Hungary tiết lộ ranh giới đỏ liên quan đến lệnh trừng phạt Nga
Hungary nhận nhiên liệu hạt nhân từ Nga và cho biết lằn ranh đỏ đối với nước này liên quan đến các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva.
Theo hãng tin Reuters ngày 7/4, Hungary đã nhận chuyến hàng nhiên liệu hạt nhân đầu tiên cho nhà máy điện hạt nhân Paks từ Nga bằng đường hàng không, sau khi cuộc xung đột ở Ukraine khiến việc vận chuyển bằng đường sắt không thể thực hiện được.
Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Ngoại giao Peter Szijjarto nêu rõ: “Nhiên liệu (cho nhà máy hạt nhân Paks) thường được chuyển đến từ Nga bằng đường sắt qua Ukraine, thật không may, điều này không còn khả thi nữa nên chúng tôi phải tìm cách vận chuyển thay thế”.
Ông Szijjarto nhắc lại rằng Hungary bác bỏ bất kỳ lệnh trừng phạt nào đối với dầu khí của Nga, đồng thời nói thêm rằng việc áp đặt lệnh trừng phạt liên quan đến năng lượng hạt nhân cũng là một “lằn ranh đỏ” đối với Hungary.
Ông cho biết lô hàng nhiên liệu hạt nhân đã đến Hungary qua không phận của Belarus, Ba Lan và Slovakia với sự chấp thuận của cả ba nước, vì năng lượng hạt nhân không phải chịu bất kỳ lệnh trừng phạt nào của Liên minh châu Âu (EU).
Video đang HOT
Hungary muốn mở rộng nhà máy điện hạt nhân Paks do Nga xây dựng với hai lò phản ứng VVER cũng do Nga sản xuất, mỗi lò có công suất 1,2 gigawatt.
Về phần mình, Đại sứ Nga tại Hungary Evgeny Stanislavov cho biết dự án Paks 2 là “đầu tàu” của hợp tác Nga-Hungary trong lĩnh vực năng lượng, nơi mà “Nga đang cung cấp các khoản vay ưu đãi”, đồng thời việc mở rộng cũng sẽ tạo ra việc làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hungary.
Ông Stanislavov nói thêm rằng các lệnh trừng phạt của EU, mà Hungary cũng đã đồng ý, “không giúp tạo điều kiện thuận lợi cho dự án Paks 2″ và cần có một số điều chỉnh trong bối cảnh tình hình mới, vì đây là lợi ích chung của cả phía Nga và Hungary.
Đại sứ Nga lưu ý rằng Hungary trên thực tế sẽ bị tê liệt nếu các nguồn cung của Nga bị cắt ngay lập tức: 85% nhu cầu khí đốt tự nhiên và 55% nhu cầu dầu của nước này được nhập khẩu từ Nga. Nhà máy hạt nhân Paks sản xuất 52% nhu cầu năng lượng của Hungary, do đó giúp đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình của Hungary.
Dự án Paks 2 được công bố vào năm 2014 và được coi là dấu hiệu của mối quan hệ nồng ấm giữa Thủ tướng Hungary Viktor Orban với Tổng thống Nga. Vladimir Putin.
Thủ tướng Hungary Orban, người đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ tư liên tiếp trong cuộc bầu cử hôm 3/4, nói trong một cuộc họp báo rằng Budapest muốn củng cố liên minh phương Tây, vì tương lai của Hungary là ở EU và NATO.
Nhưng ông Orban cũng cho biết Hungary đã sẵn sàng thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp, phá vỡ sự đoàn kết trong EU vốn đang tìm kiếm một mặt trận thống nhất để phản đối yêu cầu thanh toán bằng đồng nội tệ của Nga.
Hungary đề xuất làm trung gian hòa đàm giữa Nga và Ukraine
Chính phủ Hungary ngày 25/2 cho biết nước này đã đề xuất trở thành quốc gia trung gian trong cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine liên quan tình hình căng thẳng hiện nay.
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Ngoại trưởng Peter Szijjarto, ông đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov và trợ lý của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - ông Andriy Yermak - bàn về vấn đề này.
Trong một video được đăng trên Facebook, Ngoại trưởng Peter Szijjarto nêu rõ thủ đô Budapest của Hungary "là một địa điểm an toàn cho cả hai phái đoàn đàm phán của Nga và Ukraine". Ông đồng thời cho biết cả Moskva và Kiev "đều không từ chối (đề xuất này), cả hai đều bày tỏ sự cảm ơn và đang xem xét lời đề nghị" của Hungary. Ngoại trưởng Peter Szijjarto hy vọng rằng "trong vài giờ hoặc vài ngày tới các bên sẽ đạt được sự nhất trí về việc xúc tiến các cuộc đàm phán".
Hungary là nước thành viên của cả Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Quốc gia này cũng có mối quan hệ song phương tốt đẹp với chính phủ của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh, trước đó cùng ngày, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Putin đã sẵn sàng cử một phái đoàn của Nga tới Belarus để đàm phán với Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nêu rõ Moskva "không có ý định chiếm đóng Ukraine", đồng thời khẳng định luôn sẵn sàng đối thoại với điều kiện lực lượng vũ trang của Ukraine "giải giáp vũ khí".
Mặc dù vậy, Mỹ đã ngay lập tức bác bỏ đề nghị này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nêu quan điểm của Washington rằng những đề xuất đàm phán trong bối cảnh giao tranh đang diễn ra không phải là "con đường ngoại giao thực sự ".
Trong một diễn biến liên quan, Mỹ ngày 25/2 tuyên bố sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tổng thống Nga Putin và Ngoại trưởng Nga Lavrov, liên quan tình hình căng thẳng hiện nay tại Ukraine. Theo Thư ký báo chí của Nhà Trắng Jen Psaki, lệnh cấm đi lại sẽ một phần trong các biện pháp trừng phạt này.
Trước đó, EU, Anh và Canada cũng thông báo về các lệnh trừng phạt tương tự nhằm vào Nga. Riêng tại EU, đây đã là gói trừng phạt thứ hai đối với Nga được thông qua trong tuần này. Các lệnh trừng phạt trên tác động đến lĩnh vực tài chính, năng lượng và vận tải của Nga, đồng thời hạn chế khả năng công dân Nga lưu trữ lượng lớn tiền mặt trong các ngân hàng tại EU. Ngoài ra, lệnh trừng phạt cũng nối dài danh sách các công dân Nga bị cấm nhập cảnh và bị phong tỏa tài sản ở EU.
Đáp lại những diễn biến trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết các lệnh trừng phạt trên "là minh chứng về sự bất lực hoàn toàn trong chính sách đối ngoại" của phương Tây, đồng thời cảnh báo rằng sự việc "đã gần tới mức không thể quay lại như lúc đầu".
Căng thẳng quan hệ Hungary và Ukraine Ngày 28/9, Ukraine và Hungary đã triệu đại sứ của nhau để phản đối thỏa thuận cung cấp khí đốt dài hạn giữa Nga và Hungary vừa ký một ngày trước đó mà Ukraine cho là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của nước này. Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tại một cuộc họp báo ở Budapest. Ảnh tư liệu:...