Hướng dẫn cách cầm máu khi bị thương
Trong cuộc sống sinh hoạt, có đôi lần chúng ta sẽ gặp phải những chấn thương từ nhẹ đến nặng. Thông thường khi chấn thương, cơ thể rất dễ bị chảy máu. Nếu là chấn thương nặng, việc mất máu sẽ khiến nạn nhân tử vong rất nhanh.
Dù là vết thương nhỏ hay nặng, việc cầm máu cũng rất quan trọng. Đối với người bị tai nạn mất máu nghiêm trọng, việc cầm máu có thể giúp họ tăng cơ hội sống.
1. Đối với chấn thương nhẹ, chảy máu ít
Những trường hợp bị chảy máu nhẹ, bạn hoàn toàn có thể sơ cứu tại nhà. Quan trọng là cần biết cầm máu nhanh và tránh bị nhiễm trùng sau đó.
Trước tiên, hãy đánh giá mức độ chảy máu của người bị thương, nếu nghiêm trọng, cần cầm máu bằng cách giữ chặt vùng đang bị chảy máu và đưa ngay đến bệnh viện. Nếu chảy máu nhẹ, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
- Giữ chặt vết thương:
Đây là cách cầm máu cơ bản nhất, áp dụng cho cả vết thương nhẹ, lẫn vết thương mất máu nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu là chảy máu nhẹ, bạn chỉ cần dùng miếng băng gạc, bông gòn, ergo y tế. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy.
Bạn cần giữ chặt vết thương cho đến khi đảm bảo nó đã không còn chảy máu nữa. Việc gỡ miếng gạc ra kiểm tra quá sớm có thể làm ảnh hưởng đến kết quả của cách làm này.
- Nâng cao vùng cơ thể đang bị chảy máu:
Việc làm này sẽ giúp giảm lưu lượng máu, giúp cầm máu tạm thời. Nếu chấn thương xảy ra ở tay hoặc cánh tay, bạn chỉ cần nâng nó lên trên đầu. Trường hợp chấn thương xảy ra ở chi dưới, bạn hãy nằm xuống và nâng vùng ảnh hưởng lên trên mức của tim.
Việc chườm đá vào vết thương sẽ làm các mạch máu co lại, cho phép cục máu đông hình thành nhanh hơn bình thường. Tuy nhiên, tuyệt đối không được đặt viên đá trực tiếp lên vết thương hở, hãy chườm xung quanh vùng da sát với vùng bị thương. Ngoài ra, hãy bọc viên đá trong một chiếc khăn vải sạch rồi chườm nó lên vết thương.
- Cầm máu tại nhà bằng trà xanh:
Trong trà xanh có chứa tanin. Chất này có tác dụng cầm máu vì chúng đẩy nhanh quá trình hình thành cục máu đông. Hơn nữa, tanin cũng đóng vai trò như một chất làm se khiến mạch máu co lại.
Một tác dụng khác của chất tanin trong trà xanh là sát khuẩn. Tanin hoạt động như một loại thuốc sát trùng tự nhiên tiêu diệt vi khuẩn để giữ cho vết thương không bị nhiễm trùng.
Để cách cầm máu tại nhà bằng trà xanh phát huy công dụng cao nhất, bạn hãy làm lạnh túi trà trước khi đặt nó lên vết thương.
Video đang HOT
- Dùng chất nhờn để cầm máu:
Các loại dầu hoặc sáp như son, kem dưỡng da, vaseline thường có thể tạo nên chất nhờn và bảo vệ da. Phương pháp này chỉ thích hợp với vết chảy máu nhẹ, nông. Sau khi cầm máu xong, bạn hãy lau khô da và làm sạch vết thương bằng nước muối hoặc oxy già.
- Cách cầm máu bằng nước súc miệng:
Chất cồn có trong nước súc miệng hoạt động như một chất làm se. Khi dùng nước súc miệng bôi vào vết thương, bạn sẽ giúp quá trình đông máu diễn ra nhanh hơn.
Ngoài ra, axit aminocaproic trong nước súc miệng có khả năng ngăn chặn tình trạng chảy máu trong miệng do những tổn thương nha khoa. Vì thế, cầm máu bằng nước súc miệng cũng là cách làm hiệu quả, nhanh chóng.
2. Đối với vết thương nặng, chảy máu nhiều
Trường hợp này bắt buộc phải đưa tới cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian gọi cấp cứu, cần thực hiện sơ cứu tại chỗ như sau:
- Đối với vết thương chảy máu không có dị vật: Dùng gạc hoặc vải sạch ép trực tiếp lên vết thương và giữ chặt để cầm máu rồi băng lại. Nếu sau băng vẫn thấy máu thấm ra ngoài thì dùng thêm băng gạc khác băng chồng lên chứ không tháo ra băng lại.
