Hương cốm gọi thu về, tranh thủ làm 3 món này thưởng thức ngay kẻo tiếc đứt ruột!
Thu đã sang, không mau thưởng thức 3 món cốm ngon này thì chỉ có thiệt!
Nguyên liệu chè cốm đậu xanh
- 200g cốm khô
- 50g đậu xanh
- 250g đường
- 2 muỗng bột sắn
- Dừa nạo
- Lá dứa
Chè cốm đậu xanh
Cách nấu chè cốm đậu xanh
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Cốm khi mua về, bạn cho cốm vào chiếc rổ lượt, sàng nhẹ để các tạp chất được loại bỏ. Tiếp theo, bạn cho cốm vào rổ và xả cốm với vòi nước từ 2 – 3 lần. Sau đó, bạn cho cốm vào nước ngâm khoảng 5 phút cho mềm. Lưu ý, bạn không nên ngâm cốm quá lâu để tránh làm cho cốm bị nhão hoặc nát khi nấu.
- Đậu xanh khi mua về bạn cho nước vào vo sạch, đãi bỏ các tạp chất. Rồi ngâm đậu xanh với nước khoảng 2 tiếng cho đậu xanh mềm và vớt ra để ráo. Như vậy sẽ giúp cho món chè ngon và mềm thơm.
- Bạn cho bột sắn dây và nước vào chén hòa tan để bột không bị vón cục.
- Lá dứa bạn đem rửa sạch, cắt khúc rồi cho vào cối xay sinh tố xay nhuyễn cùng với nước. Khi xay xong, bạn vắt lấy nước cốt dứa và bỏ bã.
- Dừa nạo bạn cho vào tô, rồi cho nước nóng vào, sau đó nhào và vắt lấy nước cốt dừa. Tiếp theo, bạn cho nước cốt dừa lên bếp, nêm với ít muối, đường cho vừa ăn thì tắt bếp.
Bước 2: Nấu chè cốm đậu xanh
- Bạn cho đậu xanh đã ngâm vào nồi cùng với 1 lít nước và nước cốt dứa sau đó nấu với lửa nhỏ để đậu xanh chín nhừ. Lúc này, bạn cho đường vào nồi đậu, đảo đều tay, rồi nêm nếm cho vừa ăn. Tiếp đến, bạn cho cốm vào nấu chung.
- Khi chè cốm sôi lên, bạn nêm nếm lại lần nữa. Rồi cho bột sắn vào, vừa đổ từ từ bạn vừa khuấy nhẹ cho bột hòa tan. Khuấy nhẹ đến khi chè sánh lại thì bạn tắt bếp.
Vậy là hoàn thành, bạn múc chè ra chén, khi chè nguội bạn cho phần nước cốt lên trên mặt và thưởng thức.
Video đang HOT
Nguyên liệu:
- 200gr cốm tươi (hoặc khô)
- 80-100gr đường cát trắng (hoặc tuỳ khẩu vị)
- 2 thìa nhỏ dừa bào hoặc cơm dừa và lá nếp hoặc lá sen nếu có.
Cốm xào
Cách làm:
- Đường hoà với một thìa canh nước lọc và đun đến khi sôi và sánh (hạn chế khuấy sẽ bị lại đường) khi đường đã sôi và sánh cho cốm vào (làm cách này thì hạt cốm sẽ giữ được và không bị nát mà cốm vẫn mềm dẻo).
- Nếu có nồi đất thì xào cốm bằng nồi đất cốm sẽ ngon và thơm hơn, còn không ta xào bằng chảo thường và dùng đũa hoặc thìa tre, gỗ đảo nhẹ nhàng thật đều cho cốm hoà quyện vào sốt đường bóng đẹp.
- Trình bày cốm ra đĩa có lót lá sen hoặc lá nếp vì cốm hợp với mùi lá sen hoặc lá nếp.
Nguyên liệu:
- Cốm khô: 300gr
- Đậu xanh không vỏ: 100gr
- Đường trắng: 50gr
- Hạt sen khô: 30gr
- Cùi dừa
- Bột nở.
- Nước mỡ gà (nếu không có mỡ gà bạn có thể thay thế bằng mỡ lơn hoặc dầu ăn)
- Dụng cụ: nồi hấp hoặc nồi cơm điện.
Xôi cốm
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế đậu xanh, hạt sen, cốm.
- Cốm khô cho vào bát ngâm qua nước lạnh, khoảng 2- 3 phút, sau đó rửa sạch bụi bẩn và vớt ra và để ráo nước.
Lưu ý: Không nên ngâm cốm lâu, như thế khi nấu cốm sẽ nhão và dớt. – Đậu xanh ngâm với nước ấm từ 3 đến 4 tiếng để đậu xanh nở mềm trước khi đồ, sau đó rửa sạch để ráo nước. Hoặc có thể ngâm đậu xanh qua đêm để tiết kiệm thời gian sơ chế đậu xanh.
