Hướng dẫn cách làm món tép rang hẹ đơn giản ngon cơm !
Hướng dẫn cách làm món tép rang hẹ đơn giản ngon cơm:
Hôm nay, nhân dịp mình mua được mẻ tép tươi ngon nên quyết định sẽ chế biến món tép rang hẹ cho bữa trưa ngày hum nay các nàng ạ. Tép rang hẹ là một món ăn bình dân, giản dị nhưng lại rất hao cơm. Xới một bát cơm nóng gạo dẻo thơm, rùi xúc 1 thìa tép rang hẹ thơm lừng, đậm đà gia vị vào, trộn cùng cơm thì cứ gọi là ‘bá cháy bọ chét” ấy ạ. Cách làm món tép rang hẹ đơn giản lắm các nàng ạ, chỉ cần bỏ ra một xíu xiu thời gian thôi là cả nhà đã có ngay một món ăn đáp ứng đúng tinh thần “ngon bổ rẻ” tuyệt cú mèo lun ý. Nào, cùng tham khảo ngay cách làm món tép rang hẹ ngon cơm mà iunauan chia sẻ ngay sau đây nhá, cực đơn giản thôi ý
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
200 gram tép tươi
1 bó rau hẹ
1 mẩu gừng thái nhỏ
Video đang HOT
Phần thực hiện:
Bước 1: Trước tiên, chúng mình cùng sơ chế nguyên liệu nhé: tép các nàng rửa sạch để ra rổ cho ráo nước. Hẹ rửa sạch rùi thái khúc vừa ăn Bước 2: Cho chảo lên bếp. Đợi chảo nóng thì cho vào trong chảo 3 thìa canh dầu ăn. Dầu ăn nóng già thì các nàng cho 1 mẩu gừng thái nhỏ vào, phi thơm gừng Bước 3: Tiếp đó, đổ tép tươi vào trong chảo. Dùng đũa đảo đều cho đến khi tép hơi khô bề mặt thì thêm hẹ vào đảo chung
Cuối cùng, các nàng thêm chút hạt nêm vào đảo đều cho vừa khẩu vị là món ăn hoàn thành. Với món tép rang hẹ mình thường nêm đậm hơn khẩu vị một chút khi măm với cơm là vừa ngon. Tép rang hẹ đậm đà, thơm ngon, ăn cùng cơm nóng thì ngon hết sảy. Cách làm món tép rang hẹ lại cực kỳ đơn giản, chúng mình dễ dàng chế biến món ăn trong vòng “một nốt nhạc” nhá. Chúc cả nhà thành công và ngon miệng với cách làm món tép rang hẹ mà iunauan vừa chia sẻ nhá
10 loại rau giúp phòng chữa bệnh mùa lạnh
Khi thời tiết đổi mùa trở lạnh, nhiều người hay sợ lạnh đau đầu, ho, sổ mũi, nhức mỏi. Bệnh phần nhiều do dương, khí hư vệ khí kém, ăn uống kém, trang phục không đủ ấm nên bị nhiễm lạnh.
Để phòng trị, nên chọn món ăn giúp làm ấm cơ thể, giải hàn tà. Xin giới thiệu một số loại rau có tính ấm phòng trị cảm lạnh rất tốt trong mùa đông.
Hẹ: vị hơi chua, cay, tính ấm, không độc. Tác dụng chữa viêm họng, ho, hen, tiêu hoá kém, nhiệt lỵ, trĩ, đau lưng, di mộng tinh, lạnh ngứa dị ứng nỗi mề đay... Hẹ bổ trận tráng dương, rất tốt cho người dương khí hư sợ lạnh sợ gió. Dùng phối hợp rau hẹ non giá đậu xanh gia vị xào ăn, hoặc nấu canh óc heo, món hẹ hủ tiếu, mì xào, ăn sống với nhiều loại rau khác, hẹ đúc trứng, bánh bao nhân hẹ, thịt băm viên hẹ... đều tốt, ngon, bổ.
Củ kiệu: vị cay tính ấm. Tác dụng thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau, bổ trung, an thai, lợi thủy... Chữa chứng ho đàm, ho khan tức ngực khó thở, tiểu gắt, tiểu đục, chứng phụ nữ có khí hư... Củ kiệu là vị thuốc quý cho người dương hư chịu lạnh kém. Kiệu non lấy lá xào hoặc nấu canh; củ kiệu già muối chua ăn kèm thịt mỡ, cá kho, hoặc xé nhỏ làm gỏi thịt gà, làm gỏi ăn.
