Hướng dẫn chi tiết hành trình về thăm Truông Bồn, Nghệ An
Truông Bồn, địa danh nổi tiếng gắn liền với lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam, nằm trên địa bàn xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Khu di tích Truông Bồn được xây dựng trên diện tích gần 22ha, nằm ở tuyến đường chiến lược 15A đi qua địa phận xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Truông Bồn mở cửa đón khách tham quan mỗi ngày. Tuy nhiên, để có trải nghiệm tốt nhất, bạn nên tới đây vào mùa thu (tháng 9 – tháng 11), khi thời tiết mát mẻ, dễ chịu.
Truông Bồn Nghệ An – chứng tích một thời khói lửa
Điểm du lịch nổi tiếng này là một địa danh huyền thoại, gắn liền với những năm tháng đầy gian khổ, hy sinh mà hào hùng của quân và dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Truông Bồn là nơi chứng kiến những trận đấu ác liệt và sự hy sinh anh dũng của các chiến sỹ trong công cuộc mở đường, đảm bảo thông suốt tuyến giao thông huyết mạch trong chiến tranh.
Khu di tích Trương Bồn Nghệ An. (Ảnh: Truongbon.vn)
Truông Bồn là một đoạn đèo dốc có chiều dài 5km, độ cao gần 70m trên dãy núi Thung Nưa, nằm trên tuyến đường chiến lược 15A, còn gọi là đường 30 – đi qua địa phận xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương. Đỉnh cao nhất ở đây lên đến 450m so với mực nước biển.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Truông Bồn là nơi kết nối các huyết mạch giao thông từ hậu phương miền Bắc chi viện cho miền Nam. Đây được xem là “tọa độ lửa” bởi địa hình hiểm trở, nhiều dãy núi dọc 2 bên đường như núi Voi, Cột Cờ, Mồng Gà… và trở thành nơi ẩn náu kín đáo, an toàn.
Trong những năm đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, Truông Bồn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là nơi kết nối các huyết mạch giao thông từ hậu phương lớn miền Bắc để chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam.
Khu di tích lịch sử Truông Bồn nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, thu hút nhiều du khách ghé thăm. (Ảnh: Báo Nghệ An)
Khu di tích Truông Bồn được khởi công xây dựng vào ngày 27/10/2010 và chính thức đi vào hoạt động cuối năm 2014, trở thành “địa chỉ đỏ” về giáo dục cách mạng. Trên tổng diện tích xây dựng 217.000m2, khu di tích gồm nhiều hạng mục như: Đài tưởng niệm, nhà truyền thống, tháp chuông, sa bàn điện tử “tọa độ lửa” Truông Bồn Nghệ An… và nổi bật nhất là khu mộ 13 anh hùng liệt sỹ thanh niên xung phong.
Khu mộ nép mình bên rừng thông già – trước đây là hầm trú ẩn của thanh niên xung phong. Trước khu mộ là địa điểm giặc Mỹ đánh phá ác liệt và cũng là nơi 13 vị anh hùng ngã xuống hy sinh trong trận bom sáng 31/10/1968.
Nhà bảo tàng Truông Bồn lưu giữ nhiều hiện vật, tài liệu và hình ảnh về cuộc chiến tại khu vực này. Với những người muốn hiểu sâu hơn về lịch sử, những hiện vật và thông tin tại đây sẽ giúp họ có cái nhìn trực quan hơn về quá khứ đầy oanh liệt của dân tộc.
Video đang HOT
Nằm ngay cạnh khu di tích lịch sử, khu rừng Tràm Trường Sơn cũng là một điểm dừng chân thú vị, với không khí trong lành, mát mẻ, tạo cảm giác yên bình.
Hướng dẫn chi tiết hành trình về thăm Truông Bồn, Nghệ An
Để về thăm Truông Bồn Nghệ An, mơi cách Hà Nội khoảng 300km về phía Nam, bạn có thể đi bằng ô tô hoặc xe khách từ bến xe Mỹ Đình, bến xe Giáp Bát. Thời gian di chuyển khoảng từ 5-6 giờ đồng hồ. Nếu xuất phát từ TP.HCM, bạn có thể đi bằng máy bay tới sân bay Vinh, sau đó tiếp tục di chuyển bằng xe ô tô hoặc xe máy thêm 1 giờ nữa để tới Truông Bồn.
Từ trung tâm thành phố Vinh, bạn đi theo quốc lộ 1A hướng về phía Bắc, qua cầu Bến Thủy rồi tiếp tục đi theo quốc lộ 15. Từ đây, bạn đi thêm khoảng 40km nữa là tới Truông Bồn.
