Hướng dẫn cách ly người từ TP HCM, Bình Dương về các tỉnh
Người dân từ TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An về các địa phương khác, nếu tiêm đủ liều vaccine thì được cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 7 ngày.
Ngày 6/10, Bộ Y tế gửi công văn đến các tỉnh, thành về việc áp dụng biện pháp cách ly, xét nghiệm với người về từ TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An.
Ngành y tế đề nghị bốn địa phương nêu trên phối hợp với các tỉnh, thành khác tổ chức đưa đón, thống nhất phương án xét nghiệm cho người dân, đảm bảo chu đáo, an toàn. Tất cả người dân về quê đều được xét nghiệm PCR hoặc test nhanh kháng nguyên vào ngày đầu tiên.
Người đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19 (có thẻ xanh trên Sổ Sức khỏe điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng); F0 khỏi bệnh trong 6 tháng, được tự theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày và xét nghiệm một lần. Người nào có dấu hiệu ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác cần thông báo với cơ quan y tế.
Người dân chạy xe máy từ các tỉnh, thành phía Nam về quê, qua TP Vinh, Nghệ An, ngày 5/10. Ảnh: Nguyễn Hải
Người chưa tiêm đủ liều vaccine (thẻ vàng trên Sổ Sức khỏe điện tử hoặc giấy chứng nhận chủng), được cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 7 ngày sau đó theo dõi sức khỏe 7 ngày tiếp theo; xét nghiệm hai lần vào ngày thứ nhất và thứ 7 từ khi về địa phương.
Người chưa tiêm vaccine , khi về quê phải cách ly 14 ngày, sau đó theo dõi sức khỏe 14 ngày tiếp theo; xét nghiệm ba lần vào ngày thứ nhất, thứ 7, thứ 14.
Video đang HOT
Bộ Y tế đề nghị các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh và điều kiện thực tế, đảm bảo yêu cầu chống dịch, với tinh thần “tạo điều kiện tối đa cho người dân, đồng thời không tạo áp lực, quá tải và có nguy cơ lây nhiễm chéo trong các khu cách ly tập trung”.
Cảnh sát giao thông Đội 8 dẫn đoàn người về quê đi xuyên thành phố Hà Nội, đêm 6/10. Ảnh: Phạm Chiểu
Trước đó, theo hướng dẫn của Bộ Y tế ngày 3/10, người dân từ khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao đến nơi nguy cơ tương đương hoặc thấp hơn, nếu đã tiêm đủ liều vaccine hoặc F0 khỏi bệnh, thì trước khi di chuyển phải làm xét nghiệm trong 72h; đến nơi tự cách ly tại nhà 7 ngày, làm xét nghiệm hai lần tiếp theo.
Với người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều, Sở Y tế nơi tiếp nhận sẽ đánh giá dịch tễ và tình hình dịch bệnh trên địa bàn, để xem xét cho người dân tự cách ly tại nhà 14 ngày; lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên định kỳ 2-3 ngày/lần hoặc xét nghiệm PCR 5-7 ngày/lần.
Từ đầu tháng 10/2021, hàng nghìn lao động từ TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đã đổ về các địa phương. Theo thống kê của Bộ Công an, hiện có 3,5 triệu người các địa phương cả nước làm việc tại 4 tỉnh, thành nói trên, trong đó 2,1 triệu người muốn về quê
Chậm trễ 10 năm, Bộ GTVT muốn hoàn thành dứt điểm các tuyến vành đai 3,4 các tỉnh phía Nam
Bộ GTVT vừa có văn bản số 5520/BGTVT - ĐTCT liên quan tới việc triển khai đầu tư xây dựng các tuyến vành đai 3 và 4 cho các địa phương.
Dự án tuyến đường Vành đai 3 và 4 Tp.HCM từng được xác định là "xương sống, huyết mạch" nhưng tiến độ triển khai đang rất chậm.
Đã được phê duyệt 10 năm trước, nhưng tới năm 2021 tuyến vành đai 3 mới chỉ hoàn thành 16,3 km/89 km(18% kế hoạch) đi qua các tỉnh địa phận Tp.HCM, và các tỉnh tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Long An.
Trong khi đó tuyến vành đai 4 đi qua Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM thậm chí còn dang dở với tốc độ "rùa bò" hơn khi mới chỉ xong 11 km/197,6 km (5,5% kế hoạch).
