Hungary hối thúc người dân tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19
Ngày 26/11, Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố nước này cần tăng số người được tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 để khống chế số ca lây nhiễm hiện nay.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Budapest, Hungary, ngày 12/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu trên đài phát thanh quốc gia, Thủ tướng Orban nêu rõ trong bối cảnh số ca nhiễm mới tăng mạnh, chính phủ cần mở rộng chiến dịch tiêm phòng đặc biệt sang tuần tới, giúp người dân tiếp cận vaccine mà không cần đăng ký trước. Ông cho rằng nếu việc tiêm vaccine có thể giúp kiềm chế sự lây lan của virus SARS-CoV-2, thì chính phủ sẽ không cần phải áp đặt các biện pháp phong tỏa. Chính phủ sẽ giúp các bậc phụ huynh tiếp cận vaccine, nếu họ muốn tiêm phòng cho con em trong độ tuổi từ 5-11. Hiện Hungary đã đặt mua 2 triệu liều vaccine dùng cho mục đích này, với lô hàng đầu tiên dự kiến sẽ đến nước này vào tháng tới.
Trước đó một ngày, Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê chuẩn việc sử dụng vaccine của Pfizer/ BioNTech để tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 5-11.
Video đang HOT
Tỷ lệ tiêm phòng COVID-19 tại Hungary hiện khá thấp so với mức trung bình của Liên minh châu Âu (EU). Tính đến ngày 25/11, chỉ có 5,81 triệu người, chưa đến 60% dân số Hungary, được tiêm phòng đầy đủ. Số người đã tiêm mũi tăng cường là 2,15 triệu người. Vào ngày 24/11, Hungary đã ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất theo ngày là 12.637 ca. Trong bối cảnh dịch bệnh lây lan nhanh chóng, Hungary đã bắt buộc các nhân viên y tế phải tiêm mũi tăng cường và yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang tại phần lớn các khu vực có không gian kín.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến ngày 26/11, Hungary có tổng cộng hơn 1 triệu ca nhiễm và hơn 33.700 ca tử vong do COVID-19.
* Cùng ngày, Bộ Y tế Séc cho biết nước này đã ghi nhận 27.717 ca mắc COVID-19 mới trong ngày 25/11, mức cao nhất theo ngày kể từ khi dịch bùng phát. Đây là lần thứ ba trong vòng 7 ngày, Séc có số ca nhiễm mới cao nhất theo ngày.
Tốc độ lây nhiễm tại Séc đang gia tăng khi chỉ trong 7 ngày, nước này đã ghi nhận thêm 131.731 ca nhiễm mới, cao hơn nhiều so với con số 73.200 ca nhiễm mới trong cả tháng 10 vừa qua.
Trong nỗ lực nhằm kiểm soát tỷ lệ lây nhiễm thuộc hàng cao nhất thế giới, Chính phủ Séc đã yêu cầu quán bar và câu lạc bộ phải đóng cửa vào lúc 22h và cấm các chợ Giáng sinh hoạt động.
Tính đến ngày 26/11, Séc có tổng cộng hơn 2 triệu ca nhiễm và 32.643 ca tử vong do COVID-19.
'Lỗ hổng' khiến châu Âu là tâm dịch trở lại
Ngày 24/11, Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) dự báo diễn biến dịch COVID-19 tại các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ xấu đi nếu những quốc gia này không nhanh chóng triển khai biện pháp ứng phó với số ca mắc mới gia tăng.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở Budapest, Hungary ngày 27/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, ECDC cho biết dựa trên biểu đồ mô phỏng của cơ quan này, hệ thống y tế tại các nước EU và Khu vực kinh tế châu Âu (EEA -gồm 27 nước EU cùng với Na Uy, Liechtenstein và Iceland) sẽ đối mặt với sức ép rất lớn trong tháng 12/2021-1/2022 nếu không có biện pháp y tế và nâng cao tỷ lệ tiêm chủng trên toàn dân.
Ước tính, chưa tới 70% dân số tại EU và EEA đã tiêm đủ liều, trong khi tỷ lệ tiêm giữa các nước chưa đồng đều, tạo lỗ hổng về miễn dịch khiến virus SARS-CoV-2 lan mạnh. Ví dụ, tỷ lệ tiêm đủ liều tại Bulgaria là 24,2%, chênh lệch đáng kể so với mức 86,7% của Bồ Đào Nha. Giám đốc ECDC Andrea Ammon nhấn mạnh các biện pháp mà các quốc gia châu Âu cần nhanh chóng triển khai ngay gồm thu hẹp khoảng cách về tiêm chủng, tiêm mũi tăng cường cho người trưởng thành và tái áp đặt các biện pháp kiểm soát. Bà Ammon còn nhấn mạnh đến việc ưu tiên tiêm mũi tăng cường cho người trên 40 tuổi.
ECDC đưa ra cảnh báo trên chỉ một ngày sau khi Tổ chức y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu cảnh báo các nước "Lục địa già" và khu vực Trung Á có thể ghi nhận thêm 700.000 ca tử vong do COVID-19 vào tháng 3 tới. Theo thống kê của AFP, với hơn 2,5 triệu ca mắc mới và gần 30.000 ca tử vong trên thế giới trong tuần trước, châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do dịch bệnh.
Số ca mắc mới và tử vong tập trung nhiều tại những nước có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất khu vực, ở Trung và Đông Âu. Việc châu Âu trở lại thành điểm nóng của dịch bệnh đã buộc một số quốc gia tái áp đặt các biện pháp kiểm soát dịch, thậm chí Đức, Áo và Italy đã ban hành các quy định hạn chế đối với những đối tượng chưa tiêm chủng.
Căng thẳng quan hệ Hungary và Ukraine Ngày 28/9, Ukraine và Hungary đã triệu đại sứ của nhau để phản đối thỏa thuận cung cấp khí đốt dài hạn giữa Nga và Hungary vừa ký một ngày trước đó mà Ukraine cho là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của nước này. Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tại một cuộc họp báo ở Budapest. Ảnh tư liệu:...