để duy trì, phát triển sản xuất kinh doanh.
Từ sự chỉ đạo của Chính phủ, cấp uỷ, chính quyền Thành phố Hà Nội và sự năng động, sáng tạo của đơn vị, Tổng công ty May 10 (Tập đoàn Dệt may Việt Nam) là một đảng bộ trực thuộc Đảng bộ khối doanh nghiệp Thành phố đã “dấn thân” sản xuất sản phẩm “bất đắc dĩ” là khẩu trang y tế. Trong buổi làm việc với lãnh đạo Thành uỷ và UBND Thành phố hôm 7/4 mới đây tại trụ sở công ty, Tổng Giám đốc May 10 Thân Đức Việt cho biết công ty đã tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn cho công nhân, cơ cấu lại sản phẩm, mạnh dạn nhập máy móc sản xuất khẩu trang y tế, ký kết hợp đồng sản xuất khẩu trang phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, đủ để bù đắp lại giá trị thiếu hụt khi các đơn hàng may mặc bị ách tắc hoặc dừng hợp đồng trong năm 2020.
Nhưng chỉ doanh nghiệp dù là của nhà nước hay tư nhân- lực lượng sản xuất của cải vật chất của xã hội “đơn thân độc mã” gánh nhiệm vụ duy trì, phát triển kinh tế sẽ khó thành công nếu không có vai trò hỗ trợ từ chính quyền. Do vậy, trong 2 ngày liên tiếp 7 và 8/4 vừa qua, UBND Thành phố và Thường trực Thành uỷ Hà Nội đã họp bàn các phương hướng, giải pháp thúc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn.
Bí thư Thành uỷ Vương Đình Huệ cho rằng nguồn lực dành cho đầu tư công của Thành phố trong năm 2020 là rất lớn, khoảng 37.000 tỷ đồng, nếu được giải ngân kịp thời, đúng tiến độ sẽ là yếu tố quan trọng số 1 trong tăng cường cơ sở hạ tầng, tạo thành “vốn mồi” để “khơi dòng” đầu tư của các doanh nghiệp, duy trì và tạo ra nhiều việc làm, đóng góp mạnh mẽ cho tăng trưởng của Thành phố.
Chính vì vậy, Thường trực Thành uỷ và Ban cán sự Đảng UBND Thành phố Hà Nội đã thống nhất các phương hướng, giải pháp quan trọng để nhanh chóng tháo gỡ vướng mắc trong phối hợp công việc, thủ tục hành chính liên quan tới thẩm định, thi công, giải ngân và quyết toán các dự án đầu tư công trên địa bàn Thành phố.
Video đang HOT
Với kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn được Quốc hội, Chính phủ giao cho Hà Nội tương ứng khoảng 10% nguồn vốn dành cho cả nước (khoảng 110.000 tỷ đồng), nếu được giải ngân đúng tiến độ, hiệu quả sẽ góp phần rất lớn đối với tăng trưởng kinh tế của cả nước, nhất là khoản vốn giao trong năm 2020.
Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung cho rằng mặc dù kinh tế và thu ngân sách trên địa bàn được dự báo sẽ suy giảm trong năm nay nhưng Thành phố vẫn nỗ lực bố trí đủ nguồn để cân đối ngân sách, không điều chỉnh kế hoạch giao vốn đầu tư công năm 2020, đi liền với các nỗ lực tháo gỡ ách tắc để thúc đẩy nền kinh tế thành phố (cùng với Thành phố Hồ Chí Minh đi đầu trong đóng góp khoảng 20% vào tăng trưởng GDP của cả nước, và đứng thứ hai ở mức 18,7% tổng thu ngân sách nhà nước-PV).
Cùng với các giải pháp hỗ trợ, “hà hơi thổi ngạt” về giãn, hoãn thuế cho doanh nghiệp thì đẩy mạnh đầu tư công hiệu quả, khuyến khích doanh nghiệp sáng tạo, chuyển đổi hoạt động sẽ là các lực “đẩy” trực tiếp cho nền kinh tế trong năm 2020
Trong 3 tháng đầu năm 2020, tăng trưởng tổng sản phẩm của Thành phố (GRDP) chỉ tăng 3,72% (trung bình cả nước là 3,82%), thấp hơn rất nhiều so với mức tăng cùng kỳ năm ngoái là 6,95%. Cùng với đó, tăng trưởng của cả nước cũng rất rất thấp, chỉ đạt 3,82% vì ảnh hưởng tiêu cực từ dịch COVID-19. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các địa phương lớn của cả nước coi trọng phát triển kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh, trong đó nêu rõ vai trò của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Trước yêu cầu đó, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh rằng: “Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công sẽ là nhiệm vụ trọng tâm thứ hai của Thành phố, sau nhiệm vụ số một là phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn”. Đồng thời yêu cầu đồng chí Bí thư Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố nghiên cứu, chỉ đạo thành lập Tổ công tác giải ngân vốn đầu tư công của thành phố sớm tháo gỡ khó khăn để các sở, ngành, quận, huyện và nhà thầu triển khai ngay khi gỡ bỏ tình trạng cách ly xã hội.