Bộ Giao thông vận tải đã phải ra công văn mới gửi các địa phương có hai tuyến đường vắt ngang qua gồm UBND Tp.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An. Nội dung về việc thúc giục triển khai đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 3, vành đai 4.
Một đoạn tuyến đường vành đai 3 đã hoàn thành ở Bình Dương
Cụ thể, nội dung công văn đề nghị tập trung nghiên cứu, đề xuất cơ chế và chính sách hỗ trợ cho các địa phương triển khai đầu tư các dự án thành phần của tuyến đường vành đai 3, vành đai 4 Tp.HCM đi qua địa bàn các tỉnh, thành phố để kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội.
Đề nghị Tp.HCM đóng vai trò đầu mối, tổng hợp tổng thể dự án. Bên cạnh đó tiến hành nghiên cứu lựa chọn một đơn vị tư vấn có kinh nghiệm trong việc tư vấn tổng thể. Qua đó, giúp các công trình thống nhất đồng bộ về quy mô, giải pháp kỹ thuật thực hiện của toàn tuyến. Tìm kiếm các đơn vị tư vấn khác cùng tham gia và thực hiện các dự án thành phần.
Bên cạnh đó, các địa phương cần nghiên cứu Luật Đầu tư PPP, Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 thực hiện các thủ tục nhanh chóng để báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao UBND các tỉnh, thành phố làm cơ quan có thẩm quyền.
Đề nghị đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp với Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) rà soát và khẩn trương và thống nhất điểm đầu, điểm cuối và phạm vi các dự án thành phần. Từ đó làm cơ sở để chuyển cho các địa phương làm cơ quan có thẩm quyền.
Về quy mô giai đoạn 1, Bộ GTVT muốn giữ nguyên và thực hiện theo quy mô quy hoạch đã được phê duyệt (đường cao tốc và đường song hành đi cùng mặt bằng) và đảm bảo tối thiểu 4 làn xe. Trường hợp đoạn tuyến không thực hiện được theo quy mô quy hoạch, có thể cân nhắc thay thế bằng kế hoạch đưa phần cao tốc chạy trên cao, không đi cùng mức với đường hiện hành để thuận lợi trong tổ chức giao thông.
Bộ GTVT cũng đốc thúc các địa phương khẩn trương khẩn trương rà soát, nếu cần thiết có thể điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất hai bên tuyến vành đai để lên các cơ chế, phương án xử lý với quỹ đất phù hợp.
Cần triển khai ngay dự án việc nghiên cứu dự án thông qua việc phân công cơ quan chủ trì phối hợp với Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, TEDI tiến hành các thủ tục bàn giao, tiếp nhận hồ sơ, tài liệu liên quan.
Tiến độ thực hiện: Sẽ hoàn thành toàn bộ tuyến đường vành đai 3 trong giai đoạn 2021 - 2025; phấn đấu tuyến vành đai 4 cũng hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025. Trước mắt, Bộ GTVT yêu cầu hoàn thành công tác bàn giao hồ sơ, có văn bản thống nhất phạm vi, hướng tuyến, quy mô và các nội dung liên quan khác của các dự án thành phần trước thời điểm 17/6/2021.
Các thủ tục liên quan cần phải sớm hoàn thiện, từ đó có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao cơ quan có thẩm quyền trước ngày 24/6/2021.
Trước đó, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã yêu cầu tìm biện pháp đẩy nhanh tiến độ tuyến vành đai 3, 4 tại Tp.HCM. Ông yêu cầu Bộ GTVT đóng vai trò điều phối tổ chức triển khai thi công các dự án trên toàn tuyến vành đai 3, vành đai 4 Tp.HCM; mục tiêu sẽ sớm hoàn thiện 2 tuyến trên trong giai đoạn 2021-2025.
Bình Dương ghi nhận thêm 12 người dương tính với SARS-CoV-2 Trong 12 ca dương tính với SARS-CoV-2 ở Bình Dương có 8 ca là công nhân, tính chung từ đợt dịch thứ 4, Bình Dương ghi nhận 44 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Ngày 18/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương cho biết, qua kết quả xét nghiệm RT-PCR ghi nhận thêm 12 ca dương tính SARS-CoV-2. Nhiều khu...