Hướng dẫn cách chọn loại son dành cho môi khô đúng chuẩn nhất
Môi khô có thể do thời tiết, thiếu nước, thiếu chất hay cũng có thể do chính cách chăm sóc môi của bạn. Vậy môi khô nên dùng son gì cho đẹp?
Đôi môi là một trong những phần được chú trọng nhiều nhất trên khuôn mặt. Một đôi môi hồng hào tươi tắn và căng tràn sức sống sẽ giúp khuôn mặt bạn thêm phần nổi bật, không chỉ vừa đẹp, mà còn đem lại cho bạn cảm giác thoải mái, dễ chịu với làn môi.
Nếu môi bạn thường xuyên khô, thậm chí là nứt nẻ, thì tác hại tiêu cực đầu tiên là bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu, đôi khi là đau đớn nếu da môi bong tróc. Điều này còn gây mất thẩm mĩ, màu môi không còn vẻ tươi tắn tự nhiên, khiến chúng ta chẳng thể tự tin trước đám đông.
Môi khô luôn là vấn đề muôn thuở của các chị em phụ nữ. Không chỉ do yếu tố thời thiết như sương muối, khô hanh, mà còn do nhiều nguyên nhân khác như cơ thể thiếu nước, chưa chăm sóc môi đúng cách, hoặc do chính những loại son trang điểm mà bạn đang sử dụng gây nên.
Vì vậy, chị em nào có đôi môi khô nên lưu ý điều sau:
1. Nên chọn son dưỡng môi
Son dưỡng môi chắc chắn là sự lựa chọn cần thiết đối với những ai có làn môi khô. Đa phần son dưỡng đều có thành phần dầu gốc thực vật như: Dầu cám gạo, dầu quả bơ, dầu hạnh nhân, bơ shea, sáp ong, sáp candelilla…Vì thế khi thoa lên môi vô cùng mềm mịn, nó tạo ra một lớp màng ngăn khóa ẩm, ngăn chặn sự thoát hơi nước trên bề mặt môi.
Do đó da môi không bị bong tróc thêm nữa. Bạn có thể sử dụng son dưỡng để thoa trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, một nhược điểm của loại son này là thường không có màu hoặc màu rất nhạt.
Vì vậy, nếu phải thường xuyên ra ngoài và muốn cải thiện một vẻ ngoài tươi tắn và nổi bật hơn hẳn, thì bạn chỉ nên dùng son dưỡng làm lớp lót sau đó đánh son màu lên trên.
2. Son màu có thành phần dưỡng ẩm
Nếu muốn nhanh chóng và tiện lợi, bạn có thể chọn mua những thỏi son màu có thêm thành phần dương ẩm. Đặc điểm sau khi tô những loại so này là son không bị khô lại nhanh chóng, mà có chút hơi bóng nhẹ, môi mềm tự nhiên.
Video đang HOT
Ngoài ra, son bóng rất hợp cho môi khô.
3. Môi khô không nên thoa son kem và son lì
Son kem và son kem lì là 2 dòng son môi ở dạng lỏng thường được đựng trong lọ, khi tô son phải dùng cọ môi. Đa phần những dòng son này, ngay sau khi thoa lên môi sẽ khô lại trong vòng 1 -2 phút, nó không có cảm giác bóng bẩy mà gần như ăn vào da thật của bạn.
Khi nói chuyện, nền son bị nứt ra theo các rãnh trên môi trông có vẻ mất tự nhiên. Ngoài ưu điểm lên màu chuẩn và độ bám màu cao thì nó cũng mang lại một nhược điểm khá lớn là dễ làm cho da môi khô lại, kể cả với những ai môi không bị bong tróc.
Hà Phương (T/H)
Theo phunutoday.vn
Tẩy Tế Bào Chết Cho Môi Nhanh-Gọn-Lẹ Với 3 Nguyên Liệu Tự Nhiên Sau
Son môi giúp bạn tăng thêm độ quyến rũ quý phái và tự tin hơn trước mắt mọi người. Tuy nhiên, da trên môi thường rất mỏng và nhạy cảm, dễ nứt nẻ khô ráp.
Nếu không chăm sóc môi kỹ càng, màu son trên môi cũng không còn "chuẩn" như ban đầu nữa. Để lấy lại vẻ đẹp quyến rũ cho đôi môi, bạn cần tẩy tế bào chết cho môi thường xuyên và hợp lý.
Dưới đây, Xin sẽ gợi ý một số mẹo tẩy da chết cho môi nhanh gọn lẹ với nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên.