- Hạt sen cho vào bát ngâm nước khoảng 1 tiếng. (Nếu như nấu với hạt sen tươi thì bạn bỏ phần tâm sen đắng bên trong để tránh làm mất hương vị xôi và đem ngâm với nước khoảng 15 phút).
- Cùi dừa rửa sạch rồi nạo thành những sợi nhỏ.
Bước 2: Nấu chín hạt sen, đậu xanh.
- Cho đậu xanh đã ngâm vào nồi nước đặt lên bếp đun sôi. (Lưu ý lượng nước phải sâm sấp mặt đậu xanh).
- Khi nước sôi bạn vặn nhỏ lửa để ninh đậu xanh đến khi hạt đậu bở thì tắt bếp, sau đó đổ ra bát tô để cho nguội rồi dùng muôi tán nhuyễn.
- Cho hạt sen vào trong nồi, thêm nước và đặt lên bếp đun sôi khoảng 15 phút, thêm
Bước 3: Làm xôi cốm.
Cách 1: Nấu xôi cốm khô bằng nồi hấp
Trộn cốm với một chút nước mỡ gà rồi cho cốm vào nồi hấp. Ở dưới bạn cho lượng nước vừa phải, tránh nước sôi trào lên trên cốm. Tiếp tục cho hạt sen vào trộn đều cùng các nguyên liệu trong nồi hấp đến khi ngửi thấy có thơm hương cốm tỏa ra, nếm thử cốm nếu thấy dẻo, mềm là được.
Cách 2: Nấu xôi cốm khô bằng nồi cơm điện
Bạn cho cốm vào nồi cơm điện sau đó cho nước vào ngập cốm tương tự như khi các bạn nấu cơm. Nấu cho đến khi nồi bật chế độ giữ ấm thì các bạn dùng đũa xới cốm lên cho xốp sau đó cho hạt sen vào đảo đều và bật nồi ở chế độ nấu một lần nữa là được.
Bước 4: Thưởng thức.
- Xới xôi ra đĩa, đổ lên trên là một chút đường trắng cùng dừa nạo sợi (rắc thêm một chút vừng rang nếu có). Cuối cùng là thêm một chút đậu xanh mịn, trộn đều tất cả với nhau rồi thưởng thức. Xôi ăn nóng hay ăn nguội đều ngon.
Món ăn đặc trưng vào mùa thu ở các nước trên thế giới
Ở Việt Nam, mùa thu gắn liền với bánh Trung thu, chả cốm, xôi cốm, chả rươi... Vậy, ở các nước khác nhắc tới mùa thu là nhắc tới những món ngon nào?
Bánh Trung thu ở nhiều nước châu Á
Bánh Trung thu ở Trung Quốc thường mang hình tròn tượng trưng cho sự đoàn viên, viên mãn.
Tết Trung Thu là một trong những lễ hội truyền thống lớn, độc đáo, được tổ chức rầm rộ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước châu Á khác như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, ... Mỗi đất nước đều có những đặc trưng riêng về văn hóa nên món bánh Trung thu cũng chẳng hề giống nhau.
Tết Trung thu ở Trung Quốc còn gọi là "Tết ngắm trăng". Bánh Trung thu ở Trung Quốc thường mang hình tròn tượng trưng cho sự đoàn viên, viên mãn và gần giống với bánh Trung thu ở Việt Nam. Lớp bánh làm mỏng, trong nhân sen, đậu xanh hoặc trứng muối, được nướng và thưởng thức khi bánh chín vàng đều.
Bánh Trung thu Hàn Quốc gọi là Songpyeon, có hình trăng khuyết hoặc hình bán nguyệt.
Trong khi đó Tết Trung thu ở Hàn Quốc được gọi là Chusok. Bánh Trung thu ở Hàn Quốc có kiểu dáng và cách làm hoàn toàn khác biệt với bánh Trung thu ở Việt Nam. Bánh Trung thu Hàn Quốc gọi là Songpyeon, có hình trăng khuyết hoặc hình bán nguyệt. Vì người Hàn Quốc cho rằng, trăng phải có lúc tròn lúc khuyết giống như cuộc đời của con người luôn luôn biến đổi để đạt tới sự hoàn mỹ. Nguyên liệu để làm bánh Songpyeon khá đơn giản gồm bột gạo, đậu xanh, đường và quan trọng nhất là lá thông. Ngoài màu trắng truyền thống, bánh còn được biến tấu với màu hồng, xanh đậm, vàng,...
Bánh Trung thu của Nhật Bản là bánh Tsukimi dango.
