Hương bếp Tết
Bắt đầu từ 23 tháng Chạp ở quê tôi không khí Tết đã có ở khắp nơi. Từ ngõ chợ ngập tràn hương sắc đến trời đất bao la, những cung đường mùa xuân mơn mởn…
Nhưng đối với tôi Tết đọng lại ở ba nơi: ngoài sân, trên ban thờ tổ tiên và trong căn bếp nhỏ.
Chẳng cần phải đến những ngày cuối năm mới có thể cảm nhận được mùi của Tết. Mà bất cứ lúc nào cũng vậy, chỉ cần nghĩ đến Tết, nhắm mắt lại là tôi đã ngửi thấy mùi của gạo nếp, đỗ xanh, hạt tiêu, hành thái nhỏ cay nồng. Mấy bó lá dong xanh dựng bên chậu cúc vạn thọ nở vàng ươm như từng vốc nắng. Con chó nhỏ chạy lăng xăng theo chân tụi nhỏ. Ở góc sân, mẹ đang chọn mấy nải chuối xanh đẹp nhất để bày mâm ngũ quả.
Xuân thong dong. Ảnh: Hà Huy.
Trong nhà tỏa ra mùi rượu trắng, bố vừa tẩm vào chiếc khăn vải sạch để lau chùi bàn thờ. Bụi thời gian bám lại ở chân nhang cong vắt và trong mắt của người quá cố mờ ảo trên di ảnh. Mẹ mất nửa buổi sáng để cắm một lọ hoa nhỏ đặt lên bàn thờ. Thêm bông này, bớt bông kia. Sắc đỏ, sắc vàng đủ rồi ao ước thêm sắc tím. Quả bày trên ban thờ phải là quả đẹp nhất trong vườn đã được mẹ lau chùi cẩn thận. Từng nén nhang mẹ cắm bằng tất cả lòng thành kính âm ỉ tỏa ra thứ mùi hương dễ chịu. Mẹ rời gian thờ và bước xuống căn bếp nhỏ của mình. Củi chụm lại, lửa nhóm lên. Mẹ bắt đầu ngào nên vị Tết…
Tôi yêu tất cả những căn bếp Tết từng sưởi ấm mình trong suốt những năm tháng cuộc đời. Những năm tháng ấu thơ, khi còn sống trong căn nhà mái lá, tường đất thủng lỗ chỗ, gió lùa chân nhang tơi tả. Bếp Tết của mẹ nghi ngút khói, mà có khi lẫn cả sương trời. Mẹ rang lạc thơm lừng, chị em tôi ngồi xung quanh nhón vụng. Thằng út nhảy tưng tưng vì vốc lạc vừa bốc vẫn còn bỏng đót. Tôi chờ mẹ đun mật thật già để thò đũa quấn nhiều vòng vừa ăn vừa xuýt xoa vì nóng. Mật mía ngọt khé trong cổ họng, Tết nhà nghèo chỉ thế mà vui. Trong lúc bố đạp xe đi tảo mộ ngoài đồng, anh em tôi quây quần bên chảo mứt. Mứt gừng, mứt bí đao, mứt cà rốt… vườn nhà thứ gì có thể làm mứt được mẹ đều ngào thành Tết. Có khi mùi mứt lẫn với mùi bùn đất rạ rơm dìu dịu trong cánh mũi. Khói lẫn trong từng sợi vải trên chiếc áo mới mẹ mua cho chị em tôi bằng đồng tiền chắt chiu khoai sắn.
Căn bếp tuềnh toàng mà đầm ấm lắm, mẹ vừa ngồi bóc hành làm dưa vừa nhìn chúng tôi cười. Khói bếp, hơi hành hay là hạnh phúc giản đơn khiến mắt mẹ cay xè. Ngồi trong gian bếp Tết qua ánh lửa bập bùng tôi nhìn rõ những vết nẻ tứa máu trên gót chân của mẹ. Trong đôi dép sứt quai mẹ thò mười ngón chân còn bám đầy phèn ruộng. Tay mẹ thoăn thoắt đảo hai chảo mứt. Miệng nhắc anh em tôi nhớ trông chừng nồi bánh chưng ngoài sân kẻo cạn nước hoặc tàn củi. Thằng út khời than vùi vào mấy củ khoai lang mật. Trời ơi cái mùi thơm và vị ngọt bùi khoai sắn ăn cả năm mà Tết vẫn còn thèm…
Bếp chiều xuân. Ảnh: Hà Huy.