Nếu muốn khám phá miền Tây Nghệ An và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Truông Bồn. bạn có thể tự lái xe để trải nghiệm hành trình phượt thú vị và tự do. Nhớ kiểm tra xe cẩn thận, nghiên cứu bản đồ để tránh lạc đường. Ngoài ra, bạn cũng có thể đi bằng xe buýt từ thành phố Vinh đến Đô Lương. Sau đó đi bộ hoặc thuê xe máy để đến khu di tích với giá vé tiết kiệm chỉ khoảng 10.000 VND – 15.000 VND/lượt.
Khách tham quan có thể dễ dàng tìm đến khu di tích lịch sử Truông Bồn. (Ảnh: Truongbon.vn)
Nhà bảo tàng Truông Bồn, Nghệ An còn lưu trữ nhiều hiện vật quý giá. (Ảnh tư liệu)
Thưởng thức ẩm thực tại Truông Bồn
Dưới đây mà những món đặc sản mà bạn có dịp thưởng thức trong chuyến về thăm Truông Bồn, Nghệ An.
Nhút Thanh Chương
Đây là món ăn độc đáo được làm từ quả mít xanh, tách hạt, ngâm với muối, ớt, tỏi, gừng và các gia vị khác. Món ăn có vị chua, cay, mặn, ngọt, thơm và giòn, rất hấp dẫn và đậm đà. Nhút Thanh Chương là món ăn gắn liền với văn hóa ẩm thực của người Nghệ An.
Cháo lươn
Đây là món ăn nổi tiếng không thể bỏ qua khi du lịch Nghệ An, làm từ lươn, gạo, hành, gừng, nước mắm và các gia vị khác. Món ăn có vị mặn ngọt hài hòa, thơm nức mũi và cực kỳ bổ dưỡng.
Các món lươn xứ Nghệ rất thu hút du khách. (Ảnh: Thu Thủy)
Giò bê Nam Đàn
Món ăn truyền thống này được làm từ thịt bê, trứng gà, tiêu, hành, tỏi và các gia vị khác. Thịt bê được xay nhuyễn, trộn đều với các nguyên liệu, sau đó đóng hình và hấp chín. Món ăn có màu hồng đẹp mắt và vị ngọt thanh, cay nhẹ của tiêu, béo ngậy của trứng gà. Giò bê Nam Đàn là món ăn tinh tế, công phu và ngon miệng.
Kinh nghiệm tham quan khu di tích lịch sử Kim Liên, Nghệ An
Khu di tích lịch sử Kim Liên là điểm đến không thể bỏ qua khi du lịch Nghệ An, nhất là với những ai yêu lịch sử và muốn tìm hiểu về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khu di tích lịch sử Kim Liên tại quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) nằm cách thành phố Vinh khoảng 15km theo quốc lộ 46. Hiện địa điểm này nằm trong danh sách 23 di tích quốc gia đặc biệt. Đây là nơi lưu giữ nhiều hiện vật, tư liệu quý giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Những điểm đến ở khu di tích Kim Liên
Khu di tích gồm có nhà tranh nhỏ của thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngôi nhà của ông bà ngoại Người, nhà thờ chi họ Hoàng Xuân (thuộc cụm di tích Hoàng Trù), nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, giếng Cốc, lò rèn Cố Điền, nhà cụ cử Vương Thúc Quý - thầy học khai tâm của Người, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm - ông nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích cây đa, sân vận động Làng Sen, khu trưng bày các hiện vật, tài liệu và nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (thuộc cụm di tích Làng Sen), phần mộ cụ Hoàng Thị Loan ở Động Tranh trên dãy Đại Huệ và cụm di tích núi Chung.
Nhà quê nội Bác Hồ tại Làng Sen. (Ảnh: Kinh tế Đô thị)
Toàn khu di tích rộng trên 205ha, các điểm và cụm di tích cách nhau 2 - 10km. Là một trong những di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, khu di tích Kim Liên đón tiếp hàng triệu khách tham quan trong và ngoài nước mỗi năm.
Dưới đây là một số di tích tiêu biểu:
Làng Kim Liên
Làng Kim Liên (tên nôm là làng Sen) là quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách thành phố Vinh khoảng 12.5km về phía Tây. Làng nằm ở gần núi Chung, cách núi Đại Huệ khoảng 3km.
