Hướng dẫn phòng tránh thủy đậu khi mang thai: quan trọng và cần dự phòng sớm!
Nếu mang thai bị thủy đậu cả mẹ và bé đều có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Do vậy viện phòng tránh thủy đậu khi mang thai là quan trọng và vô cùng cần thiết. Chẳng hạn như tiêm phòng vaccine thủy đậu trước khi mang thai,…
Thủy đậu là căn bệnh khá lành tính ở cả người lớn và trẻ em nếu được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Thế nhưng căn bệnh này ở phụ nữ mang thai lại là một vấn đề nghiêm trọng, bởi nó có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và thai nhi. Do đo, phòng tránh thủy đậu khi mang thai là khuyến nghị của các chuyên gia y tế đối với phụ nữ chuẩn bị mang thai.
1. Tại sao nên phòng tránh thủy đậu khi mang thai?
Nếu bạn chưa từng nhiễm virus và cũng chưa được tiêm phòng, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu khi mang thai và truyền sang em bé trong bụng.
Nếu người mẹ bị thủy đậu khi mang thai ở 28 tuần đầu tiên của thai kỳ, thì khả năng bé bị mắc hội chứng varicella bẩm sinh là rất nhỏ. Trong trường hợp này, em bé sinh ra có thể có sẹo hoặc nhẹ cân; cũng có nhiều trường hợp trẻ sinh ra có một số biến chứng nghiêm trọng khác.
Trường hợp người mẹ nhiễm virus gây bệnh thủy đậu trong khoảng thời gian từ 5 ngày trước khi sinh đến 2 ngày sau khi sinh, em bé sinh ra có thể mắc bệnh thủy đậu sơ sinh. Triệu chứng của tình trạng này thường là phát ban nghiêm trọng cần được điều trị ngay lập tức.
Nếu bạn chưa từng nhiễm vi rút và cũng chưa được tiêm phòng, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu – Ảnh: parenting
Nếu thấy các dấu hiệu của thủy đậu khi mang thai, hãy liên hệ ngay với bác sĩ sản khoa được xử trí đúng cách nhằm bảo vệ cả mẹ và thai nhi. Bác sĩ có thể sẽ kê thuốc kháng virus cho thai phụ và sẽ có cách đối phó với virus, nhằm đảm bảo em bé ra đời khỏe mạnh.
2. Thuốc chủng ngừa – biện pháp phòng tránh thủy đậu khi mang thai tốt nhất
Bệnh thủy đậu do virus varicella gây nên, đây là một bệnh nhiễm virus thường xảy ra ở độ tuổi trẻ nhỏ. Triệu chứng phổ biến nhất của thủy đậu là phát ban; ban đầu xuất hiện dưới dạng các nốt hoặc mụn nhỏ, màu đỏ. Sau đó, các nốt mụn này sẽ phồng rộp dưới dạng mụn nước và đóng vảy sau vài ngày.
Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan từ người này sang người khác. Một người bị bệnh thủy đậu có thể lây nhiễm cho người khác từ 1-2 ngày trước khi thấy các triệu chứng phát ban trên da. Nếu bạn chưa từng mắc bệnh thủy đậu trước đây và bạn tiếp xúc gần với người mắc bệnh này, thì 90% bạn cũng sẽ mắc bệnh. Cách tốt nhất để ngăn ngừa lây nhiễm thủy đậu là tiêm phòng, nhất là đối với phụ nữ chuẩn bị có thai.
Thuốc chủng ngừa – biện pháp phòng tránh thủy đậu khi mang thai tốt nhất – Ảnh: express
Video đang HOT
Thuốc chủng ngừa thủy đậu là một mũi tiêm có chứa virus varicella sống được làm yếu. Thường vắc-xin ngăn ngừa thủy đậu được tiêm 2 liều; liều thứ hai được tiêm sau liều đầu tiên 1 tháng. Thuốc chủng ngừa varicella khiến cơ thể bạn tạo ra kháng thể chống lại vius, giúp bảo vệ bạn khỏi bị nhiễm virus trong tương lai.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo rằng phụ nữ nên tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.
3. Làm thế nào để phòng tránh thủy đậu khi mang thai nếu chưa có miễn dịch?
Nếu bạn đang mang thai và chưa có miễn dịch với bệnh thủy đậu, điều cần làm trước tiên chính là tránh tiếp xúc với người có thể mắc bệnh thủy đậu; bao gồm:
- Tránh tiếp xúc với người chưa được miễn dịch.
- Không lại gần với người đã tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh trong vòng 3 tuần.
