Hướng dẫn cha mẹ cách xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản
Hen phế quản ở trẻ em là một chứng bệnh nguy hiểm, chúng có thể gây những cơn khó thở đột ngột, chính vì thế cha mẹ cần trang bị cho mình những cách xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản.
1. Nguyên tắc xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản
Hen suyễn hay còn được gọi là chứng bệnh hen phế quản là căn bệnh mãn tính rất thường gặp ở trẻ em. Hen phế quản gây nên những cơn khó thở cấp tính, khiến trẻ phải nghỉ học và nhập viện trong tình trạng cấp cứu. Chính vì thế, cha mẹ cần nắm được những cách xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản.
Để có thể xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản cha mẹ khi thấy con bắt đầu có những biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, thở nhanh nông,… cần nhanh chóng cho trẻ ngồi thẳng người, cố gắng giữ bình tĩnh để tránh trẻ hoảng hốt, kích thích phản ứng histamin hoạt động mạnh mẽ hơn. Khi tiến hành xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản, cha mẹ không nên để trẻ nằm xuống vì sẽ khiến trẻ khó thở hơn.
Bước tiếp theo trong quy trình xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản đó chính là cha mẹ cần loại bỏ các tác nhân gây dị ứng đặc trưng ở trẻ như phấn hoa, lông thú hay đồ ăn,… Hỏi trẻ xem trẻ đã tiếp xúc với những gì gần đây, nếu trẻ có phản hồi hãy cố gắng tách trẻ ra khỏi những tác nhân này hoặc đưa trẻ ra khỏi môi trường đó để giúp trẻ không xuất hiện các phản ứng dị ứng tiếp theo.
Tùy vào từng trường hợp trẻ có thuốc dạng hít hay không mà các bước xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản sẽ có một vài điểm thay đổi.
Trẻ bị hen phế quản – Ảnh Internet
2. Cách xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản khi có thuốc
Video đang HOT
Đối với những trẻ đã được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng thuốc khi xuất hiện cơn hen kịch phát, cha mẹ cho trẻ hít thuốc khoảng 30- 60 giây/lần, tối đa 10 lần. Lúc này có hai trường hợp xảy ra, một là tình trạng khó thở của trẻ đỡ hơn, hai là tình trạng của trẻ nặng lên.
Đối với những trẻ có biểu hiện khó thở nặng hơn, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con tới những cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Nếu trong quá trình xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản mà cơ sở y tế quá xa nơi bạn sống, bạn cần thực hiện lặp lại việc sử dụng thuốc cho trẻ để trẻ không bị thiếu oxy gây ảnh hưởng tới các tế bào não. Cần nhanh chóng xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản để tránh cơn hen trở nên nghiêm trọng và tồi tệ hơn.
3. Cách xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản khi không có thuốc
Việc đầu tiên để xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản khi trẻ không có thuốc giãn cơ trơn phế quản chính là gọi cấp cứu, cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa càng nhanh càng tốt. Trong quá trình chờ đợi bạn cần thực hiện một số biện pháp sau để giúp trẻ dễ thở hơn:
Tắm nước nóng: Hơi nước chứa nhiều độ ẩm giúp cơ trơn phế quản bớt co thắt hơn, chính vì thế trong thời gian chờ đợi cấp cứu, cha mẹ có thể cho trẻ tắm nước nóng.
Tắm nước nóng cho trẻ – Ảnh Internet
Thực hiện các bài tập thở: Trẻ thường có biểu hiện lo lắng, hoảng loạn, khóc nhiều khi xuất hiện cơn hen, chính vì thế để xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản cha mẹ cần trấn tĩnh trẻ, đồng thời hướng dẫn trẻ thở chậm, làm chủ được bản thân, hít vào qua mũi trong thời gian đếm từ 1 đến 4 và thở ra trong khi đếm đến 6.
Cho trẻ sử dụng những thức uống chứa caffeine: caffeine có một phần tác dụng của các loại thuốc hen thông dụng khác, cha mẹ có thể tận dụng điều này cho trẻ sử dụng một lượng nhỏ cà phê để trẻ bớt khó thở hơn.
Tận dụng các loại thuốc thông dụng ở nhà: Một số loại thuốc thông dụng trong gia đình bạn cũng sẽ giúp quá trình xử trí khi trẻ lên cơn hen phế quản trở nên đơn giản hơn. Nếu bạn có thuốc chống dị ứng có thể cho trẻ sử dụng, một số loại thảo dược tự nhiên như cúc tím Echinacea, gừng, cúc La mã và nhụy nghệ tây là các loại thảo dược kháng histamine tự nhiên,… bạn cũng có thể sử dụng cho trẻ trong thời gian chờ cấp cứu.
Phạm Thị Mai
Thuốc huyết áp có thể làm bệnh hen thêm trầm trọng
Hen phế quản và tăng huyết áp là hai bệnh khá phổ biến cả ở nước ta và trên thế giới. Vì vậy, việc một người mắc đồng thời hai bệnh trên rất dễ xảy ra. Việc kết hợp thuốc điều trị hai bệnh này thường không gây ra tương tác gì nghiêm trọng, nhưng lại tạo ra một số thách thức trong điều trị.
