Hướng dẫn mới nhất về tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3, 4
Bộ Y tế vừa có hướng dẫn mới nhất về tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho các nhóm đối tượng trên cơ sở các hướng dẫn đã ban hành.
1. Về tiêm vắc xin Covid-19 cho người từ 18 tuổi trở lên:
Tiêm liều bổ sung (liều này không phải mũi 3) cho người từ 18 tuổi trở lên, bao gồm: người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng (người đang điều trị ung thư; người cấy ghép nội tạng và đang dùng thuốc ức chế miễn dịch; hoặc được cấy ghép tế bào gốc trong vòng 2 năm qua); người nhiễm HIV tiến triển hoặc không được điều trị; người đang điều trị tích cực corticosteroid hoặc các loại thuốc ứng chế miễn dịch liều cao; người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero Cell) hoặc vắc xin Sputnik V.
Người dân tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi 4 tại trạm y tế P.7, Q.Gò Vấp, TP.HCM/. Ảnh NHẬT THỊNH
Loại vắc xin tiêm bổ sung cùng loại vắc xin với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA; hoặc vắc xin AstraZeneca đối với người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero Cell).
Khoảng cách: tiêm 1 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng.
Với người đã mắc Covid-19: tiêm ngay mũi bổ sung sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định.
2. Tiêm liều nhắc lại lần 1 (mũi 3):
Video đang HOT
Liều này không tính liều bổ sung, được tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (đủ 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi, tùy theo loại vắc xin và mũi bổ sung nếu có).
Vắc xin tiêm mũi 3 cùng loại với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA; hoặc vắc xin AstraZeneca nếu tiêm liều cơ bản bằng vắc xin Sinopharm (Vero Cell) hoặc vắc xin mRNA.
Khoảng cách: tiêm 1 mũi nhắc lại ít nhất 3 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản.
Với người đã mắc Covid-19: tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định.
3. Tiêm liều nhắc lại lần 2 (mũi 4):
Liều này hiện tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên; người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng; người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19 như cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu (lực lượng công an, quân đội, giáo viên, người làm việc trong lĩnh vực giao thông vận tải, người cung cấp dịch vụ thiết yếu, người làm việc tại các cơ sở dịch vụ du lịch, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ), công nhân, người làm việc tại các khu công nghiệp.
Loại vắc xin: vắc xin mRNA (Pfizer, Moderna); vắc xin AstraZeneca; vắc xin cùng loại với mũi 3 (mũi nhắc lần 1).
Khoảng cách tiêm ít nhất là 4 tháng sau mũi 3 (liều nhắc lại lần 1).
Với người đã mắc Covid-19 sau tiêm mũi 3: tiêm sau mắc 3 tháng và đảm bảo khoảng cách ít nhất 4 tháng sau mũi 3.
4. Tiêm liều nhắc lại (mũi 3) cho người từ 12 – 17 tuổi:
Liều này được tiêm cho trẻ đã tiêm đủ liều cơ bản (mũi 1, 2). Loại vắc xin: Pfizer – đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này.
Khoảng cách: tiêm ít nhất 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản (mũi 2).
Với người đã mắc Covid-19: tiêm liều nhắc lại sau mắc 3 tháng và đảm bảo khoảng cách ít nhất 5 tháng sau mũi cuối của liều cơ bản.
5. Tiêm phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi:
Theo Bộ Y tế, vắc xin Pfizer tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; vắc xin Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.
Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã mắc Covid-19: tiêm sau khi mắc bệnh 3 tháng.
Bệnh nhân COVID-19 suốt 218 ngày được điều trị thành công sau 2 liều vắc xin mRNA
Một bệnh nhân mắc COVID-19 bị suy giảm miễn dịch, dương tính với SARS-CoV-2 trong 218 ngày, cuối cùng đã loại bỏ được virus này khỏi cơ thể của mình sau 2 liều vắc xin mRNA.
Vắc xin mRNA đã giúp cho bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 218 ngày hồi phục
Đây là trường hợp đầu tiên hồi phục sau thời gian nhiễm virus SARS-CoV-2 dai dẳng được công bố trên tạp chí Miễn Dịch Học Lâm Sàng.
Tình trạng nhiễm virus thường có đặc trưng là cấp tính hoặc mãn tính. Các bệnh nhiễm virus mãn tính, thường không thể phát hiện được trong thời gian dài, theo trang New Atlas.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, những người có hệ thống miễn dịch suy yếu có thể bị một dạng nhiễm virus mãn tính được gọi là nhiễm trùng dai dẳng.
Trường hợp này, virus trong cơ thể bệnh nhân vẫn hoạt động mạnh suốt nhiều tháng và phát tán lây nhiễm.
Một nghiên cứu mới từ các nhà nghiên cứu ở Anh, báo cáo về trường hợp của một người đàn ông 37 tuổi tên Ian Lester, người đã bị nhiễm SARS-CoV-2 dai dẳng, liên tục cho kết quả xét nghiệm PCR dương tính trong 218 ngày. Anh Lester mắc căn bệnh hội chứng suy giảm miễn dịch di truyền hiếm gặp (Wiskott-Aldrich). Ban đầu anh biểu hiện các triệu chứng COVID-19 rất nhẹ.
Anh Lester nói: "Mặc dù hầu hết mọi người có thể âm tính với virus SARS-CoV-2 sau 10 ngày nhiễm, nhưng tôi là một ngoại lệ. Nhiều tháng trôi qua không thể có kết quả âm tính, tôi cảm giác như cả đời không thể đi đâu gặp bạn bè hoặc gia đình".
Theo thời gian, các triệu chứng bệnh của anh Lester trở nên tồi tệ hơn.
Tiến sĩ Stephen Jolles, trưởng nhóm lâm sàng tại Đại học Cardiff (Anh), cho rằng đã đến lúc thử một phương pháp điều trị khác hơn.
Nhóm nghiên cứu đã tiêm cho anh Lester 2 liều vắc xin mRNA COVID-19 của Pfizer, cách nhau khoảng 4 tuần.
Trong vòng 14 ngày sau tiêm liều vắc xin thứ nhất, lượng virus trong cơ thể anh Lester giảm rõ rệt. Khoảng 6 tuần sau liều thứ hai, anh Lester đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 lần đầu tiên sau 218 ngày nhiễm virus này.
Sở Y tế Hà Nội hướng dẫn về việc tiêm vắc xin COVID-19 mũi 3 Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương vừa ký văn bản gửi ngành y tế các địa phương về việc tiêm bổ sung và nhắc lại vắc xin COVID-19. Ngành y tế Hà Nội tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho học sinh - Ảnh: PHẠM TUẤN Theo đó, Sở Y tế đề nghị các đơn vị đẩy nhanh hơn...