Hướng dẫn mới nhất của Hiệp hội Bơi Mỹ khi thấy người đuối nước
Bạn sẽ đối phó thế nào nếu thấy một em bé bị đuối nước ở bể bơi hay ở ao hồ?
Trước hết, hãy cố gắng bình tĩnh và đánh giá hiện trường và người cần giúp đỡ.
Tiếp theo, hãy gọi số điện thoại cấp cứu ngay lập tức. Hãy hành động – chứ đừng cho rằng sẽ có người khác giúp đỡ.
Dấu hiệu cảnh báo: Miệng của nạn nhân ở ngang mực nước, và nạn nhân có thể bị chìm dưới mặt nước. Đầu nạ nhân có thể ngửa ra sau và mắt có thể mở trừng trừng hoặc nhắm chặt. Nnạ nhân đang cố thở và có lẽ không thể kêu cứu. Đuối nước là im lặng – bạn sẽ không nghe thấy tiếng nước bắn tung tóe hoặc thấy ai đó vẫy tay.
Thực hiện theo các hướng dẫn của Hiệp hội Bơi Mỹ:
Ném xuống, đừng lao xuống: Đừng nhảy xuống; người đuối nước có thể vô tình dìm người cứu hộ xuống dưới. Hãy ném thiết bị cứu hộ cho nạn nhân.
Gọi cấp cứu và và báo động cho nhân viên cứu hộ.
Video đang HOT
Nếu tiếp cận người bị đuối nước, hãy tiếp cận từ phía sau.
Mặc áo phao khi xuống nước để giúp người bị đuối nước.
Khi đưa nạn nhân ra khỏi nước, kiểm tra xem nạn nhân còn thở hoặc còn mạch không.
Nếu không còn mạch, hãy bắt đầu CPR.
Tìm các dấu hiệu của đuối nước thứ phát: Nếu đuối nước bị ngăn chặn, nạn nhân vẫn có thể còn nước trong phổi và có thể bị ngạt sau đó. Theo dõi tình trạng gắng sức khi thở, li bì và ho nhiều giờ sau đó.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Phải làm gì nếu thấy người đau tim?
Bạn có biết phải làm gì nếu nhìn thấy ai đó đột nhiên ngã quỵ hoặc bất tỉnh
Các trường hợp cấp cứu y tế xảy ra mỗi ngày, và có một số điều bạn có thể làm có thể giúp người đang gặp nguy hiểm.
Trước hết, hãy cố gắng bình tĩnh và đánh giá hiện trường và người cần giúp đỡ. Tiếp theo, hãy gọi số điện thoại cấp cứu ngay lập tức. Hãy hành động - chứ đừng cho rằng sẽ có người khác giúp đỡ.
Dấu hiệu cảnh báo: Nạn nhân đột nhiên ngã quỵ hoặc bất tỉnh; nạn nhân không thở hoặc không có mạch.
Trong trường hợp này, nếu người ngoài cuộc có thể bước vào và thực hiện ép tim ngoài lồng ngực (CPR) chỉ bằng tay, nạn nhân có thể được cứu sống.
Cách thực hiện CPR:
Đặt một tay lên trên tay kia, và đặt chúng lên giữa ngực của nạn nhân.
Ấn 100 nhịp mỗi phút.
Nhấn mạnh với toàn bộ sức lực. Ngực cần được ép sâu xuống khoảng 3-5cm. Dùng toàn bộ cơ thể của bạn để ép ngực.
Những sai lầm phổ biến nhất mà mọi người mắc phải với CPR là không tham gia, không gọi cấp cứu để được giúp đỡ, thổi ngạt miệng - miêng thay vì ấn ngực và quên mất sự an toàn của chính mình.
Cách sử dụng máy khử rung tim tự động ngoài cơ thể:
Đây là thiết bị mà khi kết hợp với ấn ngực đã cứu sống huấn luyện viên Bob Harper. Trong khi ai đó đi lấy AED, một người khác nên gọi cấp cứu và bắt đầu ép ngực. Dưới đây là các bước để làm theo:
Bật AED và làm theo lời nhắc bằng hình ảnh và/hoặc âm thanh.
Để AED phân tích nhịp tim của nạn nhân trước khi nhấn nút "sốc".
Bắt đầu CPR sau khi gây sốc.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
8 biểu hiện tưởng không liên quan đến tim nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo tim của bạn đang gặp rắc rối Dưới đây là 8 dấu hiệu cảnh báo bệnh tim rất phổ biến mà bạn nên chú ý nếu nhận thấy chúng. Tốt nhất, bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, khoảng 610.000 người chết vì các vấn đề liên quan đến tim...