Như vậy, cùng với các giải pháp hỗ trợ, “hà hơi thổi ngạt” về giãn, hoãn thuế cho doanh nghiệp thì đẩy mạnh đầu tư công hiệu quả, khuyến khích doanh nghiệp sáng tạo, chuyển đổi hoạt động sẽ là các lực “đẩy” trực tiếp cho nền kinh tế trong năm 2020.
Hà Giang
Ngân hàng đồng hành cùng người yếu thế, lao động gặp khó khăn do dịch
Hiện Ngân hàng Chính sách xã hội đã chủ động báo cáo Hội đồng quản trị để trình Thủ tướng Chính phủ về phương án giảm lãi vay cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Thanh long là một trong những nông sản bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. (Nguồn: TTXVN)
Là đơn vị đi đầu trong công tác tín dụng chính sách cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã triển khai nhiều biện pháp để vừa phải bảo vệ sức khỏe cán bộ, viên chức và người lao động và các khách hàng trực tiếp đến giao dịch với ngân hàng.
Bên cạnh đó, vừa đảm bảo hoạt động đầy đủ các phiên giao dịch tại xã theo định kỳ để hỗ trợ nhu cầu vốn kịp thời cho người nghèo và các đối tượng chính sách cũng như chung tay tháo gỡ khó khăn cho người yếu thế và lao động vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Nhiều hộ gia đình lao đao
Có thể nói, đối tượng ảnh hưởng lớn nhất bởi dịch bệnh COVID-19 chính là trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Hàng hóa sản xuất không tiêu thu được ứ trệ, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn. Hàng hóa nông sản, thủy sản mất giá, lệnh cấm thông quan hàng hóa gây thiệt hại cho người dân nhiều đia phương, như sầu riêng ở Gia Lai, Đắk Lắk, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Vĩnh Long,...; thanh Long ở Bình Thuận, Long An, Tiền Giang...; dưa hấu của Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum...
Chính bởi vậy, vấn đề mà Ngân hàng Chính sách xã hội chú trọng nhất thời gian này là thực hiện song song hai nhiệm vụ chống dịch và tăng cường sản xuất theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Khảo sát tại Quảng Trị cho thấy để đảm bảo an ninh lương thực bà con nông dân trên địa bàn cũng đã khắc phục khó khăn tăng gia sản xuất để cung cấp cho thị trường những mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, hiện nay trên thị trường, giá rau, củ đang giảm mạnh. Có những mặt hàng giảm đến trên 50%, nguyên nhân chính do thời điểm dịch, thị trường thu hoạch bị thu hẹp lại do các nhà hàng, quán xá vắng khách; nhu cầu tiêu dùng ít hơn rất nhiều so với ngày thường.
Bà Hồ Thị Hà ở phường Đông Thanh, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) chia sẻ: "Bữa nay rau không được giá vì ảnh hưởng của dịch COVID-19, chúng tôi rao bán không được nên đành phải bỏ. Hàng hóa đầu ra mà giá thành cao thì nông dân cũng đỡ hơn còn dịch thế này thì trang trải không đủ."
Dù đối mặt với nhiều khó khăn trong quá trình tiêu thụ nhưng người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn đang nỗ lực để gia tăng sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường và không để dịch bệnh ảnh hưởng quá lớn đến sự phát triển kinh tế. Đồng hành với bà con nông dân, Ngân hàng Chính sách xã hội tích cực giải ngân hỗ trợ kịp thời vốn cho quá trình sản xuất.
Ông Nguyễn Xuân ở xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) cho biết: "Dịch COVID-19 đang hoành hành. Nhờ được tiếp cận vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội nên gia đình chúng tôi có nguồn vốn để tăng gia sản xuất và chăn nuôi."
