Huớng dẫn phương pháp bấm huyệt chữa đau mỏi vai gáy dễ thực hiện tại nhà
Đau mỏi vai gáy không chỉ gặp ở người già mà đang “trẻ hóa” với nhiều đối tượng, đặc biệt là dân văn phòng hoặc những người lao động nặng. Đây không hẳn là bệnh mà đôi khi chỉ là một hội chứng nhức mỏi xương khớp, hoàn toàn có thể điều trị bằng phương pháp bấm huyệt chữa đau mỏi vai gáy theo y học cổ truyền.
1. Đau mỏi vai gáy – Nguyên nhân và triệu chứng?
Đau vai gáy còn được gọi là lạc chẩm, là một biểu hiện bệnh lý của hệ cơ xương khớp, hoặc có thể chỉ là một hội chứng thông thường khi hoạt động nặng, ngồi sai tư thế. Biểu hiện thường gặp của tình trạng này là đau nhức một bên, hai bên cổ gáy hoặc toàn bộ cổ-vai-gáy; khó quay cổ, khó cúi cổ xuống; đôi khi cảm thấy đau và co cứng vùng cơ ức và cơ thang khi bị nhấn lên; có thể bị cảm giác sợ lạnh, mạch phù, rêu lưỡi trắng…
Theo các chuyên gia đầu ngành, đau mỏi vai gáy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm: Nguyên nhân bên trong (can thận hư nhược, can huyết hư nhược, không chủ được cốt tủy…), nguyên nhân bên ngoài (phong hàn thấp xâm nhập, khí huyết vị tắc nghẽn…) và các nguyên nhân khác (ngồi sai tư thế, gối đầu quá cao khi ngủ, cúi gập cổ trong thời gian dài, tai nạn, khiêng vác nặng…).
Để trị bệnh, người xưa thường bấm huyệt chữa đau mỏi vai gáy và sử dụng kèm các bài thuốc từ thảo dược. Ngày nay khi y học hiện đại bùng nổ, người bệnh có xu hướng dùng tân dược nhiều hơn. Tuy nhiên thuốc Tây thường xuyên bị cảnh báo về tác dụng phụ, dễ bị nhờn thuốc và chỉ chữa phần ngọn, tức giảm đau tức thời và sẽ bị lại nếu ngưng sử dụng.
2. Phương pháp bấm huyệt chữa đau mỏi vai gáy an toàn:
Nếu bạn muốn áp dụng cách bấm huyệt trị nhức mỏi vai gáy theo y học cổ truyền, bạn có thể tham khảo chi tiết tại phần 2 này. Cụ thể:
- Nguyên lý: Trục phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc. Tức là trục xuất gió lạnh đã xâm nhập vào cơ thể và điều hòa khí huyết, đả thông kinh lạc.
Video đang HOT
- Phương pháp: Xoa bóp, ấn day trên các huyệt vai gáy (Huyệt Phong trì, Huyệt Phong môn, Huyệt Đại trữ, Huyệt Đốc du, Huyệt Kiên tỉnh, Huyệt Bá lao).
- Cách thực hiện:
Ngồi thả lỏng hoàn toàn vùng vai gáy.
Massage nhẹ nhàng khu vực vai gáy để làm ấm, thư giãn. Có thể sử dụng thêm tinh dầu trong bước này.
Vừa xoa bóp vừa ấn vào vị trí các huyệt trong vòng 15-20 giây (từ vùng bả vai à Kiên tỉnh à Phong trì à Đốc du). Ngoài ra, tại các vùng thịt và cơ cổ bạn cũng day và miết nhẹ khi di chuyển tay.
Trong quá trình massage, trừ huyệt Bá lao, còn lại bạn nên xoay cổ chậm chậm sang bên trái, phải để cơ và dây chằng co giãn từ từ.
Cứ thực hiện liên tục khoảng 3-5 lần và bấm vào huyệt Đốc du để kiểm tra lại. Nếu bật cơ và thấy bớt đau khi day nhẹ thì tình trạng nhức mỏi vai gáy đã cải thiện đáng kể…
Thường khi thực hiện cách bấm huyệt chữa đau mỏi vai gáy,bạn cần thêm 1 người hỗ trợ. Chú ý chọn người có chuyên môn để không gây hại đến cơ thể, đặc biệt nếu người bệnh là người lớn tuổi, hệ xương khớp không còn vững chắc như người trẻ.
