Hưởng 60 triệu USD ưu đãi thuê, mua máy bay khi tham gia Cape Town
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết, năm 2020, Việt Nam sẽ có 140-150 máy bay, phần sở hữu đạt 50%. Việc thuê, vay vốn mua máy bay khi đó cần nguồn vốn rất lớn. Tham gia Nghị định thư Cape Town sẽ được hưởng 60 triệu USD phí ưu đãi.
Ngày 15/10, UB Thường vụ Quôc hôi xem xét, cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về việc gia nhập Công ước về quyền lợi quốc tế đối với trang thiết bị di động và Nghị định thư về các vấn đề cụ thể đối với trang thiết bị tàu bay (gọi tắt là Công ước và Nghị định thư Cape Town).
Trình bày tờ trình, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết mục tiêu của Công ước và Nghị định thư Cape Town nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuê tài chính và cho thuê các trang thiết bị tàu bay một cách hiệu quả, đem lại lợi ích kinh tế đáng kể cho các quốc gia thành viên của Công ước và Nghị định thư; đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển thông qua việc mang lại các khoản tín dụng thương mại đối với các trang thiết bị tàu bay mà trước đây không dễ dàng tiếp cận và có chi phí cao.
Bộ trưởng Thăng nêu rõ, chiến lược phát triển ngành hàng không, đến năm 2020 tổng số tàu bay khoảng 140-150 chiếc và sở hữu chiếm khoảng 50%. Ngoài tàu bay thuê, thì việc vay vốn mua tàu bay và thế chấp bằng chính tàu bay đó cần một nguồn vốn rất lớn. Vì vậy, khi Việt Nam gia nhập Công ước và Nghị định thư Cape Town theo Chính sách xuất khẩu tín dụng US-EXIM và European-ECAs thì lợi ích thu được đối các hãng hàng không Việt Nam từ nay đến năm 2016 vào khoảng 60 triệu đô la Mỹ từ mức phí ưu đãi cho các doanh nghiệp thuộc quốc gia thành viên Công ước và Nghị định thư Cape Town.
Công ước và Nghị định thư Cape Town được ký kết tại Cape Town, Nam Phi ngày 16/11/2001, nhằm tiêu chuẩn hóa các giao dịch liên quan đến các trang thiết bị di động: trang thiết bị tàu bay, thiết bị đường sắt, thiết bị vũ trụ; có hiệu lực từ năm 2006. Đến nay đã có 62 nước gia nhập Công ước.
Dù con số đưa ra rất ấn tượng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước vẫn băn khoăn với câu hỏi việc tham gia ngay nghị định thư này thì các tài sản, máy bay có thể bị bắt, cấn nợ không.
Video đang HOT
“Các nước yêu cầu Việt Nam bắt giữ máy bay nợ trên lãnh thổ của mình thì tòa xử thế nào. Trong khi Việt Nam còn kém về năng lực tranh cãi quốc tế, nếu không lường hết những khe hở và khả năng chống đỡ thiệt hại khó lường”- ông Phước đặt vấn đề.
Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết Tòa án đã có văn bản và nhất trí Việt Nam gia nhập công ước và thời hạn áp dụng là ngay sau khi Việt Nam đầy đủ các điều kiện. Người đứng đầu ngành GTVT cũng thông tin, thế giới cũng chưa có vụ bắt giữ nào. Còn có bắt trên lãnh thổ Việt Nam thì không ảnh hưởng gì.
Chủ nhiệm UB Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển đồng ý với nhận định, việc tham gia sẽ tiếp cận nguồn vốn nhanh hơn, được ưu đãi. Song theo ông Hiển, điều đáng ngại nếu có là khi thua lỗ, không trả nợ đúng hạn thì người ta có biện pháp rất nhanh buộc phải giao máy bay cho chủ nợ và phần vốn đối ứng sẽ bị mất. “Việc phân xử này sẽ ở tòa án nước ngoài và thực tế phần lớn chúng ta bị thua”- ông Hiển cảnh báo.
Bộ trưởng Đinh La Thăng trấn an, việc phá sản thì 60 ngày sẽ chuyển giao quyền quản lý máy bay, và nếu được giãn nợ sẽ có quy trình nhận lại máy bay để khai thác. Ông Thăng cho rằng lợi thế với Việt Nam chính là nợ công sẽ giảm khi Vietnam Airlines cổ phần vào cuối năm nay. Khi đó, tham gia Cape Town sẽ đem lại lợi thế vì được hưởng nhiều ưu đãi, giảm chi phí, thúc đẩy khả năng cạnh tranh.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ trưởng GTVT xin thêm 65.000 tỷ đồng làm đường Hồ Chí Minh
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết, tổng nhu cầu vốn đến năm 2020 cho việc thực hiện thông tuyến hai làn xe đường Hồ Chí Minh khoảng hơn 65.000 tỷ đồng. Đến năm 2015, để có thể nâng cấp mở rộng đoạn qua Tây Nguyên cũng còn thiếu 24.000 ty đông.
UB Thường vụ Quôc hôi xem xét đề nghị sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 38 năm 2004 của Quôc hôi về chủ trương đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh.
Tờ trình Chính phủ do Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng trình bày khẳng định, dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh được triển khai đã cơ bản bám sát yêu cầu của Nghị quyết về việc lựa chọn hướng tuyến, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh ở những vùng có tuyến đường đi qua; đồng thời tạo được khả năng liên kết giữa các khu đô thị, vùng dân cư, các khu công nghiệp, vùng kinh tế trọng điểm.
Dự án đã được xem xét và phân kỳ đầu tư một cách tương đối hợp lý cho từng đoạn tuyến căn cứ vào nhu cầu phát triển, khả năng cân đối vốn và tính phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ toàn quốc. Từ khi đưa vào khai thác đến nay tuyến đường đã thực hiện tốt chức năng hỗ trợ quốc lộ 1, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông và đảm bảo giao thông thông suốt khi quốc lộ 1 bị ách tắc trong mưa lũ.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết, đến năm 2015, số vốn thiếu để hoàn thành giai đoạn 2 đường Hồ Chí Minh là 24.000 tỷ đồng.
Bộ trưởng GTVT nêu đề nghị điều chỉnh một số nội dung cơ bản về tổng chiều dài toàn tuyến, hướng tuyến, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật... Theo phân kỳ đầu tư, dự kiến, đến năm 2015 cơ bản hoàn thành nối thông hai làn xe từ Pác Bó đến Đất Mũi những đoạn có nhu cầu cấp thiết, các đoạn tuyến còn lại và một số cầu lớn hoàn thành trong giai đoạn đến năm 2020. Việc phân kỳ đầu tư và tổng mức đầu tư giai đoạn cao tốc (giai đoạn 3) tùy thuộc vào tình hình triển khai thực tế và khả năng cân đối vốn.
Về vốn, Bộ trưởng Thăng cho biết, tổng nhu cầu vốn từ nay đến năm 2020 cho việc thực hiện thông tuyến hai làn xe đường Hồ Chí Minh khoảng 65.000 tỷ đồng. Để có thể hoan thanh giai đoan 2 và nâng cấp mở rộng đoạn qua Tây Nguyên (quốc lộ 14 cũ) vào năm 2015, nhu câu vôn con thiêu khoảng 24.000 ty đông.
Thẩm tra nội dung này, UB Khoa hoc - Công nghê & Môi trương chỉ rõ, băn khoăn lớn nhất là nguồn vốn, tổng vốn đầu tư, tiến độ phân kỳ đầu tư. Về nguồn vốn, trong dự thảo Nghị quyết điều chỉnh chưa rõ, có ưu tiên vốn hay không, tiền đâu để làm, khi nào làm, cái nào trước và cái nào sau, ngoài nguồn vốn trái phiếu, các nguồn vốn khác là nguồn nào?
Do nhu cầu vốn lớn, các ủy viên UB Thường vụ yêu cầu xác định cụ thể khả năng huy động các nguồn vốn bảo đảm tính khả thi. Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nêu lo lắng, trong tình hình khó khăn hiện nay, liệu dự án có hoàn thành vào năm 2020?
Ông Hiển cho rằng, cần rà soát kỹ hơn việc thay đổi hướng tuyến, vì xem trên bản đồ, trên cùng một trục miền Trung, mật độ các tuyến đường tương đối dày đặc, có đoạn đường Hồ Chí Minh trùng với quốc lộ 14. Ông Hiển nhấn mạnh, vấn đề không nên quyết ở UB Thường vụ mà cần đưa ra Quốc hội xem xét vì Quốc hội đã quyết định về chủ trương đầu tư dự án thì Quốc hội cũng phải "bấm nút" về vấn đề kinh phí.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Chính phủ làm rõ các nguồn vốn lấy ở đâu, cân đối trả nợ khi phát hành trái phiếu, trả trái phiếu Chính phủ trong thời hạn bao nhiêu năm, nói rõ về các hình thức hợp tác đầu tư. Theo đó, bà Phóng yêu cầu nên có bản tổng hợp ý kiến của các địa phương, các đường tránh cần thuyết minh thêm trong bản báo cáo tóm tắt.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng quán triệt, xây dựng dự thảo Nghị quyết về nội dung này cần thể hiện rõ ràng, từ tiến độ dự án, nguồn vốn, số vốn huy động từ trái phiếu Chính phủ đến phân kỳ đầu tư, điều chỉnh hướng tuyến, mặt cắt... "không thể làm chung chung theo kiểu tùy khả năng, tùy điều kiện hoàn cảnh".
P.Thảo
Theo Dantri
Chuyên cơ chở thi hài Đại tướng Võ Nguyên Giáp có gì đặc biệt? Trong lịch sử hàng không dân dụng Việt Nam, ngày 13/10 tới đây, lần đầu tiên, có 1 chuyến chuyên cơ thực hiện nhiệm vụ đặc biệt. Máy bay ATR 72 của VNA Chuyến bay này có tổ bay ra sao, vì sao lại chọn loại máy bay ATR 72 mà không phải Boeing hay Airbus, công tác chuẩn bị của Hãng hàng...