- Trường hợp vết thương có dị vật: Không được rút dị vật ra vì có thể làm cho máu chảy nhiều hơn. Tiến hành xử trí theo các bước sau: dùng tay ép chặt mép vết thương, chèn gạc quanh dị vật rồi băng chặt cố định. Lưu ý không băng trùm lên dị vật.
- Vết thương do dập nát hoặc đứt lìa chi: Làm garo cầm máu bằng cách quấn thật chặt (có thể dùng áo, quần, hoặc bất kỳ mảnh vải nào ngay tại hiện trường), quấn ngay trên chỗ chi dập nát hoặc đứt lìa, không ga rô lên cao vì nguy cơ hoại tử phần chi lành. Có thể dùng vải sạch làm garo nếu không có sẵn dụng cụ y tế. Xoắn garo từ từ cho đến khi máu hết chảy. Để nạn nhân nằm ở tư thế đầu thấp, chân cao để làm giảm lượng máu chảy đến vết thương. Ghi nhớ giờ garo để báo cho bác sỹ khi chuyển giao nạn nhân cho cơ sở y tế và cứ 30 phút lại nới lỏng ga rô vài giây để tránh hoại tử chi người bị nạn, sau đó xoắn chặt trở lại.
Thông thường, khi bị tai nạn, đặc biệt là tai nạn do vết cứa, chém, ngã… người bệnh thường tử vong do mất máu nhiều. Do đó, nếu biết cầm máu nhanh, bạn có thể cứu sống chính mình hoặc người thân, người đi đường..
* Lưu ý: Khi cầm máu cho người khác, hãy đeo găng tay cao su. Nếu không có găng tay cao su tại hiện trường, hãy tìm túi nilong hoặc các dụng cụ không thấm nước để phòng tránh bị lây nhiễm bệnh trong trường hợp máu của nạn nhân nhiễm khuẩn.
Đối với những vết thương nhỏ, chảy máu ít cũng cần được theo dõi trong những ngày sau đó. Nếu vị trí bị thương đang bắt đầu liền sẹo thì có thể yên tâm nhưng nếu chúng ngày càng loét ra hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, cần đến bệnh viện để được kiểm tra.
Làm gì khi phát hiện người bị gãy xương? Có nên di chuyển người bị gãy xương không?
Gãy xương là một trong những tai nạn thường gặp trong cuộc sống con người. Trong sinh hoạt, trong giao thông, trong lao động... đều có thể bị gãy xương. Và nếu biết sơ cứu kịp thời, người bị gãy xương sẽ có thể phục hồi tốt hơn.
Gãy xương là do lực tác động bên ngoài từ tai nạn sinh hoạt, tai nạn giao thông... khiến cho xương bị gãy. Gãy xương là một trong những tai nạn thường gặp, cần được điều trị kịp thời và đúng cách.
1. Triệu chứng của gãy xương
Để nhận biết triệu chứng của gãy xương, bạn có thể quan sát:
- Vùng bị thương đau, sưng, bầm tím hoặc biến dạng, lệch hẳn sẳn một bên hoặc cong, vẹo
- Vận động càng đau dữ dội
- Tê ở vùng bị thương
- Mất chức năng vùng bị gãy
- Xương chọc ra khỏi da
- Chảy nhiều máu
Gãy xương rất thường gặp trong lao động hoặc trong giao thông. Rất nhiều người bị gãy xương quá nặng không được sơ cứu kịp thời dẫn đến tàn phế hoặc tử vong.
2. Sơ cứu người bị gãy xương
Khi chính bạn bị gãy xương, nếu vẫn còn tỉnh táo và có thể gọi cứu trợ, gãy hô lớn cho người xung quanh được biết hoặc gọi ngay cho cơ sở y tế. Tránh di chuyển, hãy nằm im một chỗ chờ cứu trợ.
Hoặc nếu bạn phát hiện người bị gãy xương, hãy làm theo những điều sau:
- Nếu người bị nạn không phản ứng, không thở hoặc không di chuyển, hãy tiến hành hô hấp nhân tạo cho đến khi có nhịp thở hoặc tim đập trở lại
- Nếu người bị thương chảy nhiều máu, hãy tìm cách cầm máu và gọi cấp cứu ngay
- Không cố di chuyển người bệnh, tìm cách giữ nguyên trạng thái của người bệnh tại hiện trường
2.1. Những việc cần làm ngay
1/ Cầm máu trong trường hợp bị chảy nhiều máu: áp dụng áp lực lên vết thương bằng băng vô trùng, một miếng vải sạch hoặc một mảnh quần áo sạch.