Tính đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị đã cho vay trên 3.500 tỷ đồng nhằm hỗ trợ người dân trên địa bàn duy trì và mở rộng sản xuất, nhất là đối với quá trình sản xuất các mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ đời sống cho người dân. Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cũng đã thực hiện cơ chế xoay vòng vốn linh hoạt hơn để hỗ trợ người dân trong quá trình trả lãi, trả nợ.
Với sự hỗ trợ kịp thời về nguồn vốn trong thời điểm sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn, bà con nông dân, các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có điều kiện tái sản xuất, duy trì hoạt động kinh doanh phù hợp với những biến động của thị trường. Đặc biệt là đảm bảo cung ứng hệ thống các sản phẩm mà thị trường đang cần thiết trong mùa dịch bệnh.
Tính trên diện rộng toàn quốc, hiện Ngân hàng Chính sách xã hội đang quản lý trên 20 chương trình tín dụng chính sách với tổng dư nợ đạt 211.006 tỷ đồng (tăng so với năm 2019 là 4.201 tỷ đồng). Riêng 3 tháng đầu năm, tổng doanh số cho vay đạt 18.723 tỷ đồng, với số khách hàng còn dư nợ là trên 6,5 triệu khách hàng.
Nguồn vốn ưu đãi được Ngân hàng Chính sácch cho vay kịp thời tới người nghèo tại các điểm giao dịch xã. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn
Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Nguyễn Đức Hải cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực toàn diện đến đời sống xã hội, trong đó có một số bộ phận lớn khách hàng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trong thời gian qua Ngân hàng Chính sách xã hội đã chỉ đạo chi nhánh liên tục nắm bắt tình hình dịch bệnh, đánh giá mức độ thiệt hại đến các khách hàng vay vốn để thực hiện các biện pháp như: gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, cho vay bổ sung để khôi phục sản xuất, hướng dẫn các khách hàng bị rủi ro do dịch đủ điều kiện xử lý rủi ro lập hồ sơ và đề nghị xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan theo quy định.
Hiện Ngân hàng Chính sách xã hội đã chủ động báo cáo Hội đồng quản trị để trình Thủ tướng Chính phủ về phương án giảm lãi vay cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nếu phương án được thông qua, trong năm 2020 hộ nghèo sẽ được giảm lãi vay 20% và các đối tượng chính sách ở các chương trình khác giảm 10%.
Tính đến 30/3, ngân hàng này đã gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ cho 40.034 khách hàng với dư nợ được điều chỉnh kỳ hạn và gia hạn nợ là 1.394 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội cũng đã tập trung nguồn vốn để cho vay giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống với số tiền là 11.973 tỷ đồng cho 275.415 khách hàng vay vốn.
Các đơn vị Ngân hàng Chính sách xã hội từ Trung ương đến địa phương chủ động xây dựng phương án ứng phó với ảnh hưởng của dịch Covid-19, đảm bảo duy trì hoạt động, chỉ đạo thông suốt, thường xuyên, liên tục, đáp ứng tính cấp thiết trong hoạt động phòng, chống dịch; hạn chế tối đa ảnh hưởng của dịch ở mức thấp nhất lên toàn hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội./.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp thường trực Chính phủ ngày 31/3/2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Trong đó có nội dung hỗ trợ người sử dụng lao động được vay Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0%, thời hạn không quá 12 tháng, mức vay tối đa theo 50% mức lương tối thiểu vùng/tháng/người để trả lương cho người lao động bị ngừng việc trong 3 tháng và có trách nhiệm trả số tiền lương ngừng việc còn lại cho người lao động (dự kiến số tiền cho vay là 16.200 tỷ đồng, tổng số lao động được hỗ trợ 3 triệu lao động).
Sau khi Nghị quyết của Chính phủ được ban hành, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ phối hợp chặt chẽ cùng các Bộ, ngành ban hành các quyết định liên quan, xây dựng hướng dẫn cho vay, nhằm đảm bảo nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, công khai, minh bạch theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Việt Hải - Trang Trung
Mùa đại hội cổ đông trầm lắng Hàng loạt nhà băng như Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng Đông Nam Á (SeABank), Ngân hàng Á Châu, Techcombank... và các doanh nghiệp lớn đang phải thông báo đến cổ đông về việc lùi tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ), thay vì tháng 3, tháng 4, sẽ sang muộn nhất là cuối tháng 6. Chưa năm nào mùa đại...