Sau này, mấy anh em tôi đều đã trưởng thành. Tết đến chúng tôi mua rượu Tây, quà bánh ngoại, hoa quả đắt tiền về biếu bố mẹ. Tuy chẳng thiếu thứ gì nhưng mẹ vẫn cặm cụi làm những món mứt kẹo quen thuộc suốt bao năm. Nên trong gian bếp của mẹ vẫn có từng ấy mùi vị Tết. Cay vị gừng, mặn vị muối, ngọt ngào mật mứt. Tôi lại sà vào bếp phụ mẹ làm thịt nấu đông, giò tai, nem cuốn. Tôi vẫn thèm thuồng vị khói sau những ngày ngược xuôi phố xá. Khói xộc vào trong mũi mùi hăng hắc của củi bạch đàn. Lúc dụi bếp mẹ còn bỏ vào vài quả bồ kết nhỏ để xông, chống ngạt mũi trong mấy ngày tết lạnh. Trong bếp mẹ, ngọn lửa trên bếp ga cũng ấm, nhưng không có được cảm giác quây quần chụm đầu bên những hòn than đỏ…
Mẹ đã gánh gần sáu mươi mùa Tết trên vai với những nhọc nhằn, chắt chiu bạc tóc. Nhưng mẹ chưa bao giờ than thở về ngày Tết. Ngay cả khi con gà cuối cùng trong chuồng để dành cúng giao thừa cũng phải mang bán lấy ít tiền trả nợ. Bây giờ rất nhiều người trẻ chán Tết vì sợ cảnh làm dâu vùi đầu trong bếp, sợ tốn kém tiền quà cáp biếu xén, sợ những lời chúc tụng hời hợt đầu môi, sợ rượu chè say mềm, sợ bà con thi nhau hỏi bao giờ lấy chồng, bao giờ lấy vợ… Chúng ta có cả tá lý do để mà sợ Tết nhưng tôi luôn vịn vào câu nói của mẹ để mà tha thiết Tết. “Nếu không có mấy ngày Tết thì người nông dân vất vả cả năm như mẹ làm sao có dịp nghỉ ngơi để con cái, anh em sum vầy thăm hỏi lẫn nhau”. Thật vậy, nếu không có Tết thì trong căn bếp mẹ đến củi lửa cũng buồn. Khói của ngày vui hay những sum vầy cũng mang mùi vị khác…
VŨ THỊ HUYỀN TRANG
Theo thegioitiepthi.vn
Táo Quậy sáng tạo "chôm" sợi roi da Sự Thật của Wonder Woman nhưng vẫn không cứu được kĩ xảo "chú cá nhựa"
Sợi dây bí ẩn nối liền hai nhân vật chính của "Táo Quậy" không hiểu sao lại giống hệt sợi roi da mà Wonder Woman luôn đeo bên mình?
Video đang HOT
Nếu nữ siêu anh hùng nhà DC một ngày nào đó bỗng nhiên phát hiện ra mình bị mất sợi roi da Sự Thật (Lasso of Truth) luôn treo bên mình, thì nhiều khi phim Tết 2019, Táo Quậy có liên quan đến sự biến mất này. Vì trong phim có xuất hiện một sợi dây huyền bí giống hệt... sợi roi da của Wonder Woman.
Hai sợi dây giống hệt nhau của "Táo Quậy" và "Wonder Woman".
Điều đặc biệt là chức năng của cả hai sợi dây đều khá giống nhau: đều không thể bị phá hủy bởi thế lực huyền bí nào và đều sẽ mất đi hiệu lực một khi sự thật được phơi bày. Trong Wonder Woman, sợi roi da sẽ thôi không thắt chặt nạn nhân của mình nếu người đó chịu nói ra sự thật. Còn trong Táo Quậy thì sợi dây sẽ tự động biến mất khi sự thật về mối liên hệ giữa các nhân vật chính với nhau cuối cùng cũng được tiết lộ. Kể cả sợi dây trong Táo Quậy không liên quan gì đến sợi roi da của Wonder Woman, đây cũng là một điểm trùng hợp thú vị.
Dĩ nhiên là sợi dây của Wonder Woman vẫn còn nguyên.
Sợi dây của Táo Quậy là sợi dây "nợ" dùng để kết nối hai nhân vật chính, Táo Quậy (Hứa Minh Đạt) và Dương Minh (POM) lại với nhau. Hai người phải tìm cách thoát khỏi mối liên kết này để ông Táo kịp thời về trời báo cáo tình hình với Ngọc Hoàng vào ngày 23 tháng Chạp. Trong khi tìm cách thoát khỏi sợi dây kì quái, giữa hai người một thần tiên, một người phàm đã nảy sinh một tình cảm bạn bè đáng quý.
Táo Quậy có thể bị đánh giá là một phim "mì ăn liền" với tình tiết và thể loại quá "truyền thống" và cũ kỹ, nhưng như vậy lại hóa ra hay vì những điều này lại phù hợp với nhu cầu xem phim của khán giả ngày Tết.
