Hướng đến mạng lưới y tế không giới hạn giữa các tuyến
Đề án Khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) giai đoạn 2020-2025 của Bộ Y tế được xây dựng với quan điểm chủ đạo là “Chất lượng khám, chữa bệnh vươn cao, vươn xa”.
Bước đầu, tham gia đề án có 24 bệnh viện tuyến trên (gồm 18 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và 6 bệnh viện của Hà Nội, TPHCM).
Một buổi hội chẩn qua hệ thống Telehealth giữa bệnh viện tuyến trên và tuyến dưới
Video đang HOT
Theo kế hoạch, tới cuối tháng 9 này sẽ thực hiện kết nối 1.000 điểm cầu trong cả nước là các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện. Tuy nhiên, tới ngày 20-9, Telehealth của ngành y tế đã vượt mục tiêu đề ra khi đã thực hiện kết nối thành công tới 1.100 cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước.
Đây là nỗ lực rất lớn của Bộ Y tế và nhiều bệnh viện tuyến trên cũng như các cơ sở y tế tuyến dưới nhằm giúp tăng cường năng lực chuyên môn của các bệnh viện tuyến dưới; đồng thời qua đó chất lượng khám chữa bệnh và kiến thức chuyên môn của các bệnh viện tuyến trên được nâng cao hơn, lan tỏa xa hơn.
Quan điểm chủ đạo khi thực hiện đề án là hướng đến người bệnh, nhất là những người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa được thụ hưởng lợi ích to lớn của Telehealth mang lại, giúp họ vơi bớt khó khăn, vất vả và yên tâm hơn khi không may đau ốm.
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, cho biết, trong 5 năm thực hiện đề án sẽ hướng đến các mục tiêu lớn. Đó là: tập trung xây dựng và phát triển mạng lưới gồm một số bệnh viện tuyến cuối và bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đủ năng lực chuyên môn kỹ thuật và trang thiết bị, để hỗ trợ cho bệnh viện tuyến dưới khám, chữa bệnh từ xa; thực hiện biện pháp giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh, giảm tập trung đông người tại bệnh viện, giảm số lượng người dân đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cho người dân ở vùng nông thôn, nhất là người dân vùng sâu, xa, khó khăn; giảm chi phí khám, chữa bệnh, chi phí bảo hiểm y tế và tiền túi của người dân.
Qua hơn 1.000 điểm cầu, trong thời gian ngắn, đã có rất nhiều cuộc hội chẩn, trao đổi giữa tuyến trên và tuyến dưới, qua đó cứu sống được hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo ngay tại bệnh viện tuyến dưới mà không cần phải đưa lên tuyến trên. Dù là khám chữa bệnh từ xa nhưng Telehealth đang tạo ra được mạng lưới y tế không còn giới hạn giữa các tuyến, hỗ trợ chuyên môn như nhau.
“Chúng ta ứng dụng công nghệ để phát huy một cách cao nhất hiệu quả chất lượng khám chữa bệnh; tận dụng hết chuyên môn, trí tuệ của thầy thuốc tuyến trên, giúp thầy thuốc tuyến dưới thêm vững tay nghề, người bệnh được hưởng lợi y tế chất lượng cao tại cơ sở”, GS-TS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh ý nghĩa của việc xây dựng, hình thành hệ thống Telehealth.
Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95%
UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Công văn số 4445/UBND-KGVX, về tăng cường thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên (HSSV) trên địa bàn thành phố.
Để thực hiện tốt chính sách BHYT và bảo đảm 100% HSSV tham gia BHYT theo quy định của pháp luật, góp phần hoàn thành chỉ tiêu, đến năm 2025, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95%, UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các trường Đại học, Cao đẳng và các cơ sở giáo dục tuyên truyền tính nhân văn, ý nghĩa nhân đạo, tính chia sẻ cộng đồng, trách nhiệm, quyền lợi khi tham gia BHYT, nhất là việc được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo quyền lợi và mức hưởng trong quy định, đặc biệt là các bệnh nặng, chi phí cao và trong tình hình dịch bệnh khó lường... Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành, các cơ sở giáo dục trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện BHYT HSSV, đồng thời, để cha mẹ học sinh và HSSV thấy rõ trách nhiệm tham gia BHYT là bắt buộc theo quy định của Luật BHYT.
Trong công văn này, UBND thành phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc thực hiện tốt công tác BHYT HSSV theo quy định của Luật BHYT; giao chỉ tiêu tỷ lệ HSSV tham gia BHYT cho từng trường và thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện. Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện BHYT HSSV theo Luật BHYT phải đảm bảo đạt 100% HSSV tham gia. Đưa chỉ tiêu tỷ lệ tham gia BHYT HSSV là một tiêu chí đánh giá chất lượng, bình xét thi đua, khen thưởng đối với tập thể và người đứng đầu các phòng giáo dục và đào tạo, các trường học trực thuộc.
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính, Bảo hiểm Xã hội thành phố và các cơ quan liên quan đề xuất ngân sách địa phương hỗ trợ hoặc huy động các nguồn tài trợ hợp pháp khác để hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho HSSV trên địa bàn, nhất là những HSSV có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Sở Y tế tăng cường kiểm tra, giám sát quy trình chuyên môn, kỹ thuật, thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và đảm bảo đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHYT theo quy định. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10/CT-BYT, ngày 9/9/2019, của Bộ Y tế về tăng cường công tác phòng, chống hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT tại các cơ sở khám chữa bệnh; xử lý nghiêm những trường hợp thiếu tinh thần trách nhiệm, gây phiền hà cho người bệnh và các trường hợp tiêu cực, vụ lợi cá nhân.
UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm chỉ đạo đảm bảo 100% HSSV tham gia BHYT hằng năm. Kết quả thực hiện là một trong những tiêu chí đánh giá nhiệm vụ chính trị của địa phương và hoàn thành các chỉ tiêu tỷ lệ tham gia BHYT, BHXH được HĐND, UBND thành phố giao...
18 bệnh nhân COVID-19 rất nặng và nguy kịch Các y bác sĩ đang nỗ lực cứu chữa cho 18 bệnh nhân, trong đó 14 người tình trạng rất nặng, 4 người đe dọa tử vong. Sáng 21/8, báo cáo của Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống COVID-19 cho biết, cả nước có 21 bệnh nhân COVID-19 biểu hiện lâm sàng nặng. Trong đó 2 ca...