Hướng dẫn cô nàng độc thân cách phân bổ chi tiêu hợp lý để cuối tháng tài khoản vẫn còn dư kha khá tiền
Bạn không biết nên chi tiêu như thế nào để có cuộc sống ổn định nhưng không kém phần sôi động, ý nghĩa? Tại sao không xem ngay những khoản cần chi tiêu trong tháng dành cho những cô nàng độc thân như bạn trong bài viết dưới đây?
1. Chi tiêu cho nơi ở của bạn
Đây có lẽ là khoản cần chi trong tháng quan trọng nhất bởi nó xuất hiện trong cuộc sống của tất cả mọi người chứ không riêng gì những cô nàng độc thân. Tuỳ theo loại hình nhà ở mà bạn có thể có nhiều khoản phí khác nhau như:
Nhà trọ: Nhiều cô nàng độc thân do chưa đủ điều kiện tài chính nên vẫn thường thuê nhà trọ để ở, giá trọ thuê tại Hà Nội tương đối cao, có thể dao động từ 1,5 đến 2 triệu đồng/tháng đối với căn phòng nhỏ.
Ngoài chi phí trả cho phòng trọ của mình, các cô nàng còn phải lưu ý đến nhiều chi phí phát sinh trong cuộc sống hàng ngày như tiền điện, tiền nước, tiền mạng internet hay tiền mạng điện thoại…
Tổng chi phí phát sinh cho tổng các khoản này có thể lên đến 3 triệu đồng nếu bạn không biết tiết kiệm.
Ảnh minh họa.
2. Chi tiêu cho việc ăn uống hàng ngày
Ngoài nhu cầu nhà ở, ăn uống hàng ngày cũng là khoản cần chi trong tháng tối cần thiết đối với cuộc sống. Do đó, bạn cần phải dành ra một khoản tiền để phục vụ nhu cầu chính đáng này.
Video đang HOT
Đầu tiên, hãy cân nhắc mỗi ngày ăn bao nhiêu bữa (đảm bảo ít nhất 3 bữa/ngày). Mỗi bữa có chi phí bao nhiêu, từ đó nhân lên thành chi phí ăn uống trong tháng.
Từ chi phí này, hãy dành thêm khoảng 200.000 đồng để vào tiền ăn để tránh trường hợp phát sinh chuyện ngoài ý muốn.
Ví dụ, nếu mỗi bữa sáng của bạn cần 10.000 đồng/ngày, như vậy một tháng bạn cần tốn khoảng 300.000 đồng cho tiền ăn sáng.
Làm tính toán tương tự với bữa trưa và bữa tối. Cộng lại tổng chi phí của cả 3 khoản này rồi thêm vào 200.000 đồng để dành.
3. Khoản cần chi trong tháng dành cho mua sắm, giải trí
Con gái ai lại không thích mua sắm và làm đẹp. Một cuộc sống ý nghĩa ở nữ giới không chỉ là đi làm và về nhà, hãy dành thời gian để tự chăm sóc bản thân mình, cho phép bản thân hưởng thụ ở giới hạn cho phép.
Mỗi tháng, tuỳ theo mức lương hiện tại, bạn hãy dành ra khoảng 10% – 20% lương để mua sắm những thứ bạn thích như quần áo, mặt nạ dưỡng da hay các sản phẩm trang điểm.
Bên cạnh đó, đừng quên tự thưởng cho mình một buổi đi xem phim hay vui chơi. Điều này sẽ giúp bạn phục hồi lại tinh thần của mình sau cả tháng làm việc vất vả, mệt mỏi và căng thẳng kéo dài.
4. Khoản chi cho tập luyện thể thao
Nếu có điều kiện, bạn hãy dành ra khoảng 500.000 đồng đến 600.000 đồng để đóng tiền vào các phòng tập hoặc học một khoá yoga giúp bản thân cải thiện cân nặng, săn chắc vóc dáng và tăng cường sức khoẻ.
Nếu như không có điều kiện, hãy đến các công viên để chạy bộ hàng ngày. Tập luyện thể thao không chỉ giúp sức khoẻ được cải thiện mạnh mẽ mà còn giúp tinh thần của bạn luôn sảng khoái, giải toả căng thẳng trong công việc, cuộc sống cũng như giúp bạn thêm yêu cuộc sống này hơn.
5. Khoản chi cho việc đi lại
Khi đến công ty hay văn phòng, việc đi lại đương nhiên là vô cùng quan trọng. Do đó, đây cũng là khoản cần chi trong tháng tương đối cần thiết.
Bạn nên dành ra khoảng 500.000 đồng cho tiền xăng 1 tháng hoặc nếu đi xe buýt, bạn cũng nên cân nhắc mỗi ngày phải đi lại khoảng bao nhiêu chuyến xe trong ngày, từ đó đưa ra khoản chi phí thích hợp nhất.
6. Đừng quên khoản chi cho việc tiết kiệm mỗi tháng
Ảnh minh họa.
Dĩ nhiên tiết kiệm không được định nghĩa là một khoản chi tiêu cơ bản trong tháng. Tuy nhiên, một khoản tiết kiệm lại là điều quan trọng với mỗi người. Việc tiết kiệm mỗi tháng sẽ giúp bạn có một khoản tiền đáng kể vào cuối năm. Khoản tiền này có thể dùng để sắm Tết, về quê thăm cha mẹ hay thực hiện một chuyến du lịch tự thưởng cho bản thân.
Bạn hãy lên kế hoạch chi tiêu phù hợp ngay từ hôm nay và chia đều các khoản chi này để có cuộc sống thật thoải mái, tránh khỏi các mối lo lắng hết tiền và phải đi vay nợ vào mỗi tháng.
Đường sắt thiệt hại nặng do mưa lũ tại miền Trung
Lãnh đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa cho biết, ngành đường sắt bị thiệt hại hàng chục tỷ đồng do mưa lũ gây hư hỏng hạ tầng, phải dừng chạy tàu, gián đoạn vận tải Bắc - Nam.
Hiện trường sự cố do mưa lũ trên tuyến đường sắt Bắc-Nam đoạn qua tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Nguyên Lý/TTXVN
Theo đó, do ảnh hưởng các đợt mưa lũ kéo dài từ ngày 7-19/10 tại khu vực miền Trung, một số vị trí kết cấu hạ tầng đường sắt đã bị hư hỏng. Đặc biệt, có những vị trí phải phong tỏa dừng tàu để khắc phục hậu quả.
Trong đó, tính đến 7 giờ 00 ngày 19/10, hệ thống cầu, đường, hầm, cống... đã có hơn 30 điểm, vị trí trên tuyến đường sắt Bắc - Nam bị xói trôi nền đá, sạt lở taluy, đất đá trên núi cao tràn xuống đường sắt và nhiều điểm nước dâng cao ngập trên đỉnh ray từ 150-800 mm, gây mất an toàn chạy tàu, phải dừng chạy tàu.
Ngành đường sắt đã phong tỏa khu gian có các điểm bị hư hỏng, trở ngại để khắc phục, giải phóng trở ngại hoặc chờ nước rút để kiểm tra, sửa chữa và trả đường tốc độ chậm 5km/giờ. Sau đó, tiếp tục sửa chữa để nâng dần tốc độ, trả về tốc độ khu gian theo quy định ban đầu.
Về hệ thống thông tin tín hiệu, điện, mưa lũ đã gây mất điện lưới, phải chạy máy phát điện để điều hành sản xuất tại 15 ga. Các đường ngang thuộc địa phận các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình do bị mất điện lưới các đường ngang, phải thay ắc quy và nạp bổ sung đảm bảo an toàn chạy tàu và luân phiên sử dụng.
Tại một số đường ngang hộp cảm biến bị ngập nước nên phải cử người cảnh giới và treo biển hư hỏng thiết bị tại các đường ngang này để các phương tiện qua lại chú ý an toàn. Một vài đường ngang cần chắn bị bung khớp nối an toàn, phải xử lý gia cố tạm thời. Đồng thời, đình chỉ thiết bị điều khiển thông tin tín hiệu tại 3 ga và 2 vị trí đường ngang.
Liên quan vận tải, theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, từ ngày 8-14/10, mưa bão làm tắc đường khu vực Huế - Đông Hà. Từ ngày 17-19/10 tắc đường khu vực từ Đông Hà đến Đồng Hới và từ Đồng Hới đến Vinh, gây thiệt hại nặng nề cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty vận tải đường sắt. Tổng thiệt hại do giảm doanh thu và chi phí phát sinh là 26,9 tỷ đồng.
Trong đó, về vận tải hành khách, thiệt hại khoảng 16,2 tỷ đồng do sụt giảm doanh thu và chi phí phát sinh, gồm: phải ngừng chạy hoặc rút ngắn hành trình tàu khách và chuyển tải hành khách tất cả 72 chuyến tàu, dẫn đến doanh thu giảm khoảng 9,6 tỷ đồng. Chi phí phát sinh do chuyển tải, suất ăn miễn phí cho hành khách và chi phí phát sinh khác do tàu nằm chờ đường là hơn 0,4 tỷ đồng. Hành khách trả lại hơn 12.000 vé với khoảng 6,2 tỷ đồng tiền vé trả.
Về vận tải hàng hóa, tổng thiệt hại khoảng 10,7 tỷ đồng, gồm: doanh thu giảm khoảng 10 tỷ do ngừng chạy 63 chuyến tàu hàng; chi phí phát sinh do chuyển tải hơn 0,6 tỷ đồng.
Phó Tổng giám đốc VNR Trần Thiện Cảnh chia sẻ, hiện vẫn còn một số điểm, vị trí hạ tầng tàu phải chạy chậm qua. Các đơn vị đường sắt vẫn tiếp tục tập trung nhân lực, vật lực khắc phục để nâng dần tốc độ, trả lại tốc độ khu gian một cách sớm nhất.
"Hiện nay, tàu đã qua khu vực miền Trung bình thường. Tuy nhiên, để có thể ứng cứu các sự cố hạ tầng một cách nhanh nhất, cũng như đảm bảo an toàn vận tải, ngành Đường sắt vẫn chuẩn bị và triển khai thực hiện tốt phương án phòng chống thiên tai, bão lũ với phương châm 4 "tại chỗ".
Đồng thời, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, nhu yếu phẩm dự phòng trên tàu khách, phòng khi xảy ra ách tắc đường, có thể phục vụ hành khách chu đáo trong khi chờ thông đường", ông Nguyễn Thiện Cảnh cho hay./.
Khách mời nữ giành giật hoa cưới của cô dâu khiến cộng đồng mạng ngán ngẩm Đối với những cô nàng độc thân, bắt được hoa cưới trong hôn lễ của cô dâu được xem là tín hiệu tốt lành với hy vọng sẽ sớm được khoác trên mình chiếc váy cưới. Tuy nhiên, không phải khách mời nữ nào cũng hành xử đẹp trong hôn lễ của người khác. Mới đây, một tài khoản chia sẻ đoạn video...