Hướng đến bộ quy tắc ứng xử, trách nhiệm trên không gian mạng
Việc tổ chức hội thảo về quy tắc ứng xử và trách nhiệm quốc gia trên không gian mạng cơ hội để các quốc gia thành viên ASEAN trao đổi, thảo luận về cách tiếp cận, đưa ra giải pháp phù hợp thực tiễn.
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng phát biểu khai mạc. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Sáng 27/11 tại Hà Nội, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, Viện Chính sách Chiến lược Australia phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam tổ chức hội thảo về quy tắc ứng xử, trách nhiệm của quốc gia trên không gian mạng, với sự tham gia của nhiều đại biểu từ các nước trong khu vực ASEAN.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng khẳng định, cộng đồng ASEAN đã có bề dày lịch sử hơn 50 năm hình thành và phát triển, với các hoạt động hợp tác ngày càng đi vào chiều sâu theo từng lĩnh vực.
Hợp tác trên không gian mạng cũng ngày càng nhận được sự quan tâm từ các thành viên, mở ra một không gian mới góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội và thịnh vượng chung cho khu vực. Mới đây, Hội nghị Bộ trưởng Công nghệ thông tin và Viễn thông ASEAN (TELMIN) đã chính thức được đổi tên thành Hội nghị Bộ trưởng số (ADGMIN), thể hiện mối quan tâm chung của các quốc gia thành viên đến việc phát triển môi trường số của khu vực.
Năm 2018, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN, các quốc gia thành viên đã cùng nhau thống nhất về mặt nguyên tắc đối với 11 quy tắc ứng xử và trách nhiệm của các quốc gia trên không gian mạng. Đây là bước đi quan trọng trong việc khẳng định tầm nhìn chung của khu vực trong bối cảnh chưa có luật quốc tế trên không gian mạng được chấp thuận rộng rãi. Tuy nhiên, các quy tắc ứng xử này mới dừng ở mức nguyên tắc chung. Do vậy, cần sự nghiên cứu, thảo luận để những quy tắc này có thể được triển khai thực tiễn.
Video đang HOT
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng khẳng định, việc tổ chức hội thảo về các quy tắc ứng xử và trách nhiệm quốc gia trên không gian mạng tại Việt Nam là cơ hội để các quốc gia thành viên ASEAN gặp gỡ, trao đổi, thảo luận về cách tiếp cận, đưa ra giải pháp phù hợp với thực tiễn để triển khai các nguyên tắc ứng xử. Sự kiện này còn đặc biệt hơn khi được tổ chức trong khuôn khổ Ngày An toàn thông tin Việt Nam – sự kiện thu hút hàng nghìn khách mời, tạo ảnh hưởng lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng an toàn thông tin Việt Nam và trong khu vực.
Năm 2020, Việt Nam sẽ giữ vai trò Chủ tịch của ASEAN – lần thứ 3 đảm nhận trọng trách nặng nề nhưng cũng rất tự hào này. Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, Việt Nam sẽ nỗ lực thể hiện vai trò của mình, góp phần vào việc gìn giữ hòa bình của khu vực trên không gian mạng.
Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, quá trình phát triển không gian mạng sẽ giúp ASEAN tận dụng được các làn sóng công nghệ mới để tạo ra nhiều giá trị mới cho nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, việc ứng dụng các công nghệ số nói chung, các công nghệ số mới nói riêng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng đến an ninh mạng.
Khi không gian mạng được mở rộng, các hệ thống phục vụ Chính phủ điện tử, các hệ thống thông tin quan trọng, hệ thống ngân hàng, tài chính sẽ đứng trước nguy cơ mất an toàn, an ninh mạng nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Cuộc sống của người dân, sự thịnh vượng của mỗi quốc gia ngày càng trở nên phụ thuộc vào không gian mạng, phụ thuộc vào năng lực của từng quốc gia trong việc bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công trên mạng. Do vậy, chỉ có phát triển về an toàn, an ninh mạng mới có thể tận dụng, phát huy nguyên vẹn ý nghĩa, mang lại những giá trị về sự thịnh vượng, bền vững, an toàn.
Không gian mạng đã, đang được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ coi là một không gian chiến lược thứ năm, bên cạnh bốn không gian truyền thống khác bao gồm: đất liền, biển, bầu trời và ngoài vũ trụ. Thực tiễn chỉ rõ, các hoạt động trên mạng ngày càng đa dạng, phức tạp, trong khi nhiều quốc gia kể cả Việt Nam vẫn chưa có quy định chung để điều chỉnh những hoạt động này.
Do vậy, xây dựng pháp luật về không gian mạng là cần thiết, bao gồm việc đưa ra các quy tắc ứng xử trên không gian mạng. Tuy không mang tính pháp lý và áp dụng bắt buộc nhưng các quy tắc ứng xử sẽ góp phần nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các quốc gia khi tham gia vào không gian mạng; tạo tiền đề cho việc xây dựng, hình thành các hiệp định, công ước quốc tế sau này./.
Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Theo Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam )
Đảm bảo các quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán của Việt Nam
Chiều 7/11, tại cuộc Họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng đã trả lời nhiều nội dung báo chí quan tâm.
Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng và sử dụng Internet cao nhất trên thế giới
Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng. Ảnh: dantri.com.vn
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc báo cáo của tổ chức Freedom House công bố ngày 5/11 cho rằng Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia không có tự do Internet, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng khẳng định: "Tôi hoàn toàn bác bỏ những đánh giá về Việt Nam trong báo cáo ngày 5/11/2019 của Freedom House. Việc đảm bảo các quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán của Việt Nam, được quy định trong Hiến pháp, pháp luật và được thực hiện đầy đủ trên thực tế. Nhà nước Việt Nam luôn chủ trương thúc đẩy sự phát triển của Internet nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, cũng như đáp ứng nhu cầu về trao đổi thông tin, học tập và làm việc của người dân.
Thực tế cho thấy, Việt Nam hiện là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng và sử dụng Internet cao nhất trên thế giới. Công nghệ thông tin và mạng xã hội đã và đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống, sinh hoạt kinh tế và văn hóa xã hội ở Việt Nam. Theo thống kê, tính đến đầu năm 2019, Việt Nam đã có 60 triệu người sử dụng Internet, chiếm hơn 60% dân số, đứng thứ 16 trên thế giới về số lượng người sử dụng Internet và có 55 triệu người sử dụng các nền tảng mạng xã hội, nằm trong nhóm có số lượng người dùng lớn nhất trên thế giới".
Sẵn sàng cho Năm Chủ tịch ASEAN 2020
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Việt Nam chính thức tiếp nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Ngô Toàn Thắng cho biết: "Như báo chí đã đưa tin, ngày 4/11 tại Bangkok, Thái Lan, Việt Nam đã chính thức tiếp nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2020. Với chủ đề "Gắn kết và Chủ động thích ứng", Việt Nam sẽ chủ trì tổ chức hơn 300 hoạt động, đặc biệt là Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 tháng 4/2020 và Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Cấp cao liên quan tháng 11/2020. Thông qua các hoạt động trong Năm ASEAN 2020 của Việt Nam, Việt Nam sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch với mục đích giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc sắc của Việt Nam với các nước ASEAN và các nước đối thoại. Dự kiến giữa tháng 11, Việt Nam sẽ tổ chức lễ công bố logo và khai trương website chính thức của năm ASEAN 2020.
Cho đến nay, Việt Nam đã sẵn sàng về bộ máy tổ chức, nhân lực, đã có các đề án, kế hoạch hành động tổng thể cho năm ASEAN 2020. Trước mắt, Việt Nam sẽ tập trung chuẩn bị cho Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra vào tháng 1/2020 tại Khánh Hòa, hoạt động lớn đầu tiên, mở đầu Năm Chủ tịch ASEAN 2020. Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển các ý tưởng, sáng kiến đề ra cho Năm Chủ tịch, tạo sự thống nhất, đồng thuận trong ASEAN để đưa vào triển khai trong thực tiễn".
Đẩy nhanh tiến độ xác minh danh tính nạn nhân vụ việc 39 người tử vong ở Anh
Trước đề nghị của phóng viên cho biết thông tin về vụ việc 39 người tử vong ở hạt Essex (Anh), Phó Phát ngôn Ngô Toàn Thắng cho biết: "Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, từ ngày 3/11, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng đã dẫn đầu đoàn công tác liên ngành Việt Nam tới làm việc tại Anh nhằm trao đổi trực tiếp với các cơ quan chức năng tại địa phương về vụ việc 39 người thiệt mạng trong xe tải ở hạt Essex (Anh). Trong thời gian tại Anh, Thứ trưởng Tô Anh Dũng đã có nhiều cuộc làm việc với quan chức Chính phủ Anh bao gồm Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, thẩm phán giải quyết vụ việc và đại diện cảnh sát hạt Essex".
"Hai bên đã và đang phối hợp rất tích cực để đẩy nhanh việc xác minh danh tính các nạn nhân và giải quyết hậu sự. Chúng tôi sẽ sớm thông tin cụ thể về vụ việc", Phó Phát ngôn Ngô Toàn Thắng nói.
Về thông tin đã có bao nhiêu trường hợp được xác nhận danh tính, có bao nhiêu người bị bắt giữ, Phó Phát ngôn Ngô Toàn Thắng cho biết: "Hiện các cơ quan chức năng hai nước đã trao đổi, phối hợp chặt chẽ và sớm có thông tin cho báo chí. Về phía Việt Nam, Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án đưa người di cư trái phép. Tôi được biết, tới nay đã chính thức bắt tạm giam 9 người".
Theo Thu Phương (TTXVN)
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Ngoại giao cử đoàn sang Anh Thủ tướng đã chỉ đạo điều tra vụ việc từ ngày 26-10, tức 3 ngày sau khi có thông tin về 39 người chết trong chiếc xe tải đông lạnh. Thời điểm này phía Anh chưa khẳng định các nạn nhân là người Việt. Ngày 2-11, trong khi ở Bangkok (Thái Lan) tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35, Thủ...