Hướng dẫn quý ông chăm sóc “cậu bé” chưa cắt bao quy đầu
Việc vệ sinh cho “cậu bé” còn nguyên bao quy đầu có khác gì với vệ sinh “cậu bé” đã cắt bao quy đầu không? Không ít nam giới vẫn còn nguyên bao quy đầu trong khi những người khác đã cắt bỏ từ lâu. Thực ra, dù là “cậu bé” còn hay mất bao quy đầu thì việc vệ sinh không khác nhau là mấy. Điều quan trọng là bạn phải chú ý những vấn đề có thể gặp khi “cậu bé” vẫn giữ lại bao quy đầu.
“Cậu nhỏ” chưa cắt bao quy đầu cũng là bình thường
Ngay từ khi sinh ra, “cậu bé” của nam giới nào cũng có thêm một lớp bảo vệ da trên đầu. Lớp này được gọi là “bao quy đầu” hay “da quy đầu”. Cho tới khi trưởng thành, bao quy đầu bắt đầu tự “tuột” khỏi phần đầu của dương vật. Đây là điều hoàn toàn bình thường.
Khi da quy đầu bắt đầu tách khỏi phần đầu của dương vật, thỉnh thoảng bạn sẽ thấy có một chút chất màu trắng dưới bao quy đầu, được gọi là “bựa sinh dục”. Những bựa sinh dục này là bình thường bởi nó được tạo thành từ các tế bào da bong ra trong quá trình tách (lột da bao quy đầu).
Video đang HOT
Chăm sóc “cậu bé” chưa được cắt da quy đầu
Nói chung, nam giới nào cũng cần giữ cho “cậu bé” được sạch sẽ cả bên trong và bên ngoài. Khi vệ sinh cậu bé cần lưu ý kéo phần da quy đầu hẳn xuống dưới để rửa cho sạch phần “cậu bé” ẩn giấu bên dưới lớp da này, sau đó kéo trở lại vị trí “nguyên thủy” của nó để rửa sạch bên ngoài. Nên rửa thật sạch xà phòng bởi xà phòng có thể được kích thích phần da nhạy cảm trên đầu “cậu bé”.
Nếu thấy bao quy đầu đỏ hoặc sưng hoặc bị đau đớn khi đi tiểu, thì rất có thể bạn đang bị nhiễm trùng bao quy đầu, hoặc một bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Trong trường hợp này, bạn nên điều trị dứt điểm trước khi bệnh trầm trọng thêm. Chỉ vệ sinh sạch sẽ chưa chắc sẽ làm bệnh thuyên giảm.
Nếu bao quy đầu sau khi kéo xuống mà không kéo trở lại lên trên hoàn toàn như ban đầu thì rất có thể bạn gặp một trong hai vấn đề. Một là bao quy đầu vẫn còn gắn liền với đầu, hoặc sau khi “tuột” xuống bao quy đầu có thể trở nên quá chật cho nó để trở lại trên đầu dương vật.
Những vấn đề này, được gọi là chứng “hẹp bao quy đầu”. Trong trường hợp này, việc vệ sinh có thể đơn giản hơn nhưng tùy thuộc vào tình hình mà quý ông có thể dùng kem steroid để bôi hoặc đến gặp bác sĩ để điều trị.
Theo Alo
Mỗi tuần mổ 2 ca ung thư dương vật
Đa số bệnh nhân vì tâm lý ngại ngùng thường giấu bệnh, khi đến khám đã ở giai đoạn trễ. Ung thư dương vật là bệnh hiếm gặp ở phương Tây và các dân tộc có tục lệ cắt bao quy đầu sớm cho trẻ sơ sinh nhưng bệnh này vẫn thường gặp ở nước ta. Mỗi tuần tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đều mổ trung bình hai ca ung thư dương vật.
Yếu tố nguy cơ chính gây bệnh được xác định là hẹp bao quy đầu, tình trạng này sẽ làm ứ đọng chất bựa (là sản phẩm tác động của vi khuẩn trên các tế bào thượng bì bong tróc), đây chính là chất được quy kết gây ung thư dương vật.
Các triệu chứng của ung thư dương vật có thể xuất hiện ngay tại dương vật như một chỗ ngứa, một khối cứng nằm bên dưới bao quy đầu (nếu bao quy đầu không tuột lên được), hoặc một khối sùi hay vết loét ở đầu dương vật kèm chảy dịch và chảy máu, trễ hơn nữa ung thư có thể ăn sâu hơn và phá hủy cấu trúc của quy đầu và dương vật.
Chẩn đoán càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao và khả năng bảo tồn cũng cao
Đôi khi bệnh nhân đến khám vì các triệu chứng tại hạch bẹn và được điều trị hạch bẹn mà bỏ sót thương tổn nguyên phát tại dương vật.
Đối với các thầy thuốc chuyên khoa, việc chẩn đoán ung thư dương vật rất đơn giản và sinh thiết bướu sẽ giúp xác định bệnh và là bước không thể thiếu trước khi điều trị.
Các phương tiện điều trị chính, có hiệu quả được công nhận hiện nay là phẫu thuật và xạ trị. Tùy thuộc giai đoạn bệnh có thể mổ, nhẹ như cắt bao quy đầu, cắt rộng bướu tại chỗ, cắt quy đầu, nặng hơn là cắt dương vật một phần hoặc toàn phần, cắt cơ quan sinh dục ngoài có thể kèm theo nạo hạch vùng bẹn và chậu.
Chính vì vậy ở nước ta hiện nay để phòng ngừa ung thư dương vật, đối với các trường hợp bị hẹp bao quy đầu cần nong hoặc xẻ bao quy đầu càng sớm càng tốt.
Đối với các trường hợp bao quy đầu dài nhưng có thể tuột lên được thì nên tuột bao quy đầu sớm để tiện việc vệ sinh hằng ngày, dễ phát hiện các tổn thương bất thường bên dưới.
Bất kỳ tổn thương bất thường nào ở dương vật cần đi khám sớm tại các trung tâm y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nhằm bảo tồn cơ quan quý này và chữa khỏi hẳn bệnh.
Theo Alo
Bao quy đầu không mở ra khi cương cứng Năm nay em đã 18 tuổi, mà không biết tại sao bao quy đầu không "mở" ra mỗi khi "cứng" lên. Lúc không "cứng" thì có thể kéo bao quy đầu ra, xong rồi để vậy thì lúc cứng lên cảm thấy rất đau. Mỗi lúc sờ vào bao quy đầu thì lại cảm thấy hơi đau. Em không biết là có dương...