Hướng dẫn kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ em
Làm thế nào để trẻ nhận biết, tự bảo vệ mình khi kẻ xấu có ý định xâm hại?
Các bậc cha mẹ có thể dạy trẻ một vài kỹ năng, kiến thức giới tính để trẻ có thể tự bảo vệ mình trước một số tình huống.
1. Quy tắc bàn tay giao tiếp
Cha mẹ cần dạy bé biết quy tắc bàn tay giao tiếp (mỗi ngón tay là 1 quy tắc) sau đây:
- Ôm hôn (ngón cái): Chỉ dùng với những người thân ruột thịt trong nhà như: anh chị em ruột, bố mẹ, ông bà.
- Khoác tay, nắm tay với người thân, thầy cô, bạn bè (ngón trỏ).
- Bắt tay khi gặp người quen biết (ngón giữa).
- Vẫy tay nếu gặp người lạ (ngón áp út).
- Xua tay (ngón út) để phòng tránh xâm hại trẻ em, hãy dạy trẻ phải biết xua tay không tiếp xúc hoặc nếu cần, phải biết hét to để cầu cứu, báo động và bỏ chạy nếu những người xa lạ tiến lại gần và có những cử chỉ thân mật khiến trẻ bất an, khó chịu.
2. Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm
Kỹ năng đầu tiên mà bạn nên dạy cho trẻ là kiến thức về giới tính và 4 vùng nhạy cảm trên cơ thể là: miệng, ngực, vùng giữa hai đùi và mông.
Video đang HOT
Nhiều trường hợp các bé bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng của vấn đề do còn quá non nớt và thiếu hiểu biết.
Cha mẹ cần dạy cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể chỉ là của riêng các bé và dạy cho trẻ biết cách bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác nếu trẻ không thích.
3. Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm
Các bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ cách bảo vệ cơ thể, không cho bất kỳ ai chạm vào vùng nhạy cảm hay có những hành động ôm ấp, vuốt ve nếu trẻ không thích.
Vùng nhạy cảm là của riêng bé, kể cả bố mẹ cũng không được chạm vào nếu không có sự đồng ý của trẻ. Hãy dạy cho bé cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu.
4. Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác
Giống như việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình thì các bậc phụ huynh cũng cần dạy trẻ chú ý không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, nhất là người khác giới. Đặc biệt không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng, dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu.
5. Tránh xa người lạ mặt
Dạy cho trẻ cách tránh xa người lạ mặt, không bắt chuyện hay làm quen với bất kỳ ai mà bé gặp trên đường nếu không có sự đồng ý của cha mẹ.
Đồng thời, cha mẹ nên cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải khi bé đi chơi một mình với người lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm, kín đáo.
6. Không cho người lạ mặt vào nhà
Khi trẻ ở nhà một mình, cần dạy trẻ tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ mặt nào vào nhà. Cũng nên chú ý không cho trẻ đi chơi một mình dù chỉ là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của bố mẹ.
7. Dạy trẻ cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác
Để đề phòng trường hợp không may trẻ bị tấn công, bạn nên đưa ra các giả thiết và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn. Bạn có thể dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn, cầu cứu người xung quanh.
Nên chú ý rằng do sự chênh lệch về sức khỏe nên mọi sự phản kháng của trẻ gần như không đem lại kết quả, thậm chí còn khiến kẻ xấu sử dụng những biện pháp bạo lực hơn. Vì vậy, chỉ có thể dùng sự thông minh và những kỹ năng mới có thể giúp trẻ thoát thân an toàn.
Ngoài ra, bạn cũng nên dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại khẩn cấp để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
8. Báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào
Cần dạy cho trẻ rằng các bé không phải cần sợ hãi hay lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa hoặc làm tổn thương đến trẻ. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha mẹ và người thân biết.
Ngoài ra, khi các bé không thích tiếp xúc với bất kỳ người nào, bé cũng nên chia sẻ cho cha mẹ biết và tránh xa những người mà bé không thích hay có những hành vi đụng chạm.
Theo Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng
Xâm hại tình dục trẻ em: Còn nhiều khoảng trống, kẽ hở...
Xâm hại tình dục trẻ em : Còn nhiều khoảng Liên quan tới vấn đề xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em, PV Báo NTNN đã có cuộc phỏng vấn với bà Lê Hồng Loan (ảnh)- Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em (UNICEF Việt Nam).
Thưa bà, thời gian qua nhiều vụ dâm ô trẻ em chưa được xử lý thoả đáng, theo bà nguyên nhân từ đâu?
- Tôi rằng việc các vụ án liên quan tới dâm ô, XHTD trẻ em chưa xử thoả đáng là bởi nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Trước hết là vấn đề hành lang pháp lý. Trong những năm qua vấn đề bảo vệ trẻ em được quy định tại rất nhiều luật, trong đó có Luật hình sự, Luật Trẻ em và việc bảo vệ trẻ em ở 3 cấp độ... Tuy nhiên, rõ ràng hiện nay luật pháp của chúng ta vẫn còn những khoảng trống, kẽ hở. Ở một số điểm luật pháp của Việt Nam chưa được hài hoà, chưa kế thừa được những kinh nghiệm tốt của quốc tế.