Tía tô: vị cay, tính ấm... Tác dụng trị ngoại cảm phong hàn, đầy bụng, nôn, tiêu đờm giảm ho, lý khí an thai... Có thể ăn sống, xay nước, phối hợp rau thơm khác ăn kèm với thịt, cá chấm mắm ăn, hoặc phơi khô sắc uống.
Gừng tươi (sinh khương): vị cay tính ấm. Tác dụng giải biểu, tán hàn, hành thủy, chống nôn, ôn tỳ phế... Dùng giải cảm nên nấu cháo có gừng tươi, tía tô, hành, ăn nóng; hoặc nấu canh, xào rau củ cho nhiều gừng.
Hành tây xào thịt bò rất tốt cho người bị cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu, bụng đầy, nhiễm khuẩn đường ruột, bí tiểu, mỡ máu cao, phong thấp nhức mỏi...
Hành ta: vị cay, tính ấm. Tác dụng giải biểu, thông dương, hòa tỳ vị, sát trùng, thông kinh, lợi tiểu... Chữa cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu, bụng đầy khó tiêu, nhiễm khuẩn đường ruột, bí tiểu tiện... Hành ta cùng tía tô, gừng tươi nấu cháo; hoặc hành xào với thịt, cá, muối chua, ăn sống.
Hành tây: vị cay, tính ấm. Tác dụng giải biểu, kiện tỳ, hòa trung, tiêu thực, sát khuẩn, lợi tiểu tiện... Trị cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu, bụng đầy, nhiễm khuẩn đường ruột, bí tiểu, mỡ máu cao, phong thấp nhức mỏi... Hành tây kết hợp thịt, cá, xào, làm gỏi, hầm, luộc hoặc sắc nước uống đều tốt.
Húng quế (húng dổi):vị cay tính ấm... Tác dụng kiện tỳ, thông phế, sát khuẩn, an thần, thư cơ, lợi ngũ tạng... Trị cảm lạnh, ho sổ mũi, bụng đầy, viêm đại tràng co thắt, suy nhược, đau đầu khó ngủ, phụ nữ sau sinh ít sữa, viêm mũi dị ứng, ngạt mũi. Húng quế ăn sống hoặc phối hợp rau thơm khác quấn thịt cá chấm mắm ăn; toàn cây phơi khô sắc uống.
Kinh giới: vị cay, thơm tính ấm. Tác dụng giải biểu khu phong trừ thấp, cầm huyết, giải độc... Chữa cảm phong hàn sợ lạnh, sốt nhức đầu nghẹt mũi, ho, mẩn ngứa, ban sởi, mụn nhọt, xuất huyết... Có thể ăn sống, phối hợp rau thơm khác quấn thịt cá ăn, hoặc sắc uống, đều tốt.
Rau mùi (ngò rí): vị cay, tính ôn, không độc. Tác dụng giải biểu thăng dương, trừ tà khí, long đàm, phấn chấn thần kinh, mạnh sinh lý, tăng trí nhớ... Trị cảm cúm, cảm lạnh, đau đầu, sổ mũi, nghẹt mũi... Rau mùi ăn sống, ăn lẩu, luộc, nấu canh, quấn thịt cá ăn, sắc uống đều tốt.
Cải canh (cải xanh): vị cay, tính ấm. Tác dụng thông khí trừ đờm, ấm tỳ vị, lợi tiêu hoá. Trị ngoại cảm ho nhiều đờm, suyễn thở, bụng đầy đau, nôn mửa do lạnh... Cải canh nấu với cá, thịt, gừng, tiêu nấu canh, hoặc xào, ăn sống, sắc nước sắc uống đều tốt.
Hậu Giang: Trồng 300m2 thứ rau nhìn như hành, ăn vào giải cảm, ngày nào nông dân cũng có tiền rủng rỉnh Bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, cư ngụ tại ấp 4, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) là một nông dân thành công với mô hình trồng hẹ làm rau. Chỉ với 300m2 trồng cây hẹ, mỗi tháng bà Yến bỏ túi hơn 6 triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Hoàng Yến, cư ngụ tại ấp 4, xã Hòa An, huyện Phụng...