2/ Cố định khu vực bị thương: Đừng cố gắng căn chỉnh lại xương hoặc đẩy xương bị dính lại. Nếu bạn đã được đào tạo về cách nẹp và trợ giúp chuyên nghiệp không có sẵn, hãy áp dụng nẹp vào khu vực bên trên và bên dưới vị trí gãy xương. Đệm các nẹp có thể giúp giảm bớt sự khó chịu.
3/ Chườm túi nước đá để hạn chế sưng và giúp giảm đau: Đừng chườm đá trực tiếp lên da. Bọc băng trong một chiếc khăn, mảnh vải hoặc một số vật dụng khác.
4/ Điều trị sốc: Nếu người bệnh cảm thấy ngất xỉu hoặc thở bằng hơi thở ngắn, nhanh, hãy đặt người nằm xuống với đầu hơi thấp hơn thân và, nếu có thể, hãy nâng cao chân.
2.2. Tiến hành sơ cứu khi gãy xương chân
1/ Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, duỗi thẳng chân, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Dùng nẹp để đặt ở trong và mặt ngoài vùng bị thương
2/ Độn bông vào hai đầu nẹp và phía trong, phía ngoài của đầu xương. Ngoài ra, cần cố định hai nẹp với nhau và băng cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân Không buộc quá chặt để lưu thông máu
Sơ cứu khi gãy xương tay
Gãy tay , gãy chân là những vị trí rất dễ bị tổn thương.
1/ Khi bị gãy xương tay, hãy để cánh tay bị gãy sát người nạn nhân, cẳng tay vuông góc 2 nẹp.
2/ Cố định nẹp ở trên và dưới ổ gãy
3/ Để cẳng tay bị gãy sát với thân người bệnh, đặt dọc theo thân
4/ Nẹp từ lòng bàn tay đển khuỷu tay
5/ Không nên dùng sức để gập cẳng tay
6/ ặt một miếng đệm dài vào giữa tay bị thương và thân. Buộc tay bị thương vào cơ thể các vị trí quanh cổ tay và đùi, quanh cánh tay và ngực, quanh cẳng tay và bụng.
Sau khi làm xong các bước sơ cứu, hãy chờ cứu trợ tới. Đừng cố di chuyển người bệnh bằng xe máy hoặc ô tô.
Sơ cứu khi gãy xương cột sống
Gãy xương cột sống rất khó sơ cứu, nếu bạn đã từng thực hành hoặc có kỹ năng sơ cứu gãy xương cột sống thì có thể tiến hành được. Nếu không biết, đừng cố thực hiện.
Người bị gãy xương vùng cổ cần được nằm ngửa trên cáng cứng, nằm cố định một chỗ. Người xung quanh khi phát hiện có nạn nhân bị gãy xương cổ hãy nhanh chóng giữ thẳng đầu, dùng gối mềm chèn hai bên cổ nạn nhân.
Nếu gãy cột sống lưng, hãy để nạn nhân nằm ngửa, tiếp tục giữ đầu nạn nhân thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân. Cố định nạn nhân, dùng gối mềm để chèn vào hai bên hông nạn nhân
Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều nguy cơ khiến chúng ta bị gãy xương hoặc chấn thương xương khớp. Để phòng tránh gãy xương, trước tiên hãy cẩn thận trong lao động và cẩn thận khi tham gia giao thông. Hãy hạn chế những tác nhân gây gãy xương và bổ sung canxi, khoáng chất giúp xương chắc khỏe. Ở trẻ em, cha mẹ nên quan tâm và bảo vệ con khi vui chơi, khi trẻ đi trên đường. Ở người có tiền sử bị bệnh loãng xương, cần chú ý bảo vệ và ngăn ngừa vì đây là nhóm rất dễ bị gãy xương.
Đánh răng sau bữa ăn và 6 sai lầm phổ biến Không phải cứ đánh răng nhiều là tốt, đánh sai thời điểm sẽ khiến răng miệng xuất hiện nhiều vấn đề nghiêm trọng. Ảnh: Grape Đánh răng là thói quen tốt phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Để giữ cho răng luôn khỏe mạnh, mọi người cần phải tránh những sai lầm phổ biến sau đây: Đánh răng ngay sau bữa ăn...