Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế điều trị “bệnh lạ” ở Quảng Ngãi
Ngày 4/5, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên đã ký văn bản ban hành Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân. Hướng dẫn lần này rất chi tiết trong chẩn đoán và điều trị.
Phân biệt với các bệnh da khác
Theo Bộ Y tế, khi trực tiếp tham gia khảo sát, thăm khám trực tiếp, lấy mẫu xét nghiệm các bệnh nhân ở các xã Ba Điền, Ba Xa, Ba Ngạc, Ba Tô, Ba Vinh ( huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi) bị các triệu chứng: viêm da, dày sừng, bong vảy, khô, nứt nẻ ở bàn tay, bàn chân kèm theo tăng men gan (SGOT, SGPT), Hội đồng khoa học của Bộ Y tế bước đầu nhận định đây là Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân, căn nguyên đang được điều tra xác định.
Bộ trưởng Bộ Y tế khám cho bệnh nhân ở Quảng Ngãi
So với hướng dẫn được ban hành cuối tháng 1/2012, hướng dẫn điều trị Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân lần này chi tiết, cụ thể hơn, giúp tuyến dưới có thể nhận định, phát hiện sớm ca bệnh cũng như có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết về điều trị tùy theo độ nặng – nhẹ của ca bệnh. Ví như trước đây trong hướng dẫn chẩn đoán, xác định ca bệnh chỉ nêu các yếu tố về dịch tễ (sống ở trong khu vực có bệnh lưu hành) và dựa trên các biểu hiện lâm sàng cơ bản (tổn thương cơ bản là các mảng do đỏ sẫm, ranh giới rõ với da lành, dày sừng nức nẻ, bong vảy ở bàn tay, bàn chân và các biểu hiện toàn thân khác như sốt, mệt mỏi và sét nghiệm men gan tăng. Còn ở hướng dẫn lần này, để giúp tuyến dưới xác định sớm ca bệnh, tránh chẩn đoán nhầm với các bệnh da khác, Hội đồng khoa học đưa ra những hướng dẫn phân biệt cụ thể với các bệnh dễ nhầm lẫn như bệnh Dày sừng lòng bàn tay bàn chân di truyền, viêm da cơ địa, viêm kẽ, vảy nến…
Đặc biệt trong hướng dẫn chẩn đoán mức độ bệnh, ngoài hướng dẫn chi tiết các dấu hiệu phân biệt mức độ bệnh ở thể nhẹ, bệnh độ nặng và biến chứng, Hội đồng còn lưu ý cơ sở điều trị phải chú ý phát hiện những biến chứng và các bệnh kèm theo ở bệnh nhân như nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, sốt mò, sốt rét, viêm phổi, viêm màng não, hôn mê, co giật.
Video đang HOT
Bộ Y tế cũng lưu ý, với Hội chứng viêm day dày sừng bàn tay, bàn chân nếu xảy ra ở các đối tượng như trẻ em, người già, phụ nữ có thai, người mắc các bệnh mạn tính, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất, thiếu máu thì bệnh có nguy cơ tiến triển nặng hơn, phải đặc biệt lưu ý trong theo dõi điều trị.
Hướng dẫn chi tiết trong điều trị ca bệnh
Trong hướng dẫn trước, khi phát hiện ca bệnh thể nặng, bệnh nhân được đề nghị chuyển đến BV Phong và Da liễu TƯ Quy Hòa, còn trong Hướng dẫn mới, với các ca bệnh nặng và biến chứng, Bộ Y tế đề nghị người bệnh cần được điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu của các BV đa khoa tuyến tỉnh hoặc TƯ, khi cần phải có hội chẩn với các chuyên khoa có liên quan.
Đặc biệt, phác đồ điều trị ca bệnh nặng và có biến chứng được chỉ ra chi tiết, từ việc điều trị toàn thân bằng các loại thuốc hỗ trợ gan đến nuôi dưỡng, phác đồ cũng hướng dẫn chi tiết, cụ thể các loại thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh, dịch truyền, vitamin . Đồng thời cũng có hướng dẫn cụ thể điều trị với những trường hợp diễn tiến nặng dẫn đến hôn mê gan hoặc tiền hôn mê gan.
Ngoài ra, Hội đồng khoa học cũng lưu ý các cơ sở điều trị phải theo dõi chặt những trường hợp có nhiễm trùng kèm theo để tích cực tìm nguyên nhân: chụp phổi, cấy máu tìm vi khuẩn ký sinh trùng sốt rét, làm xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán rickettsia, leptospira, công thức máu, khí máu, đường máu, điện giải đồ, urê, creatinin…
Các trường hợp đặc biệt là trẻ em và phụ nữ có thai cũng có hướng dẫn điều trị riêng để phù hợp với tình trạng sức khỏe trẻ em vàn người đang mang thai. Thuốc cũng được lựa chọn khác so với bệnh nhân bình thường nhằm giảm tối đa nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.
Theo một bác sĩ điều trị tại BV Bệnh nhiệt đới TƯ, với phác đồ chi tiết này, khi phát hiện ca bệnh, y tế cơ sở hoàn toàn có thể tự tin điều trị theo hướng dẫn bởi các loại thuốc, dịch truyền, liều lượng được chỉ ra rất chi tiết, cụ thể và việc điều trị sớm theo đúng hướng dẫn sẽ giảm nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Bộ Y tế khuyến cáo, để phòng bệnh, người dân cần vệ sinh môi trường sạch sẽ đi giầy dép tăng cường rửa tay, chân bằng nước sạch, nhất là sau khi lao động tránh tiếp xúc với các hoá chất, nhất là các thuốc trừ sâu, diệt cỏ sử dụng các phương tiện bảo hộ an toàn, đúng quy cách trong khi lao động ăn uống đầy đủ, hợp vệ sinh
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bệnh "da lạ" có thể do nhiễm asen?