Ngoài phương pháp này, bạn cũng nên thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, siêng tập thể dục điều độ và tuân thủ lối sống khoa học. Bạn cũng có thể sử dụng thêm thảo dược Aria để hỗ trợ điều trị hiệu quả đau mỏi vai gáy.
Theo doisongphapluat
Thường xuyên bị đau lưng có thể khắc phục ngay bằng một số phương pháp sau
Tình trạng đau lưng xảy ra có thể là do thay đổi thời tiết hoặc vì bạn vận động quá sức. Tuy nhiên, chỉ cần khắc phục ngay bằng một số phương pháp sau thì tình trạng này sẽ được giải quyết một cách triệt để.
Tăng cường ăn các loại rau lá màu xanh đậm
Bạn có biết rằng, canxi chính là chìa khóa quan trọng giúp xương khớp luôn chắc khỏe. Bên cạnh đó, vitamin K cũng là chất dinh dưỡng giúp cải thiện bộ xương hoạt động tốt hơn.
Do vậy, bạn hãy tăng cường ăn các loại rau lá xanh đậm như bông cải xanh, rau bina... vì chúng thường chứa nhiều canxi cũng như vitamin K. Nhờ đó, bạn sẽ thấy xương khớp của mình được cải thiện và không còn cảm giác đau lưng xuất hiện nữa.
Nằm ngủ đúng tư thế
Một chiếc giường cứng có thể gây ảnh hưởng tới cột sống cũng như vùng lưng của bạn. Thay vào đó, bạn nên nằm ngủ trên một chiếc giường mềm mại, êm ái để giảm bớt cảm giác đau lưng. Ngoài ra, nếu ngủ với một chiếc gối kê quá cao thì đó cũng có thể là nguyên nhân khiến cột sống của bạn bị tổn hại, đồng thời cũng làm cơ bắp bị ảnh hưởng. Vì vậy, hãy chọn những chiếc gối ngủ vừa tầm để ngủ ngon mà không gặp phải tình trạng đau lưng.
Ngồi đúng tư thế
Mỗi khi ngồi làm việc, bạn hãy chắc chắn phần lưng của mình được thả lỏng tựa ra đằng sau ghế với dáng cong chữ S chứ không phải là chữ C. Thêm nữa, cứ sau khoảng 30 - 45 phút thì nên đứng dậy vận động, đi lại xung quanh để thả lỏng gân cốt, giải phóng căng thẳng đang đè nén trên lưng.
Tập thói quen đứng thẳng
Hãy tạo thói quen khi đứng sao cho các bộ phận như đầu, vai, hông, đầu gối thẳng một đường và không bị nhô về phía trước. Ban đầu, điều này có thể sẽ hơi khó thực hiện nên bạn hãy tập dần bằng cách đứng dựa lưng vào tường sao cho đầu, hai vai, lưng, mông, hai gót chân đều chạm tường. Dần dần, thói quen này sẽ được hình thành giúp bạn cải thiện dáng người cũng như sức khỏe.
Tránh xa thuốc lá
Thật bất ngờ là những người hút thuốc lá thường xuyên lại có nguy cơ gặp phải tình trạng đau lưng nhiều hơn. Do trong thuốc lá có chứa nicotine sẽ làm giảm lưu lượng máu đến cột sống, từ đó là nguyên nhân gây đau lưng. Chính vì vậy, bạn cần tránh xa thuốc lá để hạn chế nguy cơ gặp phải hiện tượng đau lưng.
Theo Helino
Các xét nghiệm cần làm ở mỗi độ tuổi Chuyên gia khuyến nghị kiểm tra bệnh truyền nhiễm ở tuổi 20, đường máu tuổi 30, tim mạch tuổi 40 và kiểm tra toàn diện khi 60 tuổi. Sức khỏe con người thay đổi cùng với thời gian và dưới đây là các xét nghiệm nên làm theo từng lứa tuổi do KK News liệt kê. Tuổi 20: Kiểm tra các bệnh truyền...