Hungary lo ngại gói trừng phạt thứ 10 của EU nhằm vào Nga
Các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào năng lượng hạt nhân của Nga sẽ gây phương hại đến lợi ích của Hungary, do vậy EU không nên thúc đẩy các biện pháp trừng phạt này.
Quang cảnh bên ngoài nhà máy điện hạt nhân Paks ở Paks, Hungary. Ảnh: SKODA/TTXVN
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto ngày 23/2 đã đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh các quốc gia thành viên EU đang chuẩn bị gói trừng phạt thứ 10 nhằm vào Nga.
Hungary vốn mua phần lớn năng lượng từ Nga, có kế hoạch mở rộng nhà máy điện hạt nhân ở thị trấn Paks, trong đó có 2 lò phản ứng VVER với mỗi lò có công suất 1,2 gigawatt do Tập đoàn Năng lượng nguyên tử Rosatom của Nga xây dựng, để hỗ trợ cho 4 lò hiện đang hoạt động.
Hungary đã phản đối đưa điện hạt nhân vào các biện pháp trừng phạt của EU nhằm vào Nga. Theo các nhà ngoại giao EU, khối này sắp tiến gần đến gói trừng phạt thứ 10 nhằm vào Nga và chính phủ các nước EU hy vọng đạt được thỏa thuận về gói trừng phạt mới nhất này vào ngày 23/2 nếu có thể giải quyết bất đồng về lệnh cấm nhập khẩu cao su và kim cương Nga. Các nhà ngoại giao EU cho biết gói trừng phạt mới nhất sẽ không bao gồm trừng phạt năng lượng hạt nhân của Nga, cũng như không đưa Tập đoàn Rosatom vào danh sách trừng phạt vì một số nước châu Âu, trong đó có Pháp, vẫn mua uranium của Nga để vận hành các lò phản ứng của các nước này.
Theo Ngoại trưởng Szijjarto, Hungary đã tích cực vận động hành lang để Tập đoàn Rosatom hoặc các quan chức tập đoàn này không nằm trong các biện pháp trừng phạt của EU. Ông nhấn mạnh: “Bất kỳ biện pháp trừng phạt nào nhằm vào năng lượng hạt nhân hay Tập đoàn Rosatom (của Nga) sẽ gây phương hại cho lợi ích dân tộc cơ bản của Hungary”.
Ngoại trưởng Hungary cho biết dự án hạt nhân trị giá 12,5 tỷ euro (13,29 tỷ USD) này của Hungary đã được trao cho Tập đoàn Rosatom vào năm 2014. Nếu hoàn thành, hai lò phản ứng mới sẽ nâng mức công suất nhà máy điện hạt nhân Paks đáp ứng nhu cầu điện của Hungary lên 70% so với mức khoảng hơn 30% hiện nay. Ông Szijjarto nhấn mạnh dự án này là một phần quan trọng trong an ninh năng lượng lâu dài của Hungary.
Hungary phản đối trừng phạt Tập đoàn năng lượng nguyên tử Rosatom của Nga
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjártó ngày 22/2 tuyên bố nước này sẽ ngăn chặn các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga (Rosatom), cũng như ban lãnh đạo của tập đoàn này.
Phóng viên TTXVN tại Đông Âu dẫn phát biểu của Ngoại trưởng Hungary tại buổi họp báo ở thủ đô Budapest sau cuộc gặp Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi, bày tỏ: "Chúng ta phải có hành động quyết đoán chống lại việc đưa Rosatom và các quan chức của tập đoàn này vào danh sách trừng phạt, bởi vì biện pháp trừng phạt đối với năng lượng hạt nhân hoặc Rosatom sẽ gây tổn hại đến lợi ích quốc gia cơ bản của Hungary".
Theo ông Szijjártó, EU vẫn đang thảo luận về gói trừng phạt thứ 10, trong đó, một số quốc gia thành viên đã đề xuất trừng phạt các doanh nghiệp và tổ chức trong ngành công nghiệp hạt nhân của Nga.
Ngoại trưởng Hungary cho rằng các biện pháp trừng phạt đối với Rosatom sẽ gây ra mối đe dọa đối với an ninh hạt nhân toàn cầu, vì tập đoàn này là một trong những thành tố then chốt trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân trên toàn thế giới và cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân ở nhiều quốc gia.
Tại Hungary, nhà máy điện hạt nhân Paks đang hoạt động, được xây dựng theo công nghệ của Liên Xô và sử dụng nhiên liệu hạt nhân của Nga. Nhà máy này cung cấp một nửa sản lượng điện và đáp ứng 1/3 lượng điện tiêu thụ ở Hungary. Paks có 4 tổ máy đang hoạt động, sử dụng lò phản ứng VVER-440. Hungary đang chuẩn bị xây dựng các cơ sở giai đoạn 2 theo thiết kế của Rosatom. Chính phủ Hungary kỳ vọng sau khi đưa vào vận hành 2 lò phản ứng hạt nhân VVER-1200 mới, công suất của nhà máy sẽ tăng từ 2.000 MW hiện tại lên 4.400 MW.
Hungary cam kết duy trì quan hệ với Nga, cáo buộc EU kéo dài cuộc xung đột ở Ukraine Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết việc cắt đứt quan hệ với Nga sẽ không phục vụ lợi ích quốc gia của nước này. Hungary phụ thuộc rất nhiều vào Nga về nhu cầu năng lượng. Thủ tướng Hungary Orban phát biểu về an ninh tại Budapest. Ảnh: hungarytoday.hu Theo báo Deutsche Welle (Đức) ngày 19/2, đi ngược lại nghị quyết của...