Những loại thuốc huyết áp ảnh hưởng tới bệnh hen
Trong số nhiều loại thuốc hiện có để điều trị tăng huyết áp, thuốc chẹn beta giao cảm và nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACEI) có nhiều tác động bất lợi lên bệnh nhân hen.
Thuốc chẹn kênh beta giao cảm
Các thuốc chẹn kênh beta có thể gây ra nhiều phiền toái cho bệnh nhân hen vì các thụ thể beta giao cảm (beta receptor) có ở đường dẫn khí. Do cơ chế phong bế thụ thể beta trên mạch máu (1-receptor) là một tác động mong muốn trong điều trị tăng huyết áp vì khi đó, thuốc làm giảm trương lực mạch máu, giãn mạch, làm huyết áp giảm. Trong khi đó, phong bế các thụ thể beta trên đường hô hấp (2 receptor) lại gây co thắt phế quản, làm khởi phát cơn hen và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Các thuốc chẹn kênh beta trong điều trị tăng huyết áp thường không chọn lọc cao, nên thuốc thường tác động lên cả thụ thể beta giao cảm ở mạch máu lẫn đường hô hấp. Điều này trái ngược với cơ chế tác dụng của các thuốc đồng vận beta (2 receptor) - nhóm thuốc được sử dụng để điều trị hen, ví dụ: albuterol, hay còn gọi là salbutamol, đích tác động chủ yếu là các thụ thể trên đường hô hấp.
Thuốc ức chế chọn lọc 1 receptor
Các thuốc chẹn thụ thể beta có hiệu quả tích cực trong điều trị tăng huyết áp, nên việc nghiên cứu ra các thuốc chẹn kênh 1 chọn lọc trên mạch máu là đề tài nghiên cứu của nhiều thử nghiệm lâm sàng nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân hen.
Các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy, trong khi các thuốc chọn lọc trên 1 receptor an toàn hơn cho bệnh nhân hen, các thuốc này vẫn có khuynh hướng gây co thắt đường dẫn khí ở một số người. Vì lý do này, nên những thuốc chẹn kênh 1 chọn lọc vẫn ít được bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân hen.
Thuốc ức chế men chuyển ACEI
Cùng với các thuốc chẹn kênh beta giao cảm, các thuốc ACEI có thể gây bất lợi cho bệnh nhân hen. Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của nhóm thuốc này là gây ho khan dai dẳng, gặp ở 20% bệnh nhân điều trị với thuốc này, làm ảnh hưởng đến việc đánh giá mức độ kiểm soát hen. Ho khan do thuốc có thể làm khởi phát cơn hen hoặc đôi khi gây nhầm lẫn trong chẩn đoán với ho dạng hen.
Đã có những báo cáo ca về biến cố bất lợi do ACEI, tuy hiếm gặp ở bệnh nhân hen. Vì lý do trên, các thuốc ACEI không được xem là lựa chọn điều trị đầu tay ở những bệnh nhân hen, dù vậy, thuốc vẫn có thể được sử dụng sau khi đã cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
Thuốc huyết áp có thể làm bệnh hen thêm trầm trọng
Thuốc lợi tiểu và nguy cơ gây hạ kali máu ở bệnh nhân hen
Một tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu - ở tất cả các bệnh nhân, không chỉ ở bệnh nhân hen, đó là gây hạ kali máu. Nồng độ kali máu thấp sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim. Mặc dù, tất cả bệnh nhân điều trị với thuốc lợi tiểu đều có nguy cơ gây hạ kali máu, thì nguy cơ này cao hơn một chút nếu dùng kèm với các thuốc điều trị hen dạng hít.
Các thuốc điều trị hen có khuynh hướng đẩy kali từ máu vào trong tế bào. Khi sử dụng hai loại thuốc này cùng một lúc, người bệnh cần được theo dõi nồng độ kali máu thường xuyên. Ngoài ra, bác sĩ sẽ kê đơn liều thấp thuốc lợi tiểu nhằm giảm nguy cơ hạ kali máu.
Độ an toàn của các thuốc huyết áp khác lên bệnh nhân hen
Hầu hết các thuốc khác như clonidin, hydralazin... ít phổ biến hơn trong điều trị tăng huyết áp nên độ an toàn của những thuốc này khi điều trị cho bệnh nhân hen chưa được biết rõ do chưa có một nghiên cứu lâm sàng nào được tiến hành trên những đối tượng này.
Theo congthuong.vn
Giữa đại dịch Covid-19: Vì sao máy thở được coi là 'lá phổi sắt', hai loại máy thở khác nhau thế nào? Theo TS Hoàng Công Tình - Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình, máy thở được xem là "lá phổi sắt" trong bất cứ khoa Cấp cứu, Hồi sức và Chống độc nào. Hai loại máy thở Trong đại dịch Covid-19, máy thở là thiết bị y tế tối cần thiết để cứu sống những người bệnh...