Kịch bản rập khuôn nhưng dễ xem
Tết nhất ai cũng chỉ muốn xem những bộ phim đơn giản, nhẹ đầu để xem xong còn đi chúc Tết. Chính ra chẳng ai lại muốn xem một sản phẩm giải trí khó hiểu, nặng nề hay khiến bản thân mình vì khó chịu mà những ngày đầu năm mất vui. Cốt truyện phim được xây dựng theo kiểu "có sẵn": rập khuôn lại y chang những công thức phim đã quá thành công từ trước, nhưng như vậy lại thành ra dễ hiểu cho khán giả và người ta chỉ phải tận hưởng những tình tiết gây hài muốn té ghế, những điển tích dân gian thú vị mà khỏi cần phải nặng đầu băn khoăn về kịch bản.
Kịch bản "Táo Quậy" khá đơn giản, dễ xem.
Những miếng hài trong phim được cài cắm rải rác thay cho kiểu phim hài 5 phút tung miếng một lần. Câu chuyện có đường dây chắc chắn giữa các tình huống của phim để có một cốt truyện rất rõ ràng, liền mạch chứ không hề bị loãng bởi những miếng hài nhạt nhẽo. Kịch bản được chia ra rõ ràng thành các phần: Minh và ông Táo gặp nhau, cùng đi tìm cách tháo sợi dây huyền bí và phát hiện ra âm mưu của Quỷ Lửa, giải thích mối thù của Quỷ Lửa với các ông Táo và vào trận đại chiến cuối phim. Táo Quậy thậm chí còn không có "plot twist", tức là cú chuyển mình bất ngờ cuối phim để khiến khán giả trầm trồ.
Với Táo Quậy, chỉ cần xem trailer đã hiểu ngay, đây là kiểu phim chỉ cần xem đoạn đầu là đã biết tỏng mọi thứ, nhưng hãy nán lại xem vì những tình tiết hài hước và truyền thuyết về thế giới thần tiên nhiệm màu trong phim rất thú vị và lôi cuốn. Sự tích Ông Công - Ông Táo được sử dụng như một "tiền truyện" và mọi tình huống đều dựa trên sự tích này mà phát triển. Điều lôi cuốn là câu chuyện về nguồn gốc Táo quân là một sự tích rất hay, rất quen thuộc với nhiều người và phần "hậu truyện" của sự tích này là một điều kích thích trí tò mò. Bên cạnh đó, những miếng hài lâu lâu xuất hiện lại khiến khán giả giật mình và phá lên cười như khi có một cây búa giống hệt cây búa của thần... Thor bỗng dưng xuất hiện trong tay Táo Quậy rồi lại vụt bay đi mất.
Sự tích ông Công - ông Táo được áp dụng như một phần "tiền truyện" của phim.
Phần xây dựng nhân vật cũng bám rất sát câu chuyện dân gian về Táo quân. Nếu Quỷ Lửa là ngọn lửa bếp bị cháy bùng lên, thì sức mạnh của các Táo lại chính là làn khói bếp gắn liền với kí ức tuổi thơ và gia đình của nhiều người. Chìa khóa để chống lại con quỷ lửa quá hùng mạnh lại nằm ngay trong chiếc lò bằng đất nung quen thuộc đã bị cuộc sống hiện đại bỏ quên từ lâu, với ba cái chân bếp là ba thành viên của gia đình Táo, như Dương Minh đã nói trong phim: "Là người thứ ba, nhưng nếu thiếu người thứ ba thì làm sao thành một cái bếp lò?". Một hình ảnh ẩn dụ về sự đoàn tụ gia đình quá đẹp cho một phim tưởng chừng như chỉ là một sự hài hước vô thưởng vô phạt ngày Tết.
Diễn xuất "lồi lõm" của dàn diễn viên
Các nhân vật trong Táo Quậy diễn xuất không đều, Hứa Minh Đạt và Vân Trang diễn rất tròn vai nhưng vẫn không cứu nổi những lỗ hổng khổng lồ trong diễn xuất của những người còn lại.
Hứa Minh Đạt vào vai Táo Quậy duyên dáng chưa từng thấy. Anh có lẽ là nhân vật huyền thoại "dễ cưng" nhất trên màn ảnh. Đường đường là một vị thần tiên, nhưng Táo Quậy lâu lâu lại... làm nũng với một tên người phàm? Thế nhưng chỉ có tên người phàm ấy mới được chứng kiến những màn "aegyo" siêu dễ thương của ông Táo. Trước mặt chư vị thần tiên khác, Táo quậy vẫn là một địa tiên nghiêm túc như bình thường.
