Hướng dẫn “nhập môn” cho tín đồ văn hóa Nhật: cách phân biệt các loại bento
Bento có nhiều loại khác nhau về ý nghĩa nên việc phân biệt chúng là rất cần thiết đấy!
Chúng ta đã quen với khái niệm hộp cơm trưa hay “lunch box”, với ý nghĩa là cơm mang từ nhà đến, và hầu hết mọi người đều hiểu “bento” mang ý nghĩa tương tự. Thế nhưng, điều ấy là không đúng, bởi vì “bento” trong ý thức của người Nhật lại là cả một thế giới khác cơ.
Khác với những hộp lunch box bình thường có cơ chế “nhanh – tiện – lợi” chỉ bao gồm vài miếng sandwich hay cùng lắm là cơm trắng kèm 1 – 2 món ăn thì điểm đặc biệt của bento là sự cầu kì. Một hộp bento chính thống sẽ được người nấu chăm chút đến từng chi tiết nhỏ nhặt, điều này thể hiện qua sự cân bằng giữa các loại nguyên liệu, độ hòa hợp của màu sắc, sự đa dạng của hương vị và dĩ nhiên, cách chúng hòa quyện với nhau. Để nói về một hộp bento “đạt chuẩn” sẽ phải được nén chặt chẽ và không có không gian dư thừa, để khi mang đi các món ăn vẫn giữ được hình dạng ban đầu.
Theo truyền thống thì các bà mẹ sẽ là người chuẩn bị bento cho chồng và con, nhưng ở thời hiện đại, người ta có thể mua bento ở các cửa hàng tiện lợi. Bento có nhiều loại, mỗi loại có ý nghĩa khác nhau và sau đây là 5 loại bento cơ bản mà có lẽ bạn sẽ thấy quen đấy!
Đây là loại bento khá phổ biến hiện nay, được bán trong các cửa hàng tiện lợi và siêu thị. Loại bento này thường được chia làm 2 ngăn, với một ngăn chứa cơm và ngăn còn lại đựng những món ăn kèm.
Ngày xưa, loại cơm hộp này là những phần ăn riêng được chuẩn bị cho các diễn viên và khách xem kịch Kabuki giữa lúc nghỉ giải lao. Bây giờ, nó được tiêu thụ phần lớn bởi giới công chức và nhân viên văn phòng.
Dịch ra là “cơm trưa picnic” trong tiếng Nhật, những hộp bento Koraku thường có kích cỡ khá lớn để nhiều người cùng nhau ăn. Người Nhật thường chuẩn bị Koraku vào mùa Xuân, khoảng thời gian thích hợp nhất để đi dã ngoại, đặc biệt là vào các lễ hội ngắm hoa đào (Hanami).
Những hộp Koraku tiêu chuẩn sẽ có cơm nắm (Onigiri) và cơm cuộn (makizushi). Ngoài ra, những món ăn kèm đều là thực phẩm thường có trong mùa Xuân như măng tre, các loại hải sản gồm hàu, vẹm xanh hay cá cơm.
Video đang HOT
“Hi” trong Hinomaru có nghĩa là “thái dương”, “mặt trời”, nên tên hộp cơm này dịch ra là “vầng dương”, hay “vầng sáng tỏa ra quanh mặt trời”. Hinomaru tượng trưng cho quốc kì và biểu tượng Nhật Bản.
Hộp cơm này thể hiện đúng tinh thần người Nhật ở chỗ cô đọng giản dị, chỉ có một quả mơ chua trên lớp cơm trắng. Ngày xưa, đây là một món ăn của người dân nghèo trong thời gian khó khăn nhất của đất nước này. Ngày nay, nó tượng trưng cho sự can trường chịu khó và lòng yêu nước.
Ngoài ra thì hộp cơm này cũng giống như một chuyện cười giữa các sinh viên trẻ ở Nhật giống mì tôm bên mình vậy. Mỗi lần thấy ai mang theo hộp cơm này là biết đứa ấy… hết tiền.
Aisai
“Ai” trong Asai có nghĩa là “tình yêu”, nên từ cái tên có thể suy ra, đây là hộp cơm tình nhân, được làm từ vợ, bạn gái hay người yêu nói chung.
Những aisai bento thường được trang trí dễ thương và có các thông điệp đáng yêu, để khi người ăn mở hộp sẽ cảm thấy vui vẻ. Tuy nhiên hầu hết các đấng ông chồng và bạn trai ở Nhật cho hay, họ ngừng nhận được những hộp cơm như vậy sau khoảng… 3 năm bên nhau. Thay vào đó, những hộp cơm này chỉ xuất hiện như một “phần thưởng” hay “lời khen” khi họ làm được việc gì đó rất tốt đẹp.
Kyaraben
Đây là loại bento đặc biệt thường dành cho trẻ em. Kyaraben là những hộp bento có hình các nhân vật anime, manga hay thậm chí là người thật. Món này lấy ý tưởng từ việc các bà nội trợ chia sẻ cách để khiến con mình không kén ăn, và tạo hình nhân vật mà chúng yêu thích cho hộp cơm là giải pháp hiệu quả.
Ngoài ra, đây cũng là một phong trào “ganh đua” khá nổi tiếng giữa các bà mẹ trẻ Nhật, vì vào giờ ăn trưa, nếu con mình có hộp bento đẹp nhất so với chúng bạn thì đó là một niềm tự hào to lớn đấy.
