Hướng dẫn mới về bán cổ phần lần đầu và chuyển nhượng vốn
Thông tư 21/2019/TT-BTC hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và chuyển nhượng vốn nhà nước theo phương thức dựng sổ cho các đối tượng thực hiện cổ phần hóa.
Thông tư nêu rõ: Trong trường hợp khối lượng cổ phần đặt mua thực tế và số lượng nhà đầu tư đặt mua thực tế không đáp ứng điều kiện dựng sổ theo phương án bán cổ phần thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa có trách nhiệm quyết định hủy kết quả sổ lệnh, báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu (đối với doanh nghiệp nhà nước) hoặc Hội đồng thành viên/Chủ tịch doanh nghiệp nhà nước (đối với doanh nghiệp cấp II) và công bố thông tin về việc hủy kết quả sổ lệnh theo quy định.
Ảnh minh họa.
Các nhà đầu tư được hoàn trả tiền đặt cọc sau khi Ban chỉ đạo cổ phần hóa công bố thông tin về việc hủy kết quả sổ lệnh.
Về xử lý sau khi hủy kết quả sổ lệnh: Trường hợp phương án bán cổ phần theo phương thức dựng sổ không thay đổi và việc mở lại sổ lệnh đã được phê duyệt trong phương án bán cổ phần theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 4 Thông tư này, Ban chỉ đạo cổ phần hóa có thể xác định lại giá mở sổ và thực hiện trình tự, thủ tục mở sổ lệnh theo quy định.
Video đang HOT
Trường hợp phương án bán cổ phần theo phương thức dựng sổ thay đổi, Ban chỉ đạo cổ phần hóa báo cáo Cơ quan đại diện chủ sở hữu (đối với doanh nghiệp nhà nước) hoặc Hội đồng thành viên/Chủ tịch doanh nghiệp nhà nước (đối với doanh nghiệp cấp II) quyết định phương án bán cổ phần theo quy định.
Thông tư 21/2019/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 03/6/2019.
PV
Theo doanhnghiepvn.vn
Thặng dư bán đấu giá cổ phần hóa qua sàn tăng mạnh
Theo đại diện Cục Tài chính Doanh nghiệp (Bộ Tài chính), thặng dư từ việc bán đấu giá cổ phần và thoái vốn DNNN qua các Sở Giao dịch chứng khoán tăng mạnh trong hai năm 2016 và 2017.
Tỷ lệ thặng dư/ giá trị cổ phần theo mệnh giá của giai đoạn 2016-2018 đạt 447%. Ảnh: Internet.
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp cho bết, theo báo cáo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tình hình thặng dư thu được từ việc bán đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn qua hai Sở Giao dịch chứng khoán từ năm 2016 đến hết tháng 8 năm 2018 như sau:
Trong năm 2016, giá trị cổ phần bán được theo giá khởi điểm là gần 21.511 tỷ đồng, tổng giá thực tế bán được là 23.074 tỷ đồng và thặng dư đạt 14.189 tỷ đồng.
Sang năm 2017, giá trị cổ phần bán được theo giá khởi điểm là 124.086 tỷ đồng, tổng giá thực tế bán được là 127.729 tỷ đồng và thặng dư bán đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn đạt gần 119.164 tỷ đồng.
Cũng theo ông Đặng Quyết Tiến, trong 8 tháng đầu năm 2018, giá trị cổ phần bán được theo giá khởi điểm là 22.981 tỷ đồng, tổng giá thực tế bán được là gần 27.397 tỷ đồng và thặng dư đạt 12.220 tỷ đồng.
Tính chung trong thời gian từ năm 2016 đến hết tháng 8 năm 2018, giá trị cổ phần bán được theo giá khởi điểm đạt 168.578 tỷ đồng, tổng giá thực tế bán được là 178.201 tỷ đồng và thặng dư bán đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn qua Sở giao dịch chứng khoán của giai đoạn này đạt 145.574 tỷ đồng.
Theo đó, tỷ lệ thặng dư/ giá trị cổ phần theo mệnh giá của giai đoạn này đạt 447%.
Theo ông Đặng Quyết Tiến, thặng dư thu được từ bán đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn năm 2016 tăng mạnh là do năm 2016 có đợt thoái vốn cổ phần Vinamilk của SCIC.
Năm 2017, việc bán đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn vẫn tiếp tục thu được thặng dư so với mệnh giá. Thặng dư thu được từ bán đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn năm 2017 tăng mạnh là do năm 2017 có đợt thoái vốn cổ phần Vinamilk của SCIC, thoái vốn cổ phần Sabeco của Bộ Công Thương. Và trong 8 tháng đầu năm 2018, thặng dư thu được từ bán đấu giá cổ phần hóa và thoái vốn đạt 12.220 tỷ đồng.
H.Anh
Theo baohaiquan.vn
Khối ngoại mua ròng 150 tỷ đồng trong phiên giảm sâu 24/5 Mặc dù nhà đầu tư nước ngoài cũng ồ ạt xả hàng trên sàn HOSE nhưng với giao dịch thỏa thuận mua vào khá khủng cổ phiếu MPC, giúp khối này trở lại trạng thái mua ròng tích cực với hơn 150 tỷ đồng. Trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào 13,71 triệu đơn vị, giá trị 508,87 tỷ đồng, giảm 65,45% về...