Hungary triển khai hệ thống phòng không gần biên giới với Ukraine
Hungary vừa quyết định triển khai hệ thống phòng không tiên tiến gần biên giới với Ukraine, trong bối cảnh chiến sự Nga-Ukraine leo thang đáng báo động.
Động thái này không chỉ nhằm bảo vệ không phận quốc gia mà còn thể hiện sự thận trọng của Budapest trước nguy cơ xung đột lan rộng.
Một hệ thống phòng không của Hungary. Ảnh: Hãng thông tấn Hungary (MTI)
Đài Sputnik (Nga) đưa tin, trong bối cảnh chiến sự Nga – Ukraine ngày càng leo thang căng thẳng, Hungary vừa quyết định triển khai hệ thống phòng không tại khu vực Đông Bắc đất nước, giáp với Ukraine. Thông tin này được Bộ trưởng Quốc phòng Hungary Kristof Szalay- Bobrovniczky công bố thông qua một thông điệp video đăng tải trên mạng xã hội mới đây.
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Hungary biện minh cho động thái này khi nói rằng “cuộc chiến Nga-Ukraine đã bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất cho đến nay”. Theo lời Bộ trưởng Szalay-Bobrovniczky, quyết định này nhằm “chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra”. Các hệ thống phòng không và kiểm soát mới được mua sẽ giúp nâng cao độ chính xác trong việc phát hiện các mối đe dọa trong vùng kiểm soát không phận, đồng thời rút ngắn thời gian phản ứng.
Động thái này của Hungary diễn ra trong bối cảnh đặc biệt nhạy cảm, khi Ukraine được phương Tây cho phép sử dụng tên lửa tầm xa của họ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga, mà theo lời của Bộ trưởng Quốc phòng Hungary, đó là “tại sao” Nga lại thay đổi học thuyết hạt nhân của mình. Ông Putin thực sự chỉ tuyên bố sửa đổi học thuyết hạt nhân của Nga sau khi chính quyền Mỹ cho phép triển khai hạn chế tên lửa chiến thuật tầm xa trên lãnh thổ Nga.
Học thuyết này cho phép Nga đáp trả bằng một cuộc tấn công hạt nhân đối với các cuộc tấn công vào lãnh thổ của mình được thực hiện bằng vũ khí phương Tây. Tuy nhiên, có thể giả định rằng một cuộc tấn công hạt nhân như vậy sẽ không được tiến hành nhằm vào khu vực phía Đông Bắc Hungary. Khu vực này dễ bị tổn thương hơn nhiều trước các cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga, chẳng hạn như cuộc tấn công mà Nga gần đây đã tiến hành nhằm vào các vùng lãnh thổ Transcarpathian gần biên giới Hungary.
Phản ứng trước tình hình này, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã triệu tập cuộc họp Hội đồng Quốc phòng để thảo luận về những diễn biến mới tại Ukraine, đặc biệt là việc Nga điều chỉnh học thuyết hạt nhân.
Mặc dù không tiết lộ chi tiết về loại hệ thống phòng không cụ thể sẽ được triển khai, nhưng được biết quân đội Hungary đang sở hữu hệ thống phòng không Mistral của Pháp, được mua cùng với bốn quốc gia EU khác vào năm ngoái. Ngoài ra, vào năm 2020, Hungary cũng đã đồng ý mua hệ thống phòng không NASAMS từ công ty Kongsberg của Na Uy và nhà sản xuất vũ khí Raytheon Technologies của Mỹ.
Là thành viên của cả NATO và Liên minh châu Âu, Hungary có vị trí địa lý nhạy cảm khi có chung đường biên giới với Ukraine. Theo đánh giá của Bộ trưởng Szalay-Bobrovniczky, “mối đe dọa leo thang xung đột Ukraine-Nga đang lớn hơn bao giờ hết”. Điều này đã khiến một số đơn vị quân đội Hungary phải duy trì trong tình trạng báo động cao.
Tuy nhiên, Budapest vẫn giữ quan điểm ủng hộ giải pháp hòa bình. “Chúng tôi vẫn tin rằng hòa bình sẽ sớm đạt được thông qua ngoại giao thay vì giải pháp quân sự”, Bộ trưởng Quốc phòng Hungary khẳng định.
Mỹ không có kế hoạch sửa đổi học thuyết hạt nhân
Ngày 22/11, người phát ngôn Nhà Trắng, bà Karine Jean-Pierre cho biết Mỹ không có ý định sửa đổi học thuyết hạt nhân sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi.
Bà Karine Jean-Pierre. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn Karine Jean-Pierre đã thông báo như vậy khi trả lời báo giới ngày 21/11. Bà nêu rõ Chính quyền Mỹ không thấy có bất kỳ lý do nào để thay đổi học thuyết hạt nhân của nước này sau bước đi của Moskva.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 19/11 ký sắc lệnh phê chuẩn Cơ sở chính sách quốc gia trong lĩnh vực răn đe hạt nhân, học thuyết hạt nhân cập nhật của nước Nga. Nguyên tắc cơ bản của học thuyết là sử dụng vũ khí hạt nhân là biện pháp cuối cùng để bảo vệ chủ quyền đất nước. Văn kiện nêu rõ việc xuất hiện các nguy cơ và mối đe dọa quân sự mới buộc Nga phải làm rõ điều kiện sử dụng vũ khí hạt nhân.
Cũng tại buổi họp báo, bà Jean-Pierre từ chối bình luận trước những câu hỏi liên quan đến quan điểm của Mỹ đối với tên lửa đất đối đất tầm xa ATACMS, song khẳng định Chính quyền của Tổng thống Joe Biden sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ Ukraine trong những tháng còn lại của nhiệm kỳ. Trong một phát biểu riêng rẽ cùng ngày, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Sabrina Singh cho biết Washington không có ý định đối đầu với Moskva hay muốn xung đột lan rộng ra khu vực, tuy nhiên khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Kiev.
Hôm 19/11, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng vũ trang Ukraine dùng 6 tên lửa ATACMS tấn công vào tỉnh Bryansk của Nga.
Trung Quốc kêu gọi kiềm chế sau khi Nga đưa ra học thuyết hạt nhân sửa đổi Ngày 20/11, Trung Quốc đã hối thúc các bên "bình tĩnh" và "kiềm chế" sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi và Ukraine lần đầu tiên bắn tên lửa tầm xa của Mỹ vào lãnh thổ Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi. Ảnh: AA/TTXVN Người phát ngôn...