Theo Trí Thức Trẻ
5 quán ăn khuya cho đêm giao thừa không ngủ ở TP.HCM
Sau những màn chiêm ngưỡng pháo hoa rực rỡ đón năm mới, chắc chắn chiếc bụng của bạn sẽ cồn cào vì đói. Bạn đừng lo vì TP.HCM có các quán ăn khuya với rất nhiều món ăn hấp dẫn.
Sủi cảo Thiên Thiên: Vào những buổi tối muộn, khi đặt chân đến khu Hà Tôn Quyền, bạn sẽ bị kích thích bởi sự chào mời của các món sủi cảo nóng hổi. Nơi đây là điểm dừng chân lý tưởng của những ai yêu thích ẩm thực Trung Hoa. Ảnh: S4.instago.
Những chiếc sủi cảo thơm ngon đầy đặn nhân gồm tôm, thịt, mộc nhĩ... sẽ xoa dịu cơn đói cồn cào về đêm của bạn. Món sủi cảo của người Hoa đúng điệu phải có mực ngâm tro, bong bóng cá, cải... đi kèm với nước dùng thanh vị. Ngoài sủi cảo hấp ăn cùng mì, bạn có thể gọi thêm sủi cảo chiên chấm cùng nước rất hấp dẫn. Địa chỉ: 195 Hà Tôn Quyền, quận 11. Ảnh: @huca.foodaholic, @lanwiththi.
Cháo trắng Hàng Xanh: Với những tín đồ thích ăn đêm ở TP.HCM chắc sẽ không còn xa lạ với quán cháo trắng ở khu vực quận Bình Thạnh. Đơn giản chỉ là cháo trắng và cháo đậu, song sự đa dạng của các món ăn kèm đã tạo nên nhiều hương vị đặc sắc riêng. Ảnh: @naponlfoods.
Nhìn vào tủ kính với rất nhiều đĩa nhỏ nào là cá cơm kho, thịt kho tiêu, trứng bách thảo, tép ram... cùng các món đồ chua như cà pháo, dưa chua, đu đủ mắm... tất cả sẽ khiến bạn thỏa mãn mọi giác quan. Mỗi tô cháo có giá từ 10.000-12.000 đồng, khi bạn gọi thêm món ăn kèm sẽ tính riêng. Địa chỉ: 283 Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh. Ảnh: Chudu24.
Cơm tấm bãi rác: Chỉ là quán cơm tấm ven đường nhưng lại được gọi với cái tên độc đáo là "cơm tấm bãi rác". Mấy chục năm nay, quán đã trở nên quen thuộc với người dân quận 4 mỗi khi đêm về. Ảnh: @tonyle1010.
Món ăn được nhiều người ưa chuộng nhất chính là sườn nướng. Ngoài ra, điểm hấp dẫn ở nơi đây là vô số món ăn kèm, món nào cũng được chăm chút từng hương vị. Chẳng hạn như mực nhồi thịt, gà quay, lạp xưởng... được làm tại nhà và luôn tươi mới mỗi ngày. Mỗi đĩa cơm ở đây dao động từ 50.000-100.000 đồng, giá hơi cao nhưng bạn sẽ cảm thấy hài lòng khi thưởng thức. Địa chỉ: 77 Lê Văn Linh, quận 4. Ảnh: @miyoen.fud, Cooky.
Phở Hà: Nếu ở khu quận 1, bạn hãy tới quán phở gà được nhiều bạn trẻ lựa chọn để lấp đầy bụng đói lúc nửa đêm, đó chính là phở Hà. Phở Hà chuyên về các món từ gà như phở, miến, bún, cháo, xôi... Ảnh: Sammy Hoang.
Quán ăn có hương vị theo kiểu Hà Nội nên thiên vị ngọt thanh từ nước dùng. Do đó, nhiều khách không quen vị sẽ cho là nhạt. Mỗi món ở đây có giá từ 40.000-70.000 đồng, đa dạng các món thực khách có thể dễ dàng lựa chọn. Địa chỉ: 19 Hải Triều, quận 1. Ảnh: @anhthu.w.
Hủ tiếu xào Tâm Ký: Tâm Ký là quán ăn nổi tiếng tại TP.HCM với món hủ tiếu xào được thực khách đánh giá là rất ngon. Các thành phần thịt heo, trứng cút, da heo, gan, tôm, mực hòa quyện với sợi hủ tiếu dai vừa tạo nên món ăn đặc trưng cho quán. Ảnh: Cooky.
Quán mở cửa từ 15h tới khuya, trang bị máy lạnh. Bạn sẽ vô cùng thoải mái khi thưởng thức các món ăn. Ngoài hủ tiếu xào, quán còn bán nhiều món khác như mì xào, cơm chiên, cơm gà, súp rong biển... Các món ăn ở đây có giá từ 50.000-80.000 đồng. Địa chỉ: 376 Nguyễn Thị Thập, quận 7. Ảnh: Jamia.
Thanh Thùy
Theo Zing
7 mâm cơm hot nhất năm 2018, nhận được bão like từ chị em Đây là 7 mâm cơm nhận được lượng like kỷ lục, các món ăn đều rất đa dạng, đẹp mắt và không quá khó để nấu. Hộp cơm trưa của mẹ Việt ở Nhật Chị Nguyễn Quỳnh Hoa khiến cho tất cả mọi người choáng váng khi thấy những hộp cơm mà chị làm cho chồng mang đi làm mỗi ngày đều ngon...