Tối 25/4, đoàn công tác Bộ Y tế đã có buổi làm việc với ngành y tế Quảng Ngãi về chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân có tăng men gan tại huyện Ba Tơ và cho rằng nguyên nhân gây bệnh không hẳn do côn trùng đốt....
Các bác sĩ đang chăm sóc cho một bệnh nhân nặng mắc bệnh "da lạ"
Dẫn đầu đoàn công tác Bộ Y tế là TS.Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, đại diện Viện Vệ sinh y tế công cộng, Viện Pasteur TPHCM, Cục quản lý môi trường, Viện vệ sinh dịch tễ TƯ, Viện y học lao động, Bệnh viện Nhiệt đới TƯ, BV Da liễu TƯ, Bệnh viện Bạch Mai, Đại học y dược TPHCM, Viện sốt rét ký sinh trùng Quy Nhơn.
Tại cuộc họp khẩn, Sở Y tế Quảng Ngãi báo cáo tình hình dịch bệnh, tính đến ngày 25/4, đã có thêm 4 trường hợp mắc bệnh mới, nâng tổng số trường hợp mắc lên 176 người, 8 trường hợp tử vong tại các cơ sở y tế và 11 trường hợp tử vong tại cộng đồng.
BS Nguyễn Thanh Tân, Giám đốc Bệnh viện Phong - Da liễu Trung ương Quy Hòa (Bình Định) cho biết: "Qua 5 trường hợp tử vong tại bệnh viện, chúng tôi xác định có 2 biểu hiện cơ bản là tổn thương da và gan. Bệnh nhân tử vong đều bị xuất huyết tiêu hóa và nhiễm trùng đường huyết".
BS Nguyễn Xuân Mến, Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi đề nghị: "Bộ Y tế cần ban hành phát đồ điều trị phù hợp hơn. Qua thực hiện điều chỉnh bổ sung phát đồ điều trị lần 2 của Bộ Y tế, hiệu quả điều trị vẫn không cao, số bệnh nhân mắc mới nhiều, bệnh diễn biến ngày càng phức tạp hơn".
Các nhà khoa học giả thuyết nguyên nhân dẫn đến người dân bị bệnh "da lạ" có thể do nguồn nước sinh hoạt, thực phẩm (trong đó có hộ ăn gạo đã mốc), nhiễm hóa chất độc hại, côn trùng đốt, hoặc do ảnh hưởng môi trường... nên việc 14/26 trường hợp dương tính với vi-rút Ricketsia "sốt mò do bọ chét" chưa thể coi là căn nguyên gây ra bệnh này. Nhiều giáo sư, tiến sĩ đều có chung hướng nhận định khả năng đây không phải là bệnh truyền nhiễm, mà có thể là asen, một loại độc tố rất có hại cho con người.
Sáng nay, trao đổi với báo giới, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) khẳng định: "Tuy nhiên đó chưa phải kết luận nguyên nhân chính xác. Khoa học phải thận trọng, tìm cho đầy đủ nguyên nhân mới có thể điều trị được hết căn nguyên của căn bệnh, và vi-rút sốt mò bọ chét có thể chỉ là một phần nguyên nhân" sau khi có thông tin cho rằng nguyên nhân gây bệnh là vi-rút Ricketsia gây bệnh sốt mò bọ chét:.
Cùng quan điểm này, PGS.TS Trần Hậu Khang, Giám đốc BV Da liễu TƯ, người vừa thực tế từ Quảng Ngãi trở về cũng khẳng định, chưa thể nói sốt mò bọ chét là nguyên nhân gây hội chứng viêm dày sừng da bàn tay, bàn chân. Ông khẳng định thêm, nếu nguyên nhân chỉ đơn giản như thế thì diễn tiến, việc điều trị bệnh cũng không đến mức khó khăn đến thế".
Hiện hội đồng khoa học của Bộ Y tế vẫn đang tiếp tục điều tra, tổng hợp tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và sửa đổi, hướng dẫn chi tiết hơn trong việc điều trị, phân cấp cụ thể mức độ bệnh để phân tuyến điều trị, với những bệnh nhân nặng sẽ có sự hỗ trợ trực tiếp của tuyến TƯ.
Thứ 7 tới đây (28/4), các đoàn điều tra dịch tễ của Bộ Y tế với sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Y tế không chỉ vào khảo sát tại bệnh viên nơi bệnh nhân đang nằm điều trị mà sẽ vào tận nơi người bệnh sinh sống, tiếp tục lấy mẫu, điều tra. Bộ trưởng cũng sẽ có buổi làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi để phối hợp, tích cực tìm ra căn nguyên gây bệnh.
Hồng Long - Hồng Hải
Theo Dân trí
Điều trị bệnh "da lạ" không quá khó! Bệnh lạ tại Quảng Ngãi đang diễn biến phức tạp, số người mắc bệnh và người chết gia tăng. Tuy nhiên, PGS.TS Trần Hậu Khang, giám đốc bệnh viện Da liễu TƯ, cho rằng không quá khó để điều trị bệnh này. Một bệnh nhân ở làng Rêu, Ba Điền, Ba Tơ, Quãng Ngãi đang được điều trị tại bệnh viện Đa khoa...