Bánh Trung thu của Nhật Bản là bánh Tsukimi dango - bánh nếp nhỏ xinh và tròn trịa tượng trưng cho vầng trăng trên trời. Tsukimi dango giống như bánh trôi nước, nhưng được nướng sơ qua cho nóng giòn. Khi ăn bánh, người ta thường thêm chút mật đường ngọt lịm lên trên. Bánh luôn được đặt trang trọng trên một chiếc kệ nhỏ ngay hiên nhà, thích hợp cho việc vừa ngắm trăng vừa nhâm nhi.
Hàn Quốc: Các món hải sản
Mùa thu đánh dấu mùa của ba loại hải sản phổ biến nhất xứ sở kim chi là ghẹ xanh, tôm jumbo và cá gizzard shad. Ghẹ xanh được nấu trong súp mặn hoặc hấp, cá gizzard shad được ăn sống như sashimi hoặc nướng. Tôm he mọng nước và béo ngậy cũng được dùng để ăn sống, hoặc nướng. Theo Korea Stripes , cách ăn phổ biến nhất cho món tôm này ở Hàn Quốc là bóc vỏ, nhúng vào giấm và nước sốt ớt đỏ.
Nhật Bản: Cơm mới và nấm matsutake
Nấm Matsutake mọc tự nhiên, không thể trồng nên rất hiếm, vì thế giá thành cũng rất đắt đỏ.
Từ đầu tháng 9 trở đi cũng là lúc bắt đầu của mùa nấm Matsutake hay nấm thông, nấm tùng nhung. Mùa nấm này chỉ kéo dài trong khoảng 40 ngày. Người Nhật xem nấm Matsutake như một món quà quý mà thiên nhiên ban tặng bởi một năm chỉ thưởng thức một lần vào đúng mùa thu. Nấm Matsutake mọc tự nhiên, không thể trồng nên rất hiếm, vì thế giá thành cũng rất đắt đỏ, một cây có thể lên tới 100 USD.
Một trong những món ăn ý nghĩa nhất vào mùa thu ở Nhật Bản là món Shinmai - cơm mới.
Khi nhắc đến những món ăn ý nghĩa nhất vào mùa thu ở Nhật Bản cũng không thể không kể đến món Shinmai - cơm mới. Sở dĩ được gọi là cơm mới bởi nó được nấu từ những hạt gạo trong vụ thu hoạch đầu tiên vào mùa thu. Shinmai có hương vị đặc biệt, gạo nấu lên mềm và ngọt hơn gạo cũ. Du khách chỉ có thể thưởng thức nó từ tháng 9 đến tháng 12. Cơm gạo mới có thể ăn cùng hạt dẻ, nấm Matsutake... để tăng thêm hương vị.
Mỹ: Bánh chanh Floria, các sản phẩm làm từ tá
Món bánh chanh Floria mang hương vị độc đáo, kết hợp hài hòa vị chua và vị ngọt.
Mỹ là đất nước có nền ẩm thực vô cùng phong phú đa dạng, có nhiều món ăn hấp dẫn khiến du khách ăn một lần và nhớ mãi. Trong đó món ăn đầu tiên của mùa thu là món bánh chanh Floria.
Bánh chanh Floria là loại bánh mang hương vị độc đáo, kết hợp hài hòa vị chua và vị ngọt. Loại bánh này được làm từ nguyên liệu nước cốt chanh, trứng, sữa đặc, đường, bột mì, tạo ra lớp vỏ giòn nhưng ở bên trong lại rất mềm mại.
Bên cạnh đó, một trong những hoạt động mùa thu được nhiều người Mỹ tham gia nhất là hái táo, khắc bí cho dịp Halloween. Ngoài ăn táo chín cây, mọi người còn tạo rất nhiều các sản phẩm làm từ táo như bánh rán rượu táo, rượu táo, bánh pudding táo phủ phô mai...
Pháp: Món bò hầm
Món Boeuf Bourguignon được người Pháp yêu thích mỗi độ thu sang.
Cái tên thường xuyên được nhắc đến trong danh sách các món ăn nổi tiếng vào mùa thu của nước Pháp chính là món Boeuf Bourguignon. Món ăn gồm thịt bò ngâm trong rượu vang đỏ, nước hầm bò cùng các loại gia vị như tỏi, hàn tây, rau thơm, nấm, cà rốt, bơ.. Từng được biết đến như một món ăn nông dân nhưng ngày nay món thịt bò hầm này đã chinh phục mọi tầng lớp xã hội.
Lạ miệng với cốm xào dừa Cốm xào lôi cuốn người ăn ngay từ lần thưởng thức đầu tiên với cảm giác dẻo quánh nơi đầu lưỡi, khi chậm rãi nhai lại cảm nhận vị ngọt thanh của đường hòa quyện với hương cốm tươi. Cứ mỗi độ thu về, cơn gió heo may lại làm người ta nhớ tới hương cốm mới. Cốm thường được cuộn trong lá...