Mộ cụ Hoàng Thị Loan
Trên lưng núi Động Tranh thuộc dãy Đại Huệ là nơi mai táng cụ Hoàng Thị Loan - thân mẫu Bác Hồ. Mộ được đặt trên lưng chừng dãy núi Đại Huệ, khu vực thuộc xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, có độ cao chừng 100m so với mực nước biển.
Từ chỗ chỉ đơn thuần là một ngôi mộ, khu vực này đã được xây dựng thành khu tưởng niệm rộng lớn, liên kết với Khu di tích Kim Liên và khu lăng mộ Mai Hắc Đế, tạo thành một quần thể di tích lịch sử. Từ ngày khánh thành đến nay, đã có hàng chục triệu lượt du khách trong và ngoài nước về đây thăm viếng.
Cụm di tích làng Hoàng Trù
Cụm di tích này nằm trọn trong làng Hoàng Trù (thường goi là làng Chùa), quê ngoại và cũng là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời. Diện tích của cụm di tích này khoảng 3.500m.
Ngôi nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Đây là ngôi nhà lá 5 gian được dân làng Sen dựng lên để mừng cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ phó bảng khoa thi Hội năm 1901. Cụ Nguyễn Sinh Sắc dành hai gian để đặt bàn thờ bà Hoàng Thị Loan và tiếp khách. Bàn thờ được làm bằng liếp tre nứa, trên trải chiếu nhỏ để bát hương, cây nến và bài vị bằng gỗ giản dị. Gian thứ tư là nơi nghỉ của cụ Sắc với bộ phản gỗ kê bên cửa sổ chính, bên cạnh có chiếc án thư, nơi cụ dạy các con học chữ và mời bà con ngồi quây quần uống nước trà xanh vào các buổi tối.
Các kỷ vật trong ngôi nhà hiện được giữ lại hầu như nguyên vẹn: Hai bộ phản gỗ là nơi nghỉ của cụ Phó bảng và hai con trai, chiếc giường là của bà Thanh (tên hiệu Bạch Liên) con gái cụ, chiếc rương đựng lương thực, chiếc tủ đứng hai ngăn đựng đồ dùng, chiếc mâm bằng gỗ sơn đen.
Các em nhỏ thường có cơ hội đến khu di tích lịch sử Kim Liên tham quan để biết thêm về lịch sử. (Ảnh: Báo Nghệ An)
Hướng dẫn tham quan khu di tích lịch sử Kim Liên
Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm tham quan khu di tích lịch sử Kim Liên, Nghệ An được gợi ý dưới đây để có những trải nghiệm khó quên khi đến thăm quê hương Bác Hồ:
Thời gian lý tưởng để tham quan
Quanh năm, khu di tích đều đón đông đảo du khách đến thăm. Tuy nhiên, thời gian lý tưởng nhất để tham quan khu di tích Kim Liên, Nghệ An là mùa xuân (tháng 1-3) và mùa thu (tháng 8-10). Vào những thời điểm này, thời tiết Nghệ An ôn hòa, dễ chịu, rất thích hợp cho các hoạt động ngoài trời. Nếu đi vào mùa mưa (tháng 9-11), du khách có thể gặp những bất tiện do thời tiết.
Hướng dẫn di chuyển
Có nhiều cách để bạn di chuyển đến khu di tích Kim Liên. Với phương tiện cá nhân, bạn có thể đi từ thành phố Vinh, theo quốc lộ 46 về hướng Tây khoảng 15km. Nếu bạn chọn phương tiện công cộng, tuyến xe bus số 03 từ trung tâm thành phố Vinh cũng đưa bạn đến gần khu di tích.
Từ địa phương khác đến Nghệ An, bạn có thể đi máy bay, tàu hỏa hoặc xe khách đến Vinh rồi di chuyển bằng taxi đến Kim Liên, Nam Đàn.
Thời gian khu di tích mở cửa
Khu di tích mở cửa tất cả các ngày trong tuần, kể cả các ngày lễ tết. Thời gian mở cửa từ 7h đến 11h30 và từ 13h30 đến 17h vào mùa hè. Vào mùa đông, giờ mở cửa khu di tích lịch sử Kim Liên từ 7h30 đến 12h và từ 13h30 đến 17h.
Thăm Khu di tích Văn Thánh - Khổng Miếu ở Quảng Nam Nằm trên trục đường Phan Bội Châu (thuộc khối phố Mỹ Thạch Bắc, phường Tân Thạnh, TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam), Khu di tích Văn Thánh - Khổng Miếu tọa lạc trên khu đất có diện tích 6.200 m2, với quần thể di tích bao gồm chánh điện, hậu điện, tháp chuông, tháp trống, nhà cổ dân gian truyền thống, cầu bắc...