Tại sao phải tẩy tế bào chết cho môi ?
Việc da chết cho môi là một việc mà các chị em nên thường xuyên áp dụng, bởi khi các tế bào da mới được sinh ra sẽ đi qua các lớp trung bì hạ bì và cuối cùng trở thành lớp sừng để bảo vệ cho da.
Việc tẩy tế bào chết cho môi sẽ có được nhiều lợi ích chẳng hạn như kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào da mới tốt hơn giúp môi dễ dàng hấp thụ son dưỡng môi đồng thời giúp đôi môi thanh thoát mềm mại dễ dàng thích ứng với nhiều loại son tôn lên vẻ đẹp trở thành sự hấp dẫn với nhiều người.
3 cách tẩy tế bào chết tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên
Cách làm tẩy tế bào chết từ dầu dừa và đường
Các nguyên liệu cần chuẩn bị:
Dầu dừa đã được tinh chế và chiết xuất thành dạng lỏng.Nguyên liệu thứ 2 không thể thiếu đó là đường trắng1 cây son dưỡng môi1 lọ hoặc chai nhỏ dùng để đựng hỗn hợp tẩy tế bào chết.
Cách thực hiện:
Lấy một phần từ son dưỡng môi sau đó nghiền nát kết hợp với 2 thìa cà phê đường trắng sau đó trộn với lượng dầu dừa khoảng 50ml khuấy đều để tạo thành hỗn hợp.Để hỗn hợp đạt được hiệu quả tối đa bạn cần cho vào 1 lọ hoặc chai có nắp sau đó để trong vòng 30 ngày.Cuối cùng cách sử dụng 4-5 lần để đạt được hiệu quả tối ưu, bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng, cọ lông mềm hoặc sử dụng ngón tay để có thể cảm nhận tốt nhất đôi môi của bạn.
Cách làm tẩy tế bào chết từ chocolate
Các nguyên liệu cần chuẩn bị:
Bột cocoa (dạng cacao được chế biến ở nhiệt độ cao, giá thành rẻ, rất giàu chất xơ và ít đạm)Dầu hạnh nhân,Dầu Olive ( Loại Extra virgin - chiết xuất từ tự nhiên ),Mật ong Cuối cùng là đường trắng
Cách thực hiện:
Trộn các hỗn hợp lại với nhau khuấy đều cho tới khi không lỏng cũng không đặc.Nếu hỗn hợp lỏng thì thêm đường và ngược lại nếu đặc thì thêm một ít mật ong hoặc dầu olive để đảm bảo đạt hiệu quả cho vào chai hoặc hủ đậy nắp để trong 3 tuầnSử dụng tay thoa lên môi khoảng 5 phút sau đó rửa sạch với nước ấm để cho đôi môi của bạn mềm mại sau đó có thể thoa thêm một ít dưỡng môi để hiệu quả nhất nhé.
Cách làm tẩy tế bào chết từ mật ong kết hợp với đường
Các nguyên liệu cần chuẩn bị:
Đường trắng Mật ong Một ít vanilla để thêm một chút hương
Cách thực hiện:
Bạn cần trộn hỗn hợp này lại với nhau sau đó bảo quản trong một chai hoặc lọ có nắp đóng kín.Cách sử dụng bạn dùng ngón tay thoa đều lên môi theo dạng hình xoắn ốc để tẩy tế bào chết cho môi dễ dàng bung lớp tế bào chết hơn nhé, sau đó để 2 phút rồi rửa lại với nước ấm.Sử dụng 3-4 lần tuần
Hy vọng với cách chế biến hỗn hợp tẩy tế bào chết cho môi dưới đây, các nàng sẽ sớm lấy lại cho mình đôi môi gợi cảm thách thức mọi ánh nhìn. Còn chần chừ gì mà không áp dụng ngay các nàng ơi!
Theo dep365.com
Tặng Bạn 5 Cái Tên Son Dưỡng Để Đôi Môi Khô Nứt Nẻ Chỉ Còn Là Quá Khứ Sau khi tẩy tế bào chết cho môi, nếu bạn không thường xuyên sử dụng son dưỡng thì sẽ thành "công dã tràng". Sau đây chính là 5 tên son dưỡng dành tặng cho bạn để tạm biệt đôi môi khô nứt nẻ. Vaseline Nổi tiếng trứ danh về công dụng dưỡng ẩm chính là các sản phẩm Vaseline. Một thương hiệu drugstore...