Còn anh chàng Dương Minh, sau một thời gian khi đã thoát khỏi sự trói buộc với ông Táo thì lại ngồi thẫn thờ vì... nhớ. Diễn xuất của POM trong nhân vật Dương Minh đôi lúc vẫn còn "thủng" lỗ chỗ vì anh chàng diễn còn khá đơ. Bù lại, anh chàng thể hiện những phân đoạn "khùng" khá ổn nhờ rất chịu khó hy sinh gương mặt đẹp trai của mình để hóa thân vào nhân vật có tính cách siêu "lầy". Vân Trang vẫn phát huy tốt thế mạnh đóng vai phản diện có điều giọng nói của cô nàng trong phim bị điều chỉnh hơi kì.
Cặp đôi Táo quậy - Dương Minh siêu đáng yêu.
Vân Trang vào vai phản diện không hề gặp trở ngại, trái ngược với tạo hình quá í ẹ
Mặt khác, điểm trừ rất lớn của dàn diễn viên là diễn xuất của hai gương mặt Nhi Katy và Katleen. Nhi Katy hoàn toàn không hiểu được vai diễn mình đảm nhiệm và đã không thể khiến cho khán giả hiểu nhân vật của mình là người như thế nào? Là một trong ba diễn viên chính, nhưng nhân vật của Nhi Katy nhạt nhòa hòa vào thiên nhiên trong phim bởi những biểu cảm thô sơ, kiểu đùa siêu "nhạt" và những nụ cười nhếch mép đặt không đúng thời điểm. Nếu không muốn nói là diễn xuất của cô nàng là một trong những điều gây khó chịu nhất phim.
Không thể tin được Nhi Katy từng có kinh nghiệm đóng phim.
Về phần Katleen, là con gái của một võ sư nên cô thể hiện những màn múa võ rất đẹp mắt. Thế nhưng ngoài đánh võ ra Katleen không thể hiện được một điều gì khác. Đối với với Katleen, nhược điểm lớn nhất của cô ở vai này có lẽ là quá... xinh đẹp. Gương mặt ấn tượng với đôi mắt to tròn của cô từ đầu đến cuối phim không hề có chút cảm xúc. Ngay cả khi bị đánh cho lên bờ xuống ruộng, cô gái này cũng không có nổi một nét nhăn nhó đau đớn nào trên gương mặt này.
Katleen siêu đơ từ đầu đến cuối phim.
Tuyệt đối đừng mong chờ gì ở kĩ xảo như "thuộc về thế kỉ trước"
Dòng phim "mì ăn liền" có một truyền thống đó là những hiệu ứng kĩ xảo trong phim luôn rất ẩu và thô. Không kể đến con cá chép nhựa làm khán giả "chướng mắt" từ ngày phim ra trailer thì Táo Quậy vẫn còn những điểm yếu kỹ xảo chưa thể cải thiện được. Phép thuật của Quỷ Lửa là một sự sơ sài đến thiếu logic. Thân là Quỷ Lửa nhưng cô nàng Vân Trang toàn bắt ra... tia sét? Màn đại chiến cuối phim không hề mãn nhãn và đẹp mắt chút nào bởi hiệu ứng quá là "xấu" vừa tầm thường khiến ảnh hưởng đến tạo hình nhân vật. Quỷ Lửa hùng mạnh là thế nhưng cảnh đại chiến cuối phim chỉ phun ra vài tia lửa và sét như một cái... bật lửa khiến người ta thắc mắc cô nàng có thực sự có mạnh như các Táo đồn đoán hay không?
Quỷ Lửa nhưng lại phóng ra... tia sét?
Phép thuật của Quỷ Lửa được khoe là khá mạnh mẽ nhưng lên phim thì thực chất khá "bèo".
Tóm lại, nếu không tính hai lỗ hổng trong dàn diễn viên, thì Táo Quậy vẫn là một phim vui và dễ xem trong dịp Tết 2019. Tuy rằng phim vẫn còn những chỗ gây lấn cấn nhưng vẫn không đủ nổi cộm để làm phiền lòng những khán giả dễ chịu và lấy việc xem phim rạp như là một thú vui giải trí đơn thuần. Táo Quậy sẽ là một trong những nhân tố mang lại tiếng cười nhẹ nhàng đại chúng cho những ngày đầu năm.
Phim bắt đầu ra rạp vào ngày 5/2/2019 nhằm mùng 1 Tết Âm Lịch.
Theo ttvn
Nhà nhà dựng cây nêu khi giáp Tết xuân về, đằng sau phong tục cũ ấy hóa ra là ý nghĩa tốt đẹp này Không chỉ người Kinh, các dân tộc như Mường, Hơ Mông, Gia Rai.. cũng có tục treo cây nêu tuy nhiên có sự khác biệt trong cách trang trí và thời gian dựng trong năm. Những năm gần đây, dù vẫn là một dịp lễ quan trọng nhất trong năm, nhưng người ra dường như có xu hướng tối giản đi những tập...