Các phương án phòng tránh thủy đậu khi mang thai nếu chưa có miễn dịch – Ảnh: usatoday
- Không nên tiếp xúc gần với người có các triệu chứng giống bệnh cúm, bởi những người mắc bệnh thủy đậu có thể lây nhiễm virus ngay khi chưa có dấu hiệu phát ban.
Ngoài ra, hãy cẩn thận để tránh tiếp xúc với người mắc bệnh zona, đây là căn bệnh có thể gây ảnh hưởng đối với thai phụ đã từng mắc thủy đậu trước đó. Tiếp xúc với bệnh zona, virus thủy đậu có thể được kích hoạt trở lại, gây phát ban ngứa và đau trên da.
Hành lá cực tốt cho bà bầu nhưng cần tránh những điều này
Hành lá giàu chất xơ, vitamin C, vitamin K, vitamin A, vitamin B12, các flavonoid thiết yếu, đồng và kali rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe bà bầu.
Bà bầu ăn hành lá có tốt không?
Hành lá (Scallions) hay còn gọi là hành xanh, hành non hoặc hành tươi. Hành lá có lá rỗng màu xanh nhưng lại thiếu một thân hành (củ hành) phát triển hoàn chỉnh.
Nhờ các chất dinh dưỡng dồi dào, hành lá là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều món ăn cung cấp các chất dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe.
Hành lá rất tốt cho sức khỏe bà bầu vì nó chứa một lượng vừa phải các chất protein, chất béo, chất xơ cùng với một lượng đáng kể là canxi, phốt pho và kali. Phần thân hành chứa một lượng đáng kể carotene và chất sắt rất tốt cho cơ thể đặc biệt là những người đang mang thai trong 3 tháng đầu.
Ảnh minh họa
Tác dụng của hành lá với bà bầu
Giảm ốm nghén
Nếu bạn bị nôn ói trong những tháng đầu mang thai hãy ra chợ mua một nắm hành tươi vể rửa sạch rồi cắt lấy đoạn gốc trắng cho vào nồi nấu lấy nước uống hàng ngày, sẽ thấy được hiệu quả nhanh chóng.
Mặc dù sau khi uống nước lá hành hết ba tháng đầu và bạn đã không còn cảm giác buồn nôn nữa. Song, chúng tôi khuyên bạn vẫn nên duy trì uống nước hành lá hàng ngày vì hành lá rất tốt cho sức khỏe bà bầu vì thành phần chủ yếu trong hành là nước, chiếm khoảng 86,8%.
Trị cảm lạnh
Nếu khi bà bầu bị ho, cảm lạnh thì chỉ cần ăn một bát cháo nóng có thêm chút hành sẽ giúp bà bầu nhanh chóng đánh bay chứng cảm lạnh, không cần phải uống thuốc sẽ không tốt cho thai nhi.
Tăng cường hệ miễn dịch
Methionine và cystine là 2 axit amin trong hành, có tác dụng giải độc cho cơ thể (những độc tố từ kim loại nặng).
Hành lá giàu vitamin C và vitamin A, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Chưa kể, hành rất giàu chất chống oxy hóa.
Kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa tiểu đường thai kì
Hành cũng chứa chất chống đái tháo đường tuyệt vời. Chất này còn làm giảm mức độ glucose trong máu, có lợi cho thai kỳ vì giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường thai kỳ.
Giúp cho xương chắc khỏe
Hành lá giàu vitamin C, vitamin K và một số chất dinh dưỡng thiết yếu khác, giúp cho xương chắc khỏe.
Ảnh minh họa
Một số lợi ích khác
Hoạt động chống vi khuẩn của hành có thể phá hủy nhiều mầm bệnh gây hại cho phụ nữ mang thai.
Hành dồi dào vitamin B, C, K, chất khoáng như crom, biotin hỗ trợ thai nhi phát triển.
Không những thế, hành còn chứa axit folic giúp ngừa khuyết tật ống thần kinh ở bé sơ sinh.
Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi ăn hành
- Ăn nhiều hành làm tăng chứng ợ nóng khi mang thai.
- Một số người dị ứng với hành có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, chảy nước mũi, phát ban, tiêu chảy, shock phản vệ (trong trường hợp nặng)...
- Có thể dùng hành để chế biến các món như canh, xào, sốt... với số lượng vừa phải khi mang thai.
- Những người đang dùng thuốc chống đông máu Warfarin hoặc những thuốc khác có cùng công dụng cũng nên thận trọng với việc ăn các loại hành lá.
Mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú không? Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và có thể lây từ mẹ sang con với tỷ lệ rất cao. Vậy nếu mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú hay không? Viêm gan B hay còn gọi là viêm gan siêu vi B là một căn bệnh nguy hiểm, diễn tiến thầm lặng và có thể...