16 cơ quan bảo vệ nhưng con em chúng ta vẫn có nguy cơ bị xâm hại cao (ảnh chụp tại Diễn đàn trẻ em ). Ảnh: M.N
Ví dụ như hành vi dâm ô trẻ em ở Việt Nam chưa được quy định chặt chẽ. Luật pháp chỉ quy định khi đối tượng có những hành vi đụng chạm vào những vùng nhạy cảm của trẻ mới bị xem là dâm ô. Tuy nhiên, ở một số nước khác, những hành vi như, ôm, hôn, vỗ mông, sờ đùi... hay đụng chạm vào cơ thể trẻ, kể cả những lời nói kích dục... cũng được tính là dâm ô.
Việc xử lý không thoả đáng các vụ việc dâm ô trong thời gian qua có phải là nguyên nhân làm gia tăng các hành vi dâm ô không, thưa bà?
- Tôi nghĩ vấn đề dâm ô trẻ em là vấn đề chúng ta cần phải đặc biệt quan tâm trong thời gian tới. Vấn đề liên quan tới dâm ô trẻ em có liên quan tới nhiều vấn đề trong đó có vấn đề hành lang pháp lý và cả các vấn đề chuẩn mực xã hội. Có nhiều những hành vi chưa chuẩn mực được chấp nhận.
Tôi khá đồng tình với ý kiến những hành vi dâm ô nếu không được xử lý nghiêm minh thì những người có hành vi đó sẽ tiếp tục thực hiện, nếu không muốn khẳng định là nó sẽ trở thành nguyên nhân khiến gia tăng vụ việc dâm ô.
Theo bà, vì sao Việt Nam có tầng tầng, lớp lớp các cơ quan bảo vệ trẻ em nhưng trẻ em vẫn bị xâm hại?
- Sở dĩ chúng ta có tới 16 cơ quan cùng chung tay bảo vệ trẻ em nhưng việc bảo vệ trẻ em lại bị thất bại là bởi hệ thống này chưa đồng bộ và không có sự hợp tác liên ngành. Chúng ta cần phải xây dựng một quy trình từ phòng ngừa, can thiệp sớm ở cả 3 cấp độ thì mới có thể chặn đứng những hành vi xâm hại trẻ em. Hiện nay, mặc dù đã có những quy định về sự hỗ trợ, phục hồi cho trẻ em là nạn nhân của bạo lực và XHTD nhưng thực tế việc này được làm rất ít. Chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc động viên, thăm hỏi, tặng quà.
Các hệ thống phối hợp liên ngành của cơ quan phúc lợi xã hội, của cơ quan y tế, các cơ quan công an tư pháp còn hạn chế. Chúng ta chưa có quy định về quy trình tiếp nhận, chăm sóc, hỗ trợ nạn nhân tại bệnh viện. Chúng ta cũng chưa có những quy trình can thiệp khẩn cấp với nạn nhân hay việc thu nhập chứng cứ cung cấp cho pháp y để kết tội đối tượng gây án. Với một số trường hợp nạn nhân bị hiếp dâm cũng cần có những gói dịch vụ khẩn cấp để giúp nạn nhân phòng tránh việc mang thai ngoài ý muốn hoặc lây nhiễm HIV...
Khi một vụ việc trẻ em bị XHTD xảy ra thì quy trình can thiệp, chịu trách nhiệm giải trình sẽ phải như thế nào thưa bà?
- Ở một số nước, việc quy trách nhiệm được làm rất cụ thể. Ví dụ khi xảy ra một vụ việc bạo lực hay XHTD thì họ sẽ quy trách nhiệm cụ thể cho đơn vị tiếp nhận, đơn vị xử lý. Ví dụ cơ quan y tế phải làm gì? Công an phải làm thế nào? Đơn vị quản lý nhà nước phải giải trình thế nào...? Ngoài ra chúng ta còn phải quy định rõ những dịch vụ hỗ trợ dưới luật. Đó không phải là các dịch vụ hỗ trợ, từ thiện mà đó phải là các dịch vụ bắt buộc.
Tôi cho rằng không có một giải pháp thần kỳ nào, duy nhất và nhanh nhất để có thể ngăn chặn được nạn XHTD trẻ em. Vấn đề chúng ta phải xử lý đồng bộ như tăng cường hành lang pháp lý, tăng cường chế tài xử phạt, nâng cao các dịch vụ hỗ trợ trẻ em.
Tuy nhiên tôi cho rằng vấn đề cấp bách cần ưu tiên làm trước để giải toả bức xúc của dư luận, bảo vệ trẻ em chính là phải gấp rút ban hành quy trình truy tố liên ngành để xử lý triệt để các vụ dâm ô còn tồn đọng.
Theo Danviet
LMHT: Sự thực về Zed, hóa ra chẳng phải kẻ xấu chỉ là thờ sai chủ? Những câu chuyện về Zed luôn khiến người ta nghĩ rằng hắn là một kẻ xấu. Tuy nhiên thực tế Zed cũng có những mục đích rất cao cả, chỉ là khác biệt với giáo hội của hắn. Xuất thân là một đứa trẻ được sư phụ Kusho nhận về nuôi, Zed đã thể hiện sự xuất chúng của mình trong Hội Kinkou....