Hungary và Pháp cân nhắc siết chặt biện pháp hạn chế
Ngày 26/2, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết nước này có thể xem xét siết chặt các biện pháp hạn chế trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 được dự báo sẽ tăng mạnh trong 2 tuần tới.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên đài phát thanh, Thủ tướng Orban nêu rõ đến đầu tháng 4, khoảng 2,5 triệu – 2,6 triệu người Hungary đã đăng ký tiêm phòng COVID-19 sẽ được tiêm ít nhất 1 liều vaccine. Ông Orban bày tỏ hy vọng bản thân có thể được tiêm vaccine của Sinopharm (Trung Quốc) vào đầu tuần tới.
Bên cạnh đó, ông nhấn mạnh Hungary cần hạn chế việc đi lại ngoài châu Âu, kể cả vì mục đích công tác. Thủ tướng Orban cho hay chính phủ đang lên kế hoạch áp đặt quy định đi lại cực kỳ nghiêm ngặt, đồng thời tùy thuộc vào tốc độ lây nhiễm trong những ngày tới mà có thể xem xét cần siết chặt các biện pháp hạn chế hiện nay.
Với dân số khoảng 10 triệu người, Hungary đã ghi nhận 414.514 ca nhiễm kể từ khi đại dịch bùng phát, trong đó có 14.672 ca tử vong do COVID-19. Số ca nhiễm mới trong ngày đã tăng thêm 4.385 ca vào ngày 25/2, mức cao nhất theo ngày trong năm nay. Chính phủ Hungary đã kéo dài lệnh phong tỏa một phần cho đến ngày 15/3 tới. Toàn bộ các trường trung học, khách sạn đã đóng cửa kể từ ngày 11/11/2020, trong khi các nhà hàng chỉ phục vụ đồ ăn mang về.
Ngày 24/2 vừa qua, Hungary đã trở thành thành viên đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) tiêm phòng cho người dân bằng vaccine của Sinopharm, sau khi triển khai tiêm vaccine Sputnik V của Nga. Cho đến nay, hơn 500.000 người Hungary đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19.
Video đang HOT
Trong khi đó, Pháp cũng đang xem xét đề xuất áp đặt lệnh phong tỏa kéo dài 3 tuần nhằm hạn chế dịch COVID-19 lây lan. Phát biểu trên kênh phát thanh France Inter ngày 26/2, Chính phủ Pháp Gabriel Attal khẳng định chính phủ sẽ cân nhắc kế hoạch này, dù bày tỏ hoài nghi về tính hiệu quả của việc áp đặt lệnh phong tỏa trong thời gian ngắn như vậy.
Giới chuyên gia y tế đánh giá Pháp sẽ không thể tránh được việc áp đặt các biện pháp phong tỏa mới do số ca mắc COVID-19 đang tăng lên và tình hình bệnh viện tại Paris đang rất căng thẳng.
Ngày 25/2, Phó Thị trưởng Paris cho biết chính quyền thủ đô sẽ đệ trình lên chính phủ kế hoạch phong tỏa kéo dài 3 tuần. Trước đó, Thủ tướng Pháp Jean Castex cũng đã tuyên bố nước này sẽ áp đặt các biện pháp, bao gồm lệnh phong tỏa vào cuối tuần tại Paris và 19 khu vực khác kể từ đầu tháng 3 nếu tình hình dịch COVID-19 xấu đi.
Quốc gia EU đầu tiên cấp phép vaccine Covid-19 của Trung Quốc
Động thái này diễn ra chỉ một tuần sau khi Hungary cũng là thành viên EU đầu tiên mua vaccine ngừa Covid-19 Sputnik V của Nga...
Hungary ghi nhận gần 365.000 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 12.374 ca tử vong - Ảnh: Getty Images
Theo tin từ Reuters, Hungary vừa trở thành quốc gia đầu tiên tại Liên minh châu Âu (EU) phê duyệt vaccine Covid-19 của công ty Sinopharm Trung Quốc và ký hợp đồng mua 5 triệu liều vaccine này.
Động thái này diễn ra chỉ một tuần sau khi Hungary cũng là thành viên EU đầu tiên mua vaccine ngừa Covid-19 Sputnik V của Nga.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết cá nhân ông sẽ tiêm vaccine Covid-19 của Trung Quốc bởi ông cảm thấy tin tưởng hơn so với các loại vaccine khác.
Thông báo của chính phủ Hungary được đưa ra một ngày sau khi ban hành nghị quyết kêu gọi bật đèn xanh cho bất kỳ loại vaccine nào đã được tiêm cho ít nhất 1 triệu người tại ít nhất 3 quốc gia.
Trung Quốc trước đó quảng bá mạnh mẽ cho hai loại vaccine Covid-19 do hai công ty Sinopharm và Sinovac của nước này phát triển, với hàng triệu liều đã được chuyển tới các nước đang phát triển, chủ yếu ở châu Á và Mỹ Latinh.
Trong khi đó, các quốc gia EU đến nay gần như phụ thuộc hoàn toàn vào vaccine do công ty Mỹ Pfizer phát triển, chậm chân hơn nhiều so với Anh, Mỹ cùng nhiều nước đang phát triển đã triển khai tiêm chủng vaccine toàn dân.
Cơ quan quản lý dược phẩm của Hungary đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine của Sinopharm thay vì đợi Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) của EU quyết định đưa vaccine này vào danh sách các loại vaccine gồm của Pfizer, Moderna và AstraZeneca cũng như Sputnik-V.
Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto cho biết vaccine của Sinopharm sẽ được giao tới nước này làm 4 đợt trong vòng 4 tháng và đủ để tiêm cho 2,5 triệu người dân nước này, tương đương 25% dân số.
Thủ tướng Orban thông tin thêm rằng chính phủ nước này đã theo dõi việc tiêm chủng vaccine của Trung Quốc tại nước láng giềng Serbia.
Tuy nhiên, Cơ quan Y tế Hungary (MOK) cảnh bảo rằng chính phủ nên tiếp tục "theo dõi các quy định an toàn dược phẩm một cách minh bạch và chỉ phê duyệt các sản phẩm theo quy định của Cơ quan Dược phẩm châu Âu".
Khi được hỏi liệu việc nghiên cứu đánh giá vaccine của Sinopharm đã hoàn tất trước khi phê duyệt, cơ quan quản lý dược phẩm OGYEI của Hungary cho biết đã ra quyết định bởi vaccine này đáp ứng các điều kiện theo nghị định mới ban hành của chính phủ. Cơ quan này cũng cho biết sẽ tiếp tục theo dõi đánh giá vaccine này.
Theo OGYEI, Trung tâm Y tế Công cộng Quốc gia của nước này sẽ kiểm tra từng lô vaccine, đồng thời nhấn mạnh rằng trên thế giới đã có 16 triệu người được tiêm vaccine của Sinopharm một cách an toàn.
Đến nay, Hungary, quốc gia với dân số gần 10 triệu người, ghi nhận gần 365.000 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 12.374 ca tử vong. Chính phủ nước này đã gia hạn các biện pháp hạn chế, bao gồm lệnh giới nghiêm sau 8h tối và đóng cửa các nhà hàng, tới 1/3/2021.
Dịch COVID-19: Nhiều nước cấp phép sử dụng vaccine của Astrazeneca và vaccine Sputnik V của Nga Chánh Văn phòng Thủ tướng Hungary, ông Gergely Gulyas ngày 21/1 cho biết Cơ quan quản lý dược phẩm nước này đã cấp phép sử dụng vacine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm Astrazeneca sản xuất, cùng với vaccine Sputnik V của Nga. Vaccine phòng COVID-19 của Oxford/AstraZeneca. Ảnh: Yonhap/TTXVN Theo đó, Hungary sẽ là quốc gia châu Âu đầu tiên thực hiện...