Hướng dẫn cách phân biệt máu báo thai và máu kinh
Máu báo thai xuất hiện khi trứng đã được thụ tinh làm tổ trong buồng tử cung.
Tuy rất nhiều chị em phụ nữ nhầm lẫn nó với máu kinh hoặc các loại xuất huyết ngoài chu kỳ khác. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách phân biệt, nhận biết máu báo thai và máu kinh.
Cách phân biệt máu báo thai và máu kinh
Máu báo có thai
Sau khi quan hệ không an toàn khoảng từ 7 – 14 ngày, máu báo thai sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, rõ ràng nhất là khi thai nhi đã được 3 – 4 tuần tuổi. Thế nhưng đối với những chị em có chu kỳ không ổn định hoặc ngắn thì máu báo thai có thể xuất hiện vào ngày cuối chu kỳ hoặc 1 – 2 ngày sau khi chậm kinh. Do đó mà rất nhiều chị em tưởng nhầm nó là máu kinh.
Theo cách phân biệt máu báo thai và máu kinh mà chuyên gia sản phụ khoa chia sẻ, thông thường, máu báo thai chỉ là một vài giọt máu có màu nâu đỏ hoặc phớt hồng. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa từng người mà lượng máu báo nhiều hay ít, kéo dài từ 1 – 2 ngày. Đặc biệt, máu báo thai không kèm theo dịch nhầy, không có cục máu đông và cũng không gây ra những hiện tượng như đau bụng, căng tức ngực, chuột rút…
So với máu báo thai, máu kinh nguyệt có màu đỏ thẫm, luôn kèm theo chất nhầy và có lẫn nhiều mảnh vụn niêm mạc tử cung, đôi khi có cục máu đông to. Lượng máu kinh mất đi khoảng 80ml và số ngày hành kinh là khoảng từ 3 – 7 ngày. Khác hoàn toàn so với máu báo thai.
Video đang HOT
Trên thực tế, trong 3 tháng đầu, thai phụ có thể vẫn thấy có máu xuất hiện. Nguyên nhân là do lượng hormone ngăn trứng rụng vẫn chưa được tiết ra đủ và ổn định. Nếu đi khám mà không có gì bất thường thì không cần phải quá lo lắng.
Ngoài cách phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt, hiện tượng xuất huyết âm đạo còn có thể do những nguyên nhân khác như:
Thai ngoài tử cung: Nếu sau khi quan hệ không bảo vệ mà thấy ra máu âm đạo màu nâu đen hoặc máu cục đỏ tươi và đi kèm với hiện tượng đau bụng, sốt, bụng lệch sang một bên,…thì hãy đề phòng thai ngoài tử cung. Lúc này cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Để lâu sẽ gây nguy hiểm tính mạng cho thai phụ.
Dọa sảy thai hoặc sảy thai: Trong trường hợp này, máu sẽ ra ồ ạt, có màu đỏ tươi đi kèm với hiện tượng đau nhói bụng và sốt cao thì rất có thể bạn sắp hoặc đã bị sảy thai.
Bệnh phụ khoa: Có rất nhiều căn bệnh phụ khoa gây ra máu âm đạo bất thường. Ngoài việc ra máu, nguyên nhân gây ra máu âm đạo bất thường này còn có thêm biểu hiện như âm đạo ngứa rát, sưng tấy, khí hư thay đổi về màu, mùi và chất, que thử thai âm tính….
Trên đây là cách phân biệt máu báo thai và máu kinh nguyệt rõ ràng, đơn giản nhất. Nếu thấy hiện tượng xuất huyết âm đạo ngoài chu kỳ bất thường thì hãy đến gặp bác sĩ để khám và có hướng xử lý thích hợp để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Theo kienthucgioitinh.org
Tư vấn: Hút thai bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại?
"Tôi có thai được hơn 4 tháng thì bị thủy đậu nên đã bỏ thai. Khi hút thai đến bây giờ đã được 1 tháng 20 ngày nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt trở lại. Tôi cảm thấy rất lo lắng, cả hai vợ chồng đang rất mong có em bé. Bác sĩ có thể tư vấn giúp tôi sau khi hút thai bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại? Tôi xin cám ơn!"
( Lan Anh - 24 tuổi, Hải Phòng)
Bao lâu sau khi hút thai thì có kinh?
Tư vấn:
Lan Anh thân mến!
Nạo phá thai gây ra những hệ lụy khôn lường tới tinh thần cũng như sức khỏe. Tuy nhiên đối với một số trường hợp không may mang thai ngoài ý muốn thì đây là lựa chọn của không ít người. Phá thai là việc đình chỉ thai nghén trong buồng tử cung được thực hiện khi có sự đồng ý của thai phụ và được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện.
Hút thai là việc sử dụng một ống hút nhỏ đưa vào tử cung qua âm đạo, cổ tử cung, thai nhi sẽ được hút ra ngoài bằng ống hút này. Phương pháp hút thai chỉ được áp dụng đối với những trường hợp thai nhi dưới 7 tuần tuổi và phải đảm bảo là thai nhi ở trong tử cung mới có thể hút được. Trong trường hợp thai nhi lơn hơn 7 tuần tuổi không thể hút hết thai được, dễ gây ra hiện tượng sót thai và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trong trường hợp sau khi hút thai thấy có triệu chứng đau đầu, dữ dội, chóng mặt...bạn nên đi tái khám.
Xuất huyết âm đạo là một trong những triệu chứng thường gặp sau khi hút thai, trong đó máu bao gồm chất dịch trong buồng tử cung và những niêm mạc. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, ra máu sau khi hút thai có thể diễn ra từ 1-2 tuần đầu tiên sau khi thực hiện thủ thuật hút thai.
Sau khi thực hiện thủ thuật hút thai buồng trứng vẫn hoạt động bình thường, bạn vẫn xuất hiện chu kì kinh nguyệt bình thường hàng tháng. Hút thai bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại? Thông thường sau khi hút thai, chu kì kinh nguyệt sẽ xuất hiện sau 1 tháng, tuy nhiên mức thời gian này có thể thay đổi với một số trường hợp.
Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp chỉ sau 13 ngày kinh nguyệt trở lại hoặc sau 2 tháng hay lâu hơn nữa mới có kinh nguyệt. Nguyên nhân của hiện tượng này là do yếu tố về tâm lý, sức khỏe cũng như chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi sau khi hút thai.
Một số lưu ý sau khi hút thai, bạn nên lưu ý:
Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.Đối với những trường hợp phá thai lần đầu thường có tâm lý lo lắng, điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới chu kì kinh nguyệt.Tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không được quan hệ sớm có thể gây viêm nhiễm.Chú ý vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ.Không sử dụng các chất kích thích như bia, thuốc lá...Trong trường hợp sau khi hút thai thấy có triệu chứng đau đầu, dữ dội, chóng mặt...bạn nên đi tái khám.
Lan Anh thân mến! Hy vọng với những tư vấn ở trên có thể giúp bạn giải đáp được những thắc mắc về "Hút thai bao lâu thì có kinh nguyệt trở lại?". Chúc bạn sức khỏe và sớm có tin vui nhé!
Theo kienthucgioitinh.org
Phân biệt máu báo thai và máu kinh là đúng Sau khi quan hệ tình dục không an toàn khoảng từ 7 - 14 ngày, máu báo thai sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, rõ ràng nhất là khi thai nhi đã được 3 - 4 tuần tuổi. Thế nhưng đối với những chị em có chu kỳ không ổn định hoặc ngắn thì máu báo thai có thể xuất hiện vào ngày cuối...