Hướng dẫn cách làm chà bông cá lóc
Cá lóc từ lâu được biết đến là món ăn dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Cá lóc được người dân chế biến thành nhiều món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ.
Chà bông cá lóc là một trong những món ăn được mọi người ưa thích, đặc biệt là trẻ em mới tập ăn dặm và với người ăn kiêng.
Để làm nên món chà bông cá lóc đặc biệt thơm ngon cần có kinh nghiệm và bí quyết đặc biệt là phải kỹ lưỡng trong từng khâu chế biến. Cùng Zozozo tìm hiểu qua cách làm chà bông cá lóc đơn giản, thơm ngon tại nhà nhé!
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Đây là khâu rất quan trọng bởi để làm nên món chà bông ngon cần phải chọn nguyên liệu đầu vào đạt chuẩn, chất lượng, an toàn, đảm bảo.
Cá lóc được chọn là cá lóc còn sống, to loại 1 ( 1 con hơn 1kg): khi làm ra sẽ cho thịt cá lóc sẽ bông hơn, thịt ngọt và thơm hơn => Tùy theo nhu cầu và thời gian mà các bạn có thể làm từ 1-2 con để dành ăn dần nhé!
Nguồn mua cá lóc: Phải chọn nơi bán cá lóc có nguồn góc rõ ràng, cá nuôi đúng lứa, đúng độ tuổi sẽ cho ra những loại cá ngon hơn (Các bạn có thể dùng cá lóc nuôi hoặc cá lóc đồng tùy điều kiện mỗi gia đình, nếu chọn mua được cá lóc đồng thì thịt cá sẽ dai, ngon hơn)
Các nguyên liệu khác: Gừng 1 củ, chanh 1 trái, rượu 2 chén, nước mắm.
Bước 2: Sơ chế cá lóc:
Làm sạch cá:
Cá lóc mua về làm sạch vảy, vay, ruột cá, bỏ đầu, chỉ để lại phần thân cá.
Cá lóc sau khi được làm sạch thì các bạn lấy hết phần chỉ máu trong thân cá ( phần chỉ máu này rất tanh nên nếu không được làm sạch sẽ làm hỏng món chà bông cá của bạn bởi mùi tanh đấy)
Rửa cá:
Dùng chanh xát đều khắp thân cá từ ngoài vào trong
Rửa cá sạch lại với nước
Chà thật sạch lại cá với hỗn hợp rượu và gừng đập dập
Video đang HOT
Rửa lại với nước thật sạch đến khi bạn cảm nhận không còn chất nhờn trên da cá nữa.
Bước 3: Hấp cá
Cho cá đã làm sạch vào khay hấp cá ( Nếu không có nồi hấp cách thủy cá thì các bạn có thể luộc cá nhưng để ít nước và canh nước thường xuyên, khi luộc cá thì thịt sẽ không được thơm ngon và ngọt như khi hấp).
Bắt nồi hấp lên bếp và cho thêm lượng nước vừa phải vào nồi hấp cá.Đậy nắp nồi bật lửa to cho đến khi nước trong nồi sôi thì vặn lửa nhỏ lại.
Hấp cá cho chín đều trong vòng 15 – 20 phút thì tắt bếp.Vớt cá ra đĩa và để nguội.
Bước 4: Lọc xương cá
Khâu này rất quan trọng đặc biệt là khi bạn làm chà bông cá dành cho các bé ăn dặm, cần phải lọc thật cẩn thận và kỹ.
Rửa thật sạch tay trước khi làm sạch cá hoặc dùng bao tay nilong ( Khuyến khích khi các bạn làm nhà cho bé ăn dặm thì nên hạn chế dùng bao tay bởi đặc tính cá lóc rất nhiều xương nên khi bạn dùng bao tay khó trong việc lọc sạch xương cá cho các bé dễ dẫn đến hóc xương rất nguy hiểm).
Dùng tay lột bỏ hết phần da cá
Tách phần thịt cá riêng ra phần xương to của cáLọc bỏ phần xương lườn của cáLọc thật kỹ lại những xương nhỏ li ti trong phần thân cá,
Bóp phần thịt cá đã lọc xương cho thật nhuyễn ( Khâu này bạn có thể dùng thêm cối để giã hoặc dùng máy xay cho nhanh nhé).
Bước 5: Ướp gia vị
Cá sau khi được lọc sạch xương và bóp nhuyễn cho vào cái chậu riêng
Cho 1/3 chén nước mắm vào trộn đều
=> Cách làm này phù hợp với các bạn làm cho các bé ăn dặm và người ăn kiêng bởi vị chà bông nhạt sẽ giúp các bé cảm nhận rõ hương vị của cá lóc, ngọt tự nhiên của thịt pha chút mùi thơm thơm từ nước mắm sẽ kích thích vị giác của các bé, giúp các bé ăn ngon miệng hơn.
Tùy theo khẩu vị của gia đình mình bạn có thể thêm bột nêm, muối, bột ngọt theo ý thích nhé.Bóp đều cá với gia vị cho thật đều, hạn chế bóp không đều sẽ bị chỗ mặn, nhạt không ngon.
Bước 6: Sao chà bông cá
Cho lượng thịt cá vừa phải vào chảo to
Bật lửa nhỏ và đảo cá liên tục cho thịt cá chín đều tránh vón cục
Dùng cái sạn nhỏ hoặc cái muỗng to để chà những phần thịt cá ở cạnh chảo
Chà thật đều tay cho đến khi cá tơi và bông lên thành sợi và có màu vàng nhẹ thì tắt bếp.Lần lượt cho lượng cá còn lại vào chà đến khi hết
Khâu chế biến và sao chà bông cá khá lâu hơn so với những loại chà bông khác nhưng cho ra thành phẩm thì vô cùng thơm ngon và hấp dẫn đấy nhé!
Chà bông thành phẩm và đạt chuẩn là chà bông có màu vàng đẹp tự nhiên của cá, khi ăn vào cảm nhận rõ rệt vị thơm, ngọt tự nhiên của cá, mùi nước mắm nhà nấu kích thích thêm sự thèm ăn cho cả gia đình bạn đấy.
Bước 7: Đóng gói và bảo quản
Đóng gói:
Chà bông cá sau khi làm xong để nguội các bạn có thể cho vào hộp thủy tinh, hộp nhựa hoặc túi zip để bảo quản dùng dần cho cả nhà.
Nhiệt độ bảo quản:
Nhiệt độ thường: Hơn 10 ngày
Ngăn mát tủ lạnh: Hơn 1 tháng
Ngăn đông tủ lạnh: Hơn 3 tháng
Lưu ý : Khi mở hộp dùng chà bông bạn cần đậy kín nắp hộp ngay để bảo quản chà bông được lâu hơn và giữ được độ giòn, thơm ngon của chà bông nhé!
Khám phá ẩm thực Sài Gòn về đêm, ẩm thực đường phố ấn tượng ở TPHCM
Ai cũng biết Sài Gòn là một thành phố vô cùng nhộn nhịp, đông dân và sầm uất. Thế giới ẩm thực Sài Gòn đặc sắc nhất là ở các món ăn bình dân chứ không phải ở các quán ăn sang chảnh. Cùng khám phá ẩm thực Sài Gòn đủ mọi ngóc ngách nhé!
1. Khám phá ẩm thực Sài Gòn về đêm
Sài Gòn được mệnh danh là một thành phố không ngủ, lúc nào cũng náo nhiệt. Về đêm, thành phố hoa lệ này vẫn đầy những người đang lao động hoặc đang vui chơi giải trí. Vì vậy mà không thiếu hàng quán ban đêm vẫn mở, hay thậm chí chỉ mở ban đêm, đặc biệt là các khu sau:
Khu Phan Xích Long (Phú Nhuận)
Đây là khu ẩm thực Sài Gòn về đêm sầm uất nhất trong lòng người bản địa. Phố Phan Xích Long bán đủ các món ăn của cả 3 miền nên thu hút cả khách du lịch. Các hàng ăn vặt như trà sữa, chân gà nướng, hàng ốc, trà chanh,... cũng không thiếu lựa chọn.
Khu phố Tây Bùi Viện (Quận 1)
Bùi Viện thì đã là khu ăn chơi về đêm quá nổi tiếng mà người trẻ ai ai cũng thích. Nhưng mọi người đến đây chủ yếu là để uống bia, vui chơi, tụ tập với các món ăn chính là đồ nhắm. Nhưng nếu bạn muốn ăn hải sản, ốc hay thậm chí bún, phở thì cũng không phải là không thể nếu chịu khó tìm.
Khu Vĩnh Viễn (Quận 10)
Đây là khu phố ăn đêm mà người Sài Gòn mới biết. Đồ ăn ở đây đa phần được bán để người dân chống đói ban đêm. Các món ăn nổi bật đậm chất Sài thành như cơm tấm, hủ tiếu, bánh canh,... Giá cả thì đúng chất bình dân siêu rẻ.
2. Ẩm thực đường phố Sài Gòn
Không ít người cho rằng muốn ăn đồ ăn đặc sản ngon của Sài Gòn thì phải ăn ở vỉa hè đường phố chứ không phải những quán cao cấp. Từ lâu, Sài thành đã hình thành nên những con đường, khu phố tụ tập rất nhiều hàng ăn ngon:
Phố trái cây dĩa Nguyễn Cảnh Chân
Giữa trung tâm đông đúc, con phố nhỏ Nguyễn Cảnh Chân không biết từ bao giờ lại tụ tập nhiều hàng bán trái cây dĩa đến vậy. Giới trẻ Sài Gòn thường xuyên đến đây ăn vặt giải nhiệt và "chém gió" với bạn bè.
Khu ăn vặt ven Hồ Con Rùa
Hồ Con Rùa chính là nơi tụ tập nam thanh nữ tú Sài thành đến hóng gió nói chuyện. Với nhóm khách hàng đông đúc này, tất nhiên không ít hàng quán nổi lên ven đó phục vụ. Các phố Phạm Ngọc Thạch, Võ Văn Tần xung quanh hồ đều có nhiều hàng ăn hạt động tầm chiều đến đêm. Các món chủ yếu là ăn vặt như bánh tráng trộn, trà sữa, bắp xào,...
Hẻm 284 Lê Văn Sỹ
Nằm ngay gần đại học Sư phạm TPHCM nên khu vực này tập trung rất nhiều hàng quán cho sinh viên. Nhưng chất lượng đồ ăn thì cực kỳ ngon. Các món ở đây đa phần là món chính như mì Quảng, cơm tấm, cao lầu,...
3. Khám phá ẩ m thực Sài Gòn dưới lòng đất
Nghe tên thì thấy kỳ lạ nhưng Sài Gòn quả thực có một khu ẩm thực lớn nằm ở dưới lòng đất. Đó là Asiana Food Town và Taka Plaza. 2 khu này trực thuộc Sense Market - trung tâm thương mại kết hợp kiểu chợ truyền thống độc đáo nằm dưới lòng đất đầu tiên của Sài Gòn. Khác với các khu ẩm thực Sài Gòn vỉa hè bình dân, Asiana Food Town và Taka Plaza được quy hoạch nên các gian hàng được sắp xếp sạch sẽ, dễ lựa chọn.
Nơi đây quy tụ đủ món Việt, Á, Âu, tổng cộng hơn 500 món ăn. Đến đây, bạn sẽ có cảm giác như đang được đi du lịch qua khắp các nước châu Á từ Nhật Bản, Hàn Quốc cho đến Thái Lan, Lào, Ấn Độ,... chỉ trong vài bước chân.
4. Khám phá ẩm thực Sài Gòn với ẩ m thực vỉa hè
Nếu muốn khám phá ẩm thực Sài Gòn nói riêng và ẩm thực Việt thực sự đúng chất thì không thể bỏ qua các hàng quán vỉa hè. Người Sài Gòn bán đủ thứ trong những gian hàng rong, xe hàng nhỏ khắp các vỉa hè, cả ngày lẫn đêm. Món ăn thì gần như có tất tần tật mọi thứ, từ bánh mì, xôi, phá lấu,... cho đến món ăn vặt như bò bía, bánh tráng trộn, bắp xào, bột chiên, chè, thịt xiên, viên chiên, đồ giải khát,... Chỉ cần nơi nào tập trung đông dân cư thì khu đó càng có nhiều quán vỉa hè. Quán ăn vỉa hè bình dị, giá rẻ như vậy mới thực sự là nơi mà người Sài Gòn ghé tới dùng bữa nhiều nhất.
Công cuộc khám phá ẩm thực Sài Gòn sẽ chẳng bao giờ kết thúc vì đồ ăn ngon, quán ăn ngon ở Sài thành là vô tận! Nếu có dịp ghé thăm Sài Gòn, đừng quên dành thật nhiều thời gian để đi thưởng thức nhé.
Cách làm sườn xào chua ngọt tại nhà ngon đúng vị, đẹp đúng chuẩn Sườn xào chua ngọt từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc trong bữa cơm của mỗi gia đình người Việt và cũng xuất hiện cả trong những nhà hàng sang trọng bởi hương vị đậm đà, hấp dẫn. Tuy nhiên, cách làm sườn xào chua ngọt tại nhà ngon đúng vị, đẹp đúng chuẩn sườn xào chua ngọt nhà hàng vẫn...