Hướng dẫn chính sách tài chính đặc thù đối với cty nông, lâm nghiệp sau đổi mới
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 52/2015/TT-BTC hướng dẫn một số chính sách tài chính đặc thù đối với công ty nông, lâm nghiệp sau khi hoàn thành sắp xếp, đổi mới.
ảnh minh họa
Thông tư hướng dẫn một số chính sách đặc thù đối với công ty nông, lâm nghiệp sau khi hoàn thành việc sắp xếp, đổi mới theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP gồm: Vốn điều lệ đối với công ty nông, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng; quản lý thu, chi của nhà trẻ, mẫu giáo, trung tâm y tế cần thiết giữ lại để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Theo đó, công ty nông, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện xác định vốn điều lệ điều chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định 118/2014/NĐ-CP của Chính phủ.
Nguyên tắc điều chỉnh tăng, hồ sơ và trình tự phê duyệt vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại Thông tư 220/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Sử dụng dự phòng rủi ro đối với rừng sản xuất là rừng trồng
Công ty nông, lâm nghiệp thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đối với sản xuất là rừng trồng theo quy định sau: Mức trích lập dự phòng tối đa bằng 5% tổng chi phí do công ty lâm nghiệp đã đầu tư để trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng sản xuất là rừng trồng. Mức trích cụ thể và thời gian trích do công ty tự quyết định tùy thuộc vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm, đảm bảo doanh nghiệp không phát sinh lỗ.
Video đang HOT
Doanh nghiệp chỉ được sử dụng khoản dự phòng đã trích lập để bù đắp tổn thất xảy ra do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh cho phần diện tích rừng trồng đã trích lập; giá trị tổn thất còn thiếu sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng được hạch toán là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Trường hợp doanh nghiệp đã mua bảo hiểm cho diện tích rừng trồng thì không được trích lập dự phòng. Trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện trích lập dự phòng trước khi mua bảo hiểm thì không được trích lập tiếp. Khi có tổn thất xảy ra, giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của tổ chức bảo hiểm, dự phòng, phần còn thiếu được hạch toán là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ 2/6/2015.
Khánh Linh
Theo_Báo Chính Phủ
Trận động đất tại Nepal đã được dự báo từ trước
Trận động đất mạnh 7,9 độ richter làm hơn 1.800 người chết, tàn phá thủ đô Kathmandu ở Nepal ngày 25.4 là thảm họa mà các chuyên gia đã dự báo từ trước.
Trận động đất tại Nepal ngày 25.4 là điều mà các chuyên gia đã dự báo từ trước - Ảnh: AFP
Theo báo The Times of India ngày 26.4, chỉ một tuần trước khi trận động đất ngày 25.4 xảy ra, khoảng 50 chuyên gia về động đất và xã hội từ khắp thế giới đã đến thủ đô Kathmandu, Nepal để tìm cách dự phòng cho thành phố còn nghèo khổ và đông dân này trước một thảm họa như trận động đất năm 1934, khiến khoảng 8.500 người Nepal thiệt mạng.
Các chuyên gia cho biết họ đang phải chạy đua với thời gian để chuẩn bị đối phó, nhưng không biết chắc thời điểm thảm họa xảy ra.
Nhà nghiên cứu địa chấn James Jackson thuộc đại học Cambridge (Anh) nói rằng một "cơn ác mộng" sẽ xảy ra, nhưng ông không ngờ rằng trận động đất lại đến sớm như vậy.
Người ta đã từng lo sợ về một thảm họa tại Kathmandu không chỉ vì các cơn địa chấn tự nhiên mà còn vì điều kiện sống của người dân nơi đây. Thành phố Kathmandu, một trong những thành phố đông dân nhất thế giới, có 1,5 triệu dân với tỉ lệ gia tăng dân số hằng năm là 6,5 %. Điều này sẽ khiến thành phố đối mặt với nhiều nguy cơ trước những trận động đất.
Cộng với đó là thành phố không có những luật lệ quy định việc xây dựng nhà ở và các công trình phát triển có khả năng chống chịu trước các trận động đất, theo đánh giá của các chuyên gia thuộc tổ chức Geohazards International, một tổ chức nghiên cứu về nguy cơ động đất toàn cầu. Vì vậy, ngoài sạt lở đất thì việc các tòa nhà đổ sập chính là nguyên nhân khiến nhiều người thiệt mạng.
Một khu cắm trại của những người leo núi trên đỉnh Everest bị tuyết lở vùi lấp ngày 25.4 sau trận động đất 7,9 độ richter tại Nepal, có tin ít nhất 18 người đã chết. Ảnh chụp màn hình Telegraph
Nhân viên cứu hộ Mỹ chuẩn bị đồ đạc sang Nepal cứu hộ động đất - Ảnh: AFP
Bản đồ khu vực xảy ra động đất 7,9 độ richter ở Nepal ngày 25.4 - Nguồn: Google
Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) đánh giá rằng một trận động đất có cùng cường độ nếu xảy ra tại bang California, Mỹ có thể chỉ khiến 10 đến 30 người chết trên tổng số 1 triệu dân, trong khi đó con số thiệt mạng tại Nepal có thể hơn 1.000 trên 1 triệu dân.
Tình trạng nghèo khổ và môi trường sống khiến cho vấn đề này trở nên tồi tệ hơn, theo ông Jackson. Nhiều người không có thời gian để chuẩn bị trước cho một trận động đất vì những áp lực trong cuộc sống hằng ngày.
Chính phủ Nepal đã kêu gọi quốc tế cứu hộ khẩn cấp. Nhiều nước đã lên tiếng và cử các toán cứu hộ đến Nepal, như Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ...
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Chỉ số giá tiêu dùng tăng vì... học phí (!) TPHCM có chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2014 tăng 1,13%. Trong đó, nhóm giáo dục mà chủ yếu là học phí là nhóm có chỉ số giá tăng cao nhất với 19,02% so với tháng trước. Nguyên nhân là do học phí tăng từ 33% - 67% so với năm học trước. Chỉ số giá tiêu dùng nhóm